Vai trò của sách giáo khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học bằng bài toán nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 48)

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học môn Sinh học bằng bài toán nhận

1.5.5. Vai trò của sách giáo khoa

Sách giáo khoa là nơi cung cấp, truyền đạt kiến thức cho học sinh giúp học sinh lĩnh hội, vận dụng vào đời sống, giúp phát triển các kĩ năng và phương pháp chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh. Do vậy, sách giáo khoa có chức năng củng cố các hiểu biết, giáo dục văn hóa xã hội, là cơng cụ giúp học sinh tham khảo, tìm ra nội dung kiến thức mình quan tâm.

Đối với giáo viên, sách giáo khoa cung cấp thông tin cần thiết, bổ trợ nội dung bài giảng, giúp đỡ việc dạy và quản lí lớp học, hỗ trợ tích cực việc tổ chức giờ học trên lớp của giáo viên.

1.5.6. Vai trị quản lí của hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn

Đối với hiệu trưởng: là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của nhà trường, là người tổ chức trong thực tiễn do vậy đóng vai trị quan trọng bậc nhất trong nhà trường. Vì vậy, người Hiệu trưởng phải có khả năng điều phối hoạt động, tập hợp mọi người tạo nên quyết tâm cao và phát huy sức mạnh của tập thể nhằm tạo nên một tổ chức biết học hỏi và là một cộng đồng phát triển nghề nghiệp

Đối với tổ trưởng chuyên môn, là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên, do vậy cần sát sao trong hoạt động giảng dạy, đồng thời tạo bầu khơng khí trong tổ chun mơn thoải mái, cởi mở, môi trường làm việc thân thiện giúp giáo viên phát huy hết khả năng của bản thân.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu tài liệu về một số khái niệm cơ bản và những vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động dạy học bằng bài toán nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Ba, Phú Thọ cho phép rút ra những kết luận sau đây:

Hoạt động dạy học là một tập hợp hoàn chỉnh gồm các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, và kết quả dạy học. Hoạt động dạy học đóng vai trị quan trọng để hồn thành mục tiêu giáo dục tồn diện của nhà trường phổ thơng qua đó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thống các tác động của nhà quản lý một cách có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật tới khách thể quản lý trong quá trình dạy học mà từ việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm hoàn thành được mục tiêu dạy học trong điều kiện các yếu tố ảnh hưởng tới nhà trường luôn biến động.

Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT là quá trình người CBQL trong trường THPT hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu dạy học bậc THPT đã đề ra.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT gồm có: Các yếu tố khách quan với cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, các điều kiện về CSVC - TBDH phục vụ cho hoạt động dạy học, sự quan tâm của gia đình và cộng đồng xã hội; các yếu tố chủ quan đó là năng lực, phẩm chất của CBQL, của GV và HS trong nhà trường.

Bối cảnh đổi mới giáo dục đòi hỏi việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT phải đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THANH BA,

TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Ba

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Ba đã đánh giá sát tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, do tác động của suy thoái kinh tế, sức ép lạm phát khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình đó, huyện đã có nhiều chính sách và các biện pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp và thực hiện kịp thời công tác khuyến công nên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, xây dựng của huyện có bước phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,7%. Hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại ổn định và ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong huyện. Đặc biệt, phát triển nông, lâm nghiệp – thủy sản luôn được huyện quan tâm và coi đó là lĩnh vực quan trọng. Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển chương trình nơng nghiệp trọng điểm, đồng thời chỉ đạo rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản và phát triển các vùng nguyên liệu; chú trọng mở rộng diện tích lúa lai chất lượng cao và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Nhờ đó, 5 năm qua, sản xuất nơng, lâm nghiệp – thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm theo giá trị tăng thêm đạt 5,71%; năng suất cây lương thực bình quân đạt 53 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực bình

quân đạt 42.700 tấn/năm. Hơn thế, mơ hình cánh đồng mẫu lớn được triển khai ở Thanh Ba đã mang lại hiệu quả tích cực. Đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài để đưa sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa.

Giai đoạn 2010 – 2015, huyện Thanh Ba đã xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng, thủy lợi, kiên cố hóa trường học là 1 trong 3 khâu đột phá, do đó, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông. Hiện tỷ lệ cứng hóa đường giao thơng của huyện là 53,8%. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường, lớp học, các thiết chế văn hóa, các dự án điện nơng thơn được đầu tư xây dựng, tu bổ phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện. Tổng số vốn đầu tư trong 5 năm qua là 5.735 tỷ đồng (tăng 3.413 tỷ so với nhiệm kỳ trước). Nhờ tích cực huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, sau 5 năm triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới, trung bình huyện đạt 11,1 tiêu chí, tăng 6 tiêu chí so với năm 2010. Trong đó, xã Đơng Thành đã được cơng nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Phấn đấu trong năm 2015, huyện Thanh Ba có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Song song với những thành tựu về kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội của huyện cũng có bước phát triển khá. Quy mơ, mạng lưới trường, lớp học được duy trì ổn định. Hằng năm, tồn bộ học sinh hồn thành chương trình tiểu học, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và tăng cường, chất lượng khám chữa bệnh ngày một tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe cho bà con nhân dân trên địa bàn. Các chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được quan tâm và đạt kết quả tốt. Trong 5 năm, đã có hơn 10.000 lượt lao động được giải quyết việc làm, trong đó xuất khẩu hơn 1.000 lao động, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Có thể khẳng định, những kết quả về kinh tế - xã hội của Thanh Ba đã thể hiện năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ qua. Trong quá

trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đề ra, Đảng bộ huyện luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao trình độ chun mơn và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ 2010 – 2015 đã cử 16 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị, 345 cán bộ đi học trung cấp lý luận chính trị, 5 cán bộ đi học cao học… Toàn Đảng bộ hiện có 6.800 đảng viên sinh hoạt tại 48 chi, Đảng bộ cơ sở. Trung bình hằng năm có trên 75% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh, khơng có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục

2.1.2.1. ội ngũ CBQL – GV

Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Ba có những bước phát triển cả về quy mô, chất lượng và cơ sở vật chất.

Đội ngũ cán bộ , giáo viên được chuẩn hố, trình độ chun mơn nghiệp vụ được nâng cao. Công tác bồi dưỡng CBQL, GV được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với đối tượng. Sở GD và ĐT cũng tạo điều kiện cho GV đi đào tạo chuẩn hoá và trên chuẩn.

2.1.2.2. C sở vật hất, quy mô tr ờng, p

Cơ sở vật chất của các trường từng ngày được bổ sung các trang thiết bị hiện đại, cảnh quan được xây dựng khoa học, xanh mát. Tất cả các phòng học đã được nâng cấp và đang hướng tới chuẩn hoá, hiện đại hoá; năm học 2015- 2016 đã được xây dựng mới, sửa chữa một số phòng học đã cũ, xây mới nhà điều hành, cải tạo phòng truyền thống, phịng máy tính, mua thêm các hóa chất, dụng cụ, tranh ảnh phục vụ các môn học thực nghiện,...

Hiện nay 2 trường THPT trong huyện đã được trang bị phịng máy vi tính để tăng cường dạy môn tin học và hướng nghiệp dạy nghề trong nhà trường, phòng học ngoại ngữ. Tuy nhiên việc sử dụng phòng máy cũng như các trang thiết bị hỗ trợ trong dạy và học chưa thực sự hiệu quả.

2.1.2.3. Vài nét về tr ờng HP h nh B , huy n h nh B , tỉnh Phú họ

Tháng 11 năm 1965, Trường cấp III Thanh Ba (nay là trường THPT Thanh Ba) được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ. Năm học đầu tiên trường chỉ có 04 lớp (02 lớp 8, 02 lớp 9) với 224 học sinh và 15 thầy, cô giáo, cán bộ nhân viên. Ra đời giữa lúc đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bắn phá ác liệt Miền Bắc nên trường phải sơ tán nhiều nơi trong địa bàn hai xã Yên Nội và Ninh Dân. Sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước thống nhất trường trở về đóng trên địa bàn xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba cho đến nay. Trải qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, cơ sở vật chất ban đầu chỉ là mái nhà tranh, vách đất, đến nay trường đã khang trang đầy đủ khn viên thống đãng, sạch đẹp. Trường đã đào tạo gần 2 vạn học sinh có đủ tài, trí bổ sung nhân lực cho xã hội, ở các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương, nhiều thế hệ học sinh trưởng thành từ mái trường đã và đang đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật quân sự của đất nước. Tất cả các chỉ tiêu giáo dục đều ổn định ở mức cao và có bước phát triển so với những năm học trước. Trong những năm gần đây, Trường THPT Thanh Ba liên tục được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc và có nhiều thành tích nổi bật được khen thưởng. Năm học 2004 - 2005 trường được UBND tỉnh Phú Thọ tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối THPT, được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba. Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013 nhà trường liên tục được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và được Bộ giáo dục và đào tạo tặng bằng khen . Có thể thấy 48 năm một chặng đường đầy gian nan thử thách. Biết bao khó khăn đã vượt qua để xây dựng nên mái trường THPT Thanh Ba hiện nay. Với truyền thống của mình, thầy và trị trường THPT Thanh Ba, thế hệ hôm nay phát huy những thành quả đã đạt được.

2.1.2.4. Vài nét về tr ờng HP Y n Kh , huy n h nh B , tỉnh Phú họ

Trường THPT Yển Khê tuyển sinh trên địa bàn 8 xã miền núi của huyện Thanh Ba. Tỷ lệ học sinh con hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 40%;

học sinh con gia đình sống bằng nghề nơng chiếm 94%, đời sống kinh tế rất khó khăn nên việc chăm lo đầu tư cho con em học tập còn hạn chế. Là trường ra đời muộn hơn so với các trường trong khối THPT trên địa bàn huyện Thanh Ba, Trường THPT Yển Khê gặp nhiều khó khăn như một số bộ mơn thiếu giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học hạn chế. Đây chính là trở ngại trong việc thu hút học sinh khá, giỏi thi vào trường, dẫn đến chất lượng đầu vào một số năm thấp. Bên cạnh đó, một bộ phận cha mẹ học sinh, phải đi làm ăn xa để mưu sinh nên chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Năm năm trở về trước, trường THPT Yển Khê chỉ có 10 phịng học cấp 4, còn lại là khu đất trống, cỏ dại mọc đầy nằm chờ dự án đầu tư xây dựng. Sau đó, UBND tỉnh quyết định xây mới nhà hai tầng với 10 phịng học nhằm xóa bỏ tình trạng học 2 ca của thầy, trò Yển Khê. Cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho hoạt động dạy và học: phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế phòng hội đồng sư phạm, nhà ở cho cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng được tăng cường và nâng cấp. Để tạo điều kiện cho công tác giảng dạy, phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, trường đã làm tốt cơng tác xã hội hóa, mọi nguồn lực được huy động cho đầu tư cơ sở vật chất như mua sách tham khảo, mua mới bàn ghế, sửa nhà tập thể cho giáo viên, làm đường đi trong khuôn viên trường, xây mới tường rào để đảm bảo an ninh. Hiện trường có 50 máy vi tính, 7 máy chiếu… riêng nhà lớp học bộ môn đang tiếp tục xây dựng, cố gắng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm học mới. Tuy nhiên, để đạt trường chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất của trường còn thiếu rất nhiều hạng mục như thư viện, phòng học ngoại ngữ, kho thiết bị…

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông

2.2.1. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học

Thực trạng xác định mục tiêu dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Ba được thể hiện tại bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.1. Mức độ xác định mục tiêu dạy học

TT Tiêu chí Mức đánh giá (%) Tốt TB Yếu X Xếp thứ bậc

1 Nhận biết 36 (30) 69 (57,5) 15 (12,5) 120 1,22 1 2 Thông hiểu 35 (29,2) 65 (54,2) 20 (16,6) 120 1,13 2 3 Vận dụng 27 (22,5) 81 (67,5) 12 (10) 120 1,08 3 4 Vận dụng cao 21 (17,5) 75 (62,5) 24 (20) 120 1,02 4

Xác định mục tiêu dạy học ở mức “Nhận bi t” và “ hông hi u” tuy được các ý kiến đánh giá ở mức cao nhất trong các tiêu chí, song vẫn đạt ở mức trung bình . Thực trạng trên là do một số GV trong q trình giảng dạy HS cịn lơ là việc xác định mục tiêu của bài học, chưa chú trọng việc thực hiện mục tiêu bài học là hình thành cho các em những điều gì? Chưa quen với việc xác định mục tiêu một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng của từng bài học nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục chung của giáo dục THPT.

Xác định mục tiêu dạy học ở mức “Vận ng o” đạt mức thấp nhất. Nội dung này thể hiện tinh thần đổi mới dạy học trong bối cảnh hiện nay, chuyển từ dạy học truyền đạt kiến thức cho học sinh sang dạy học nhằm hình thành năng lực cho học sinh. Nhưng ở các trường THPT trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học bằng bài toán nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)