3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải được tổ chức hợp lý sao cho tác động có tính hệ thống đến tồn bộ các thành tố của hoạt động dạy học nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và hướng đích của quá trình này.
Hoạt động dạy học tồn tại như một hệ thống toàn vẹn, thống nhất biện chứng, gồm nhiều tầng bậc với các mối liên hệ đan xen. Các yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, người dạy, người học và kết quả dạy học. Ngồi ra mơi trường dạy học cũng được coi là một yếu tố nhưng là yếu tố bên ngoài. Mỗi yếu tố lại là một hệ thống độc lập tương đối.
Hoạt động dạy học ở trường THPT luôn gắn liền với mục tiêu dạy học được cụ thể hóa ở cấp học. Hiểu rõ và nắm vững được tương quan hệ thống thì biện pháp đề xuất mới phù hợp, mới có khả năng áp dụng và hiện thực hóa trong giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Ba nói riêng và các trường THPT trong tỉnh Phú THọ nói chung trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định định hướng chiến lược phát triển giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược giáo dục,
trong đó việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường là một trong những yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết. Tính thực tiễn của các biện pháp địi hỏi phải tìm các biện pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tận dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin), môi trường của các trường THPT, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, phải được áp dụng vào thực tiễn trong việc quản lý dạy học của các nhà trường một cách thuận lợi, có hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng quản lý, phù hợp với đối tượng GV và HS từng vùng miền.
Tính khả thi cịn được thể hiện ở khâu quản lý từ cấp độ vĩ mô cho đến cấp độ vi mơ đều có chung một mục tiêu, nội dung và chương trình giảng dạy. Xuất phát từ nhu cầu của quá trình dạy học - giáo dục mà các mối quan hệ hai chiều giữa tầng vĩ mơ - vi mơ từ đó làm nổi bật lên được tính thực tiễn của đề tài. Tính khả thi của các biện pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế của huyện Thanh Ba, phù hợp với sự phát triển KT - XH của huyện Thanh Ba. Các biện pháp phải được tổ chức áp dụng một cách rộng rãi, được điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện đáp ứng phạm vi áp dụng rộng lớn hơn.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả
Thiết thực là việc chúng ta cần quan tâm đến kết quả thực tế của quá trình quản lý mang lại, đồng thời kết quả đó vừa sát hợp với yêu cầu thực tiễn vừa khơng lãng phí, mang tính hình thức.
Hiệu quả là nói tới kết quả quản lý mang lại trên chi phí bỏ ra khi chúng ta thực hiện hoạt động quản lý. Như vậy quản lý cần có hiệu quả cao, để được như vậy cần có mục tiêu rõ ràng, cụ thể và lượng hóa được các chỉ tiêu về kết quả cần đạt được.
Như vậy, thiết thực sẽ gắn liền với hiệu quả, đạt được hiệu quả có nghĩa có tính thiết thực, ngược lại thiết thực địi hỏi quản lý cần có hiệu quả.
Cụ thể, đây là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản lý nhằm đảo bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả về mơi trường. Địi hỏi nhà quản lý cần có quan điểm coi trọng hiệu quả, dẫn tới làm gì cũng phải có tính thiết thực, khơng lãng phí, chạy theo phong trào, nói sng. Nhà quản lý cần sắp xếp công việc hợp lý, tuần tự nhằm ưu tiên về thời gian, chi phí để có biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu công việc và với khả năng của tổ chức để khơng lãng phí thời gian và chi phí vào một số việc khơng cần thiết từ đó tiết kiệm cơng sức, thời gian, tiền của.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Để các biện pháp mới sẽ được thực hiện một cách đồng bộ, phát huy được hết thế mạnh của từng biện pháp và sự tương hỗ giữa các biện pháp với nhau, người nghiên cứu cần phải xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp... vì thế, các biện pháp QL công tác CNL được đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ để khi thực hiện có hiệu quả.
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học bằng bài toán nhận thức theo hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng