Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học bằng bài toán nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 79 - 81)

Để phát huy được hiệu quả của các biện pháp quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học bằng bài toán nhận thức theo hướng phát triển năng lực ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, CBQL nhà trường cần phải thấy được mối quan hệ mật thiết giữa các biện pháp, thấy được sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Với 6 nhóm biện pháp quản lý mà chúng tơi đề xuất ở trên, mỗi biện pháp có thế mạnh, có sự cần thiết nhất định trong q trình bồi dưỡng cho CBQL các trường THPT. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì khơng nên xem nhẹ biện pháp nào, khơng được thực hiện riêng biệt, tách rời các biện pháp nêu trên mà phải thực hiện một cách đồng bộ. Vì chúng có sự gắn kết, quan hệ ràng buộc mật thiết với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong q trình quản lý nhà trường. Có thể mơ hình hóa chúng bằng sơ đồ như sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ lơ - gic sau đây:

Biện pháp 1: nhằm tổ chức bồi dưỡng GV tăng vốn hiểu biết và xu hướng phát triển các phương pháp dạy học đáp ứng múc tiêu phát triển năng lực người học trong thế giới khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão với tốc độ tăng gấp đôi theo chu kỳ 4 – 5 năm.

Biện pháp 2: là kịch bản để thực hiện quản lý các hoạt động cụ thể tập trung vào nâng cao năng lực dạy học bằng BTNT cho học sinh.

Biện pháp 3,4,5 là quản lý để thực hiện biện pháp 1,2.

Biện pháp 6 nhằm đánh giá hiệu quả của biện pháp 1,2,3,4,5.

Các biện pháp

Chủ thể CBQL

Mục tiêu đào tạo Chất lƣợng quản lý Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 6 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 5

Như vậy 6 biện pháp có quan hệ phản ánh lơ - gic của một quá trình hướng tới mục tiêu phát triển năng lực dạy học của GV theo hướng phát triển năng lực, mà BTNT là một cơng cụ quan trọng, tích hợp ở đó nhiều phương pháp, biện pháp dạy học khác. Về lô - gic, mỗi biện pháp có giá trị như một mắt xích của một q trình quản lý có tính hệ thống chặt chẽ. Tuy nhiên biện pháp tổ chức nghiên cứu bài học (biện pháp 5) có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh lý thuyết quản lý giáo dục dựa vào nhà trường, kết hợp với xây dựng cộng đồng phát triển nghề nghiệp giáo viên trong mỗi nhà trường đang được vận dụng phổ biến, có hiệu quả ở các nước tiên tiến trên thế giới. Nghiên cứu bài học là một trong các hoạt động hiện thực hóa giải pháp xây dựng tổ chức biết học hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học bằng bài toán nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 79 - 81)