2.5 .Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Vật lý
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy họ cở trường Trung học phổ
3.2.2. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên vật lý
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên Vật lý, giúp họ thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới
78
phương pháp dạy học; đưa giáo viên tiếp cận với quan điểm giáo dục hiện đại là lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong giờ học; đề xuất cải tiến quy trình, nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới phương pháp.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
* Quản lý việc xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học
Trên cơ sở kế hoạch chung, dựa vào sự phân công của nhà trường, của tổ chuyên môn, hiệu trưởng cần yêu cầu mỗi giáo viên vật lý phải xây dựng kế hoạch cá nhân về đổi mới phương pháp dạy học. Kế hoạch đó phải được tổ trưởng, ban giám hiệu giám sát, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Kế hoạch cần ghi cụ thể các nội dung như soạn giáo án, lên lớp, dự giờ, thao giảng, chấm chữa bài, tự bồi dưỡng…; trong từng nội dung cần nhấn mạnhu các vấn đề cần đổi mới.
* Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Chỉ đạo thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường giao tiếp thầy trò, giúp học sinh suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Để có một tiết học mà hoạt động học tập của học sinh chiếm tỷ trọng bằng hoặc cao hơn so với hoạt động của giáo viên, về mặt thời gian cũng như cường đọ làm việc ở trên lớp thì khâu soạn bài và chuẩn bị bài cho tiết dạy của giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và cơng sức. Trên cơ sở hình dung ra các hoạt động của học sinh trong giờ học (quan sát, thực hành, thí nghiệm, tranh luận các vấn đề đặt ra…) giáo viên có thể chuẩn bị các phiếu học tập, hay phiếu làm việc để tổ chức cho học sinh thực hiện. Đây là những giấy có in sẵn nhiệm vụ cụ thể, yêu cầu học sinh thực hiện trong một thời gian ngắn, nhằm hình thành một kiến thức, tập rượt một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy, hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề.
79
Tăng cường kiểm tra của tổ chuyên môn, của ban giám hiệu đối với việc sinh hoạt chuyên môn, soạn giáo án theo tinh thần đổi mới, sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại.
Mặt khác, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giờ lên lớp theo hướng đổi mới phương pháp dạy học: Nó khơng chỉ đơn thuần là truyền thụ tri thức cho học sinh mà còn hướng dẫn cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Học sinh – chủ thể của hoạt động học – được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, hướng dẫn, thơng qua đó, học sinh tự lực khám phá những vấn đề chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn. Học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế để trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề thơng q đó giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy quản lý giờ lên lớp hiện nay cần yêu cầu giáo viên chuyển từ việc dạy kiến thức sang dạy phương pháp học tập cho học sinh, từ phương pháp dạy học tái hiện sang dạy tái tạo.
Nếu trong phương pháp dạy học truyền thống thầy giáo truyền thụ kiến thức cho học sinh thoe kiểu “giảng bài” thì trong phương pháp dạy học mới, thầy giáo phải là người chỉ đạo tổ chức các hoạt động học, hướng dẫn, gợi mở, đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề, tổ chức học sinh thực hành, thảo luận, nhập vai, tự nghiên cứu để giải quyết vấn đề. Đó là sự hợp tác cùng nhau, hoạt động cùng nhau của thầy và trò, tạo được sự tương tác tâm lý, tình cảm thầy – trị, trị – trị, thể hiện mối quan hệ trí tuệ - tâm hồn – tư duy – cảm súc trong giờ học. Điều này chỉ có thể cảm nhận trực tiếp khi dự giờ mà khó định lượng khi dánh giá giờ học.
* Kiểm tra giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới phương pháp; tổ chức học tập, thảo luận tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy theo hướng đổi mới mà nhà trường đã xây dựng và ban hành; tạo mọi điều kiện về phương tiện dạy học hỗ trợ cho việc lên lớp đạt hiệu quả.
80
- Đổi mới việc dự giờ: Ngoài việc quy định số tiết cần dự trong tưng học kỳ, từng năm học, việc tổ chức dự giờ cần có mục đích, u cầu rõ ràng về nội dung và phương pháp (dự giờ có chỉ đạo). Tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ thoe chuyên đề đổi mới phương pháp, đánh giá, rút kinh nghiệm, so sánh kết quả sau mỗi đợt dự giờ, sau từng kỳ, từng năm học.
- Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Tổ chức học tập, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế kiểm tra, cho điểm, xếp loại, đánh giá học sinh. Thành lập ngân hàng đề, tổ chức kiểm tra đồng loạt theo đề chung, được rút ra ngẫu nhiên từ ngân hàng đề, đổi chóe giáo viên coi kiểm tra, đảm bảo chất lượng và tính khách quan trong kiểm tra đánh giá giáo viên. Hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên học tập đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo các yêu cầu sau:
Đổi mới nội dung kiểm tra: Theo hướng đổi mới phương pháp, việc kiểm tra không dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải chú trọng đúng mức việc kiểm tra năng lực độc lập, sáng taọ của học sinh, đồng thời cần chú ý đến tính phổ thơng đại trà và tính phân hóa học tập của học sinh.
Đổi mới hình thức kiển tra: Hiệu trưởng cần khuyến khích giáo viên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau, nhiều dạng đề kiểm tra khác nhau như trắc nghiẹm khác quan, tự luận, hay kết hợp các hình thức trên. Trong tương lai gần, với sự giúp đỡ của các thiết bị kỹ thuật, việc kiểm tra đánh giá sẽ khơng cịn là một cơng việc năng nhọc đối với giáo viên, hơn nữa họ có được các thơng tin nhanh chóng kịp thời để điều chỉnh hoạt động dạy và chỉ đạo hoạt động học. Vì vậy, vấn đề cần thiết là hiệu trưởng cần hướng dẫn, tổ chức giáo viên thực hành về các hình thức kiểm tra mới, trang bị phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh.
Đổi mới khâu chấm, chữa bài, đánh giá chất lượng học sinh: Lâu nay, quan niệm về đánh giá còn phiến diện. Giáo viên giữ vị trí độc tơn trong đánh
81
giá, học sinh thụ động tiếp nhận sự đánh giá từ phía giáo viên. Trong dạy học theo hướng đổi mới, khi coi việc rèn luyện phương pháp tụe học cho học sinh là mục tiêu dạy học thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Trong kiểm tra hàng ngày, giáo viên phải tạo điều kiện để cho học sinh tham gia tự đánh giá lẫn nhau, cho phép học sinh tự chấm bài của mình và của bạn. Trong các đợt kiểm tra khảo sát cuối kỳ, cuối năm của nhà trường phải tổ chức chấm bài độc lập, mã hóa bài kiểm tra (làm phách), đổi chéo giáo viên khi chấm để đảm bảo tính khách quan, công bằng, nghiêm túc trong đánh giá chất lượng học sinh cũng như chất lượng giáo viên; khắc phục tình trạng gian lận, vụ lợi trong kiểm tra, thi cử, xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp gian lận, thiếu trung thực, chạy theo thành tích.
Đó là những nội dung cơ bản nhất của công việc đổi mới phương pahps dạy học trong nhà trường phổ thơng nói chung và mơn Vật lý nói riêng. Nhưng trong thực tế hiện nay đang tồn tại một mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhu cầu cần đổi mới phương pháp dạy học với khả năng thực hiện của mỗi giáo viên và điều kiện thực tế của mỗi nhà trường. Vì vậy, để tạo động lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học, vấn đề đầu tiên của hiệu trưởng là cần bồi dưỡng và rèn luyện cho giáo viên Vật lý các kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học. Trước mắt, bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể bồi dưỡng ngay, kèm cặp tại chỗ về các kỹ năng cụ thể sau đây:
- Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng soạn bài theo hướng thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống các thao tác thực hành, tổ chức thảo luận, học tập theo nhóm…cho học sinh hoạt động, phù hợp với đặc trưng bộ môn vật lý.
- Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng dạy học trên lớp: Kỹ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thực hành, thí nghiệm, kỹ năng ra đề kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm.
82
- Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng chung mang tính cơng cụ như kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, kỹ năng sử dụng các phần mềm trên máy tính, kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng, các kỹ năng làm việc hợp tác thoe nhóm trên mạng, kỹ năng nghiên cứu tài liệu tham khảo, các kỹ năng về ngoại ngữ…
- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp tự học, tự nghiện cứu, tự bồi dưỡng, tạo điều kiện về thời gian, tài liệu và định hướng vấn đề cần nghiên cứu một cách thiết thực.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện:
- Cung cấp đầy đủ văn bản, quy định, các tài liệu của Bộ, Ngành phục vụ công tác đổi mới dạy học của giáo viên.
- Ban giám hiệu tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học.
- Đảm bảo đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học giúp giáo viên có điều kiện phát huy tối đa khả năng chun mơn của mình.
- Quan tâm, khuyến khích, động viên kịp thời, tạo mơi trường thuận lợi cho công tác giảng dạy và làm việc cho cán bộ, giáo viên.