Tiến hành bồi dưỡng giáo viên thôngqua hoạt động của tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở trong trường trung học phổ thông nguyễn viết xuân tỉnh vĩnh phúc (Trang 89 - 92)

2.5 .Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Vật lý

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy họ cở trường Trung học phổ

3.2.5. Tiến hành bồi dưỡng giáo viên thôngqua hoạt động của tổ

môn Vật Lý

3.1.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chuyên môn Vật lý trong việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên Vật lý.

3.1.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Tổ chuyên môn Vật lý là nơi tập hợp tất cả nhân lực giảng dạy của môn học. Nó là nơi triển khai, thực hiện mọi chủ trương về chuyên môn của cấp trên, đồng thời là đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động của giáo viên. Nếu tổ chuyên môn hoạt động kém hiệu quả thì tất yếu hiệu trưởng sẽ khơng kiểm sốt được chất lượng chun mơn của giáo viên Vật lý và của môn học; đồng thời sẽ không thực hiện được các biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình

89

độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Vật lý. Qúa trình thực hiện biện pháp có thể tóm tắt bằng một số việc cụ thể sau:

* Lập kế hoạch, xây dựng quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn Vật lý

Chức năng của tổ chuyên môn trong nhà trường có phạm vi rất rộng. Dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, tổ chuyên môn trực tiếp phân công nhiệm vụ chuyên môn tới từng giáo viên; trực tiếp quản lý công tác dạy và học và đánh giá chất lượng dạy học của bộ mơn mình đang đảm nhiệm. Ngoài ra, tổ chun mơn cịn có một số chức năng bồi dưỡng nhằm bổ sung và nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm cho các thành viên trong tổ.

Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, hiệu trưởng cần yêu cầu tổ chuyên môn Vật lý xây dựng kế hoạch năm học, từng học kỳ, có hệ thống chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ. Cuối mỗi năm cần có sơ, tổng kết, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm. Từ các yêu cầu về bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Vật lý, hiệu trưởng cần cụ thể hóa bằng văn bản quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn Vật lý, ban hành, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra và đánh giá đối với các nội dung:

- Về thực hiện nề nếp, kỷ cương trong dạy học, như thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, soạn bài, thực hiện giờ lên lớp, sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra, chấm chữa bài, đánh giá kết quả học tập theo hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

- Về nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ: Cần quy định cụ thể về số lượng các chuyên đề nghiên cứu chuyên môn sẽ thực hiện trong năm học. Tổ chun mơn cần có phân cơng cụ thể đến từng giáo viên, có kế hoạch kiểm tra cuu thể và báo cáo với hiệu trưởng.

90

- Hiệu trưởng phân quyền hạn và trách nhiệm cho tổ trưởng tổ Vật lý trong việc kiểm tra, giám sát giáo viên thi hành các quy định đó. Tất cả những quy định cần được tổ chuyên môn tổ chức học tập, thảo luận và cụ thể hóa trong kế hoạch của từng giáo viên Vật lý, được thông qua trước tổ và được tổ trưởng và ban giám hiệu phê duyệt.

* Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên của tổ Vật lý

- Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học nhằm mở rộng chuyên môn, bồi dưỡng năng lực sư phạm theo hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý ở nhà trường phổ thông.

- Tổ chức, chỉ đạo soạn bài hoặc trao đổi theo nhóm về cách thức thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống các hoạt động, các thao tác học tập cho học sinh, cách thức tạo tình huống trong dạy học, thống nhất hình thức dạy cho mơn học, bài học; soạn giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm dạy học trong soạn giảng.

- Tổ chức, chỉ đạo việc dạy thể nghiệm theo từng chuyên đề, thực tập, thao giảng, hội thi, tổng kết kinh nghiệm theo từng chuyên đề của môn học, triển khai áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm, dự giờ có chỉ đạo nhằm góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên trong tổ và nâng cao chất lượng dạy và học.

- Tổ chức trao đổi về các nội dung liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý như: cách sử dụng phần mềm, các thiết bị dạy học hiện đại, các dạng kiến thức mới cũng như các hình thức thí nghiệm Vật lý mới…giúp cho giáo viên vừa tiết kiệm được thời gian trong việc tiếp cận với những kiến thức và phương pháp hiện đại vừa nâng cao được hiệu quả và chất lượng dạy học.

91

- Hình thành và tổ chức sinh hoạt các nhóm chun mơn (theo từng khối lớp) để có những nội dung sinh hoạt sâu hơn, giải quyết được những khó khăn cụ thể cho từng bài dạy của giáo viên Vật lý trên lớp học.

* Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của tổ Vật lý

- Ban giám hiệu kiểm tra một cách thường xuyên hoạt động của tổ, tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện tốt, có biện pháp chỉ đạo uốn nắn, khắc phục kịp thời. Kết quả cần đánh giá công khai, được sự đồng tình, ủng hộ của tập thể giáo viên.

- Đồng thời với việc tăng cường kiểm tra thường xuyên đến hoạt động của tổ Vật lý, hiệu trưởng cần thống nhất việc vận dụng tiêu chuẩn đánh giá mới, trong đó cần chú trọng các tiêu chí đánh giá theo hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở trong trường trung học phổ thông nguyễn viết xuân tỉnh vĩnh phúc (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)