2.5 .Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Vật lý
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy họ cở trường Trung học phổ
3.2.6. Biện pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong
học tập mơn Vật lý học
Đổi mới PPDH nói chung, phương pháp dạy học môn Vật lý trong từng trường phổ thơng nói riêng, suy cho cùng là tạo ra môi trường thuận lợi nhất để học sinh được độc lập, tích cực chủ động làm việc với đối tượng, dưới sự troqj giúp của GV. Dạy học sinh kiến thức Vật lý, học PP nghiên cứu Vật lý một cách tốt nhất là dạy cho học sinh tập nghiên cứu Vật lý. Qúa trình tổ chức hoạt động nhận thức Vật lý của học sinh cần phỏng theo quá trình khoa học, nhận thức chân lý khách quan đã được Lê – nin chỉ ra: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thúc chân lý, của sự nhận thức thực tế khách quan”. Tuy nhiên, cái mới mà học sinh tìm ra là mới đối với cá nhân học sinh chứ không phải mới trong khoa học. Hơn nữa, trong dạy học, cái mới cũng cần quan niệm rằng đó là cái mới trong phạm vi, lĩnh vực, phần nhỏ nào đó trong Vật lý học.
92
Để có thể tổ chức q trình hoạt động nhận thức Vật lý của học sinh mộth cách tích cực, chủ động và sáng tạo, một mặt phải phỏng theo hoạt động nhận thức Vật lý của học sinh đã nêu ở trên, mặt khác phải dựa trên các kết quả nghiên cứu của tâm lý học phát triển. Trong tâm lý học phát triển theo Vư-got-xki, chỗ tốt nhất cho sựu phát triển nhận thức là vùng phát triển gần. Vùng đó là khoảng nằm giữa trình độ phát triển hiện đại được xác định bằng trình độ độc lập giải quyết vấn đề và trình độ gần nhất mà các em có thể đạt được với sự giúp đỡ của người khác. [Phạm Minh Hạc. Tâm lí học Vư-got- xki, (tập 1). NXB giáo dục 1998]. Như vậy, sự phát triển nhận thức xảy ra tốt nhất khi học sinh phải đi qua vùng phát triển gần thông qua việc lập luận, tranh luận với bạn bè hoặc người lướn tuổi.
Với lý luận trên, để việc tổ chức thực hiện đổi mới PPDH môn Vật lý đạt hiệu quả cao thì CBQL nhà trường phải có các biện pháp thúc đẩy giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học tập môn Vật lý học.
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Tổ chức, chỉ đạo giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học tập môn Vật lý.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện
- Tổ chức mời giáo viên tâm lý của trường Đại học sư phạm (hoặc Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc) bồi dưỡng cho giáo viên dạy mơn Vật lý nói riêng và giáo viên nói chung về kiến thức tâm lý học phát triển, qua đó, giáo viên hiểu được hoạt động dạy học nếu không vận hành theo kết quả nghiên cứu của tâm lý học phát triển thì kết quả hoạt động dạy học cũng không cao, cho dù giáo viên được đánh giá là giảng hay, kiến thức chuyên môn tốt.
- Hiệu trưởng cần quy định trong giáo án và cuối mỗi tiết tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh của mỗi giáo viên phải thể hiện một công đoạn: hướng dẫn học sinh nghiên cứu tìm hiểu bài mới. (thậm chí quy định trong hồ
93
sơ chun mơn có loại sổ hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu bài học tiết sau).
- Hiệu trưởng tổ chức hướng dẫn giáo viên cách tạo tình huống học tập cho học sinh, trong đó tạo nên sự mất cân bằng – xuất hiện mâu thuẫn về mặt nhận thức. Hướng dẫn giáo viên cách điều khiển, dẫn dắt học sinh tự lực giải quyết mâu thuẫn nhận thức một cách sáng tạo.
- CBQL đánh giá, đôn đốc việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Vật lý, qua hệ thống thông tin thu được từ các CAMERA, từ việc kiểm tra hồ sơ quy định, từ thông tin ngược của học sinh.
Tóm lại, thơng qua việc tổ chức, chỉ đạo giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học tập môn Vật lý. Thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh đạt tới một chất lượng mới, bằng sự hứng thú tìm tịi của mình học sinh sẽ đạt kết quả cao trong học tập và như vậy việc đổi mới PPDH sẽ đạt chất lượng tốt.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về các nguồn lực phục vụ dạy và học. Động viên, khuyến khích GV, HS hăng say giảng dạy và học tập.
- Các tổ chức và từng thành viên trong nhà trường quan tâm, khuyến khích, giúp đỡ học sinh trong học tập, tu dưỡng.
- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để tổ chức các buổi sinh hoạt, các cuộc “triển lãm” theo quy mô vừa và nhỏ để các lớp, từng học sinh thể hiện sự sáng tạo của mình bằng các sản phẩm là kết quả của sự tự học, tự nghiên cứu.
- Ban giám hiệu, các thầy giáo, cơ giáo nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ sự tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự học của học sinh.
- Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý học tập của học sinh.