CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.9.2. Các thành tố của kĩ năng phân tích bài học
- Kĩ năng chuẩn bị bài học: Là khả năng ngƣời giáo viên vận dụng những kiến thức chuyên môn và sƣ phạm để chuẩn bị bài lên lớp đạt kết quả trong thời gian nhất định và điều kiện cụ thể [10]. Các kĩ năng chuẩn bị bài học bao gồm: Nhận dạng các loại bài dạy; kĩ năng viết mục tiêu thực hiện cho
các bài dạy; kĩ năng phân tích nội dung; kĩ năng phát triển phƣơng pháp, phƣơng tiện; kĩ năng thiết kế giáo án.
- Nhóm kĩ năng tổ chức, thực hiện bài học: Bao gồm kĩ năng quan sát, kĩ năng tổ chức trình bày cho học sinh, kĩ năng nhận xét, đánh giá, phản hồi. - Nhóm kĩ năng đánh giá kết quả bài học: Từ việc nghiên cứu tài liệu [35] cho thấy các nghiên cứu về kiểm tra đánh giá trong lớp học và kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong lớp học của các nƣớc trên thế giới có thể tổng hợp và phân chia thành 3 nhóm kĩ thuật đánh giá là: (i) Kĩ thuật đánh giá kiến thức và kĩ năng; (ii) kĩ thuật đánh giá thái độ, giá trị và sự tự nhận thức của ngƣời học; (iii) kĩ thuật đánh giá phản ứng của ngƣời học đối với hƣớng dẫn học.
Kết luận chƣơng 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận về kĩ năng phân tích bài dạy theo NCBH. Các cơ sở lí luận ở chƣơng 1 đã chỉ ra rằng có rất nhiều các quan điểm, khái niệm về kĩ năng, kĩ năng dạy học, kĩ năng phân tích đƣợc đƣa ra, khái niệm về SHCM, SHCM theo NCBH, mục đích, ý nghĩa và vai trò của SHCM theo NCBH cùng với đó là quy trình NCBH.
- Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm về phƣơng thức hành động đã đƣợc chủ thể lĩnh hội để thực hiện những hành vi tƣơng ứng một cách hiệu quả, linh hoạt và sáng tạo.
- Phát triển kĩ năng là quá trình tạo ra kĩ năng mới trên cơ sở năng lực đã có để đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mỗi cá nhân.
- Kĩ năng phân tích bài dạy theo NCBH là ngồi các kĩ năng thơng thƣờng thì kĩ năng phân tích bài dạy theo NCBH còn là đánh giá bài dạy, hồn thiện bài dạy, phân tích kết quả việc học của học sinh, trao đổi và thảo luận nhóm.
- NCBH dùng để chỉ một quá trình nghiên cứu, học hỏi từ thực tế của một nhóm giáo viên hay nhiều giáo viên trong một nhà trƣờng nhằm đáp ứng tốt nhất việc học tập có chất lƣợng của từng học sinh [25, tr.11]. NCBH có trọng tâm là việc nghiên cứu việc học của học sinh thông qua từng chủ đề, bài học, lớp học cụ thể do giáo viên thiết kế và tổ chức thực hiện. NCBH bao gồm một nhóm giáo viên đầu tiên hợp tác làm việc để tạo ra một bài học, sau đó họ cùng nhau quan sát và thảo luận về bài học để cải thiện sự hiểu biết chung về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy và suy nghĩ của học sinh.
NCBH xuất phát từ thực tiễn cần giải quyết, những khó khăn thực tiễn trong lớp học của giáo viên. Thông qua NCBH giáo viên đƣợc làm việc, hợp
tác và cùng nhau xây dựng một kế hoạch bài học hồn chỉnh. Trong NCBH giáo viên trình bày ý kiến của mình về bài học trên cơ sở tơn trọng lẫn nhau chứ không phải là để phán xét giáo viên khác. NCBH tạo ra môi trƣờng sƣ phạm thân thiện với tinh thần bình đẳng, thân ái, hợp tác, đồn kết, học hỏi lẫn nhau. Các giáo viên đứng lớp cũng không phải lo lắng về sự chú ý của những giáo viên khác bởi sự quan sát trong NCBH là hƣớng vào các học sinh, cách học sinh phản ứng với bài học. Qua các hoạt động NCBH, giáo viên hiểu NCBH là cơ hội để phát triển năng lực bản thân khi tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn theo hƣớng NCBH, giúp giáo viên hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy học để tạo điều kiện tốt nhất phát triển năng lực học tập của học sinh.
NCBH đƣợc thực hiện dựa trên khung nghiên cứu bài học PDCA. PDCA là chu trình cải tiến chất lƣợng liên tục giúp quản lí tốt và góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Sơ đồ 1.2. Khung nghiên cứu bài học PDCA
P - PLAN - Lập kế hoạch D - DO - Thực hiện C - CHECK - Kiểm tra. A - ACTIVE - Hành động
- SHCM theo NCBH cũng là hoạt động SHCM nhƣng ở đó giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh.
Trong chƣơng 2 tác giả sẽ nghiên cứu việc vận dụng kĩ năng phân tích bài dạy trong thực tiễn thơng qua việc thống kê, phân tích các văn bản hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT, hoạt động SHCM ở một số trƣờng THPT.
P
D C A