Nguyên tắc của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng phân tích bài dạy của giáo viên toán trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu bài học001 (Trang 35 - 36)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.8. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1.8.3. Nguyên tắc của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Các nguyên tắc áp dụng kết quả SHCM theo NCBH cho bài học hàng ngày

Nguyên tắc 1. Từ bỏ phƣơng pháp dạy học thuyết trình truyền thống

Dạy học thuyết trình, giáo viên giữ vai trò trung tâm, truyền tải nội dung, kiến thức, còn học sinh học một cách thụ động, khơng có tƣ duy độc lập. Cách dạy này khơng mang lại sự tham gia tích cực của học sinh vào bài giảng, học sinh chỉ biết lắng nghe và làm theo, thiếu đi tính chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần phải chuyển đổi phƣơng pháp dạy truyền thụ một chiều sang phƣơng pháp phát huy tính tích cực của ngƣời học, phát triển năng lực của học sinh.

Nguyên tắc 2. Gắn nội dung bài học với thực tiễn, sử dụng các thiết bị dạy học thực tế

Sử dụng các thiết bị trực quan trong dạy học giúp tăng khả năng tu duy cho học sinh và giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn.

Đƣa những yếu tố thực tế vào bài học giúp cho bài học trở nên gần gũi, nâng cao cho học sinh hiểu biết về mối liên hệ giữa kiến thức và tực tế bên ngồi, kích thích tính chủ động tìm tịi, sáng tạo của học sinh.

Nguyên tắc 3. Giao nhiệm vụ học tập vừa sức với học sinh

Nhiệm vụ giao cho học sinh phải vừa sức với từng đối tƣợng học sinh. Với những nhóm học sinh khá, giỏi cần giao những nhiệm vụ cao hơn và có

tính thách thức hơn. Đối với nhóm học sinh trung bình, giao những nhiệm vụ học tập riêng, địi hỏi lỗ lực để chiếm lĩnh. Đối với nhóm học sinh yếu, kém thì nhiệm vụ giao ra phải dễ hơn, nằm trong khả năng học tập của học sinh.

Nguyên tắc 4. Tổ chức các hoạt động nhóm cho học sinh một phù hợp, có hiệu quả

Nên tổ chức cho học sinh hoạt động thành các nhóm nhỏ (từ 3 đến 4 học sinh) để việc thảo luận thực sự có hiệu quả, chống lại hiện tƣợng tách nhóm. Sử dụng các kĩ thuật hoạt động nhóm tích cực nhƣ kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật nhóm, trạm, kĩ thuật khăn trải bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng phân tích bài dạy của giáo viên toán trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu bài học001 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)