Khung nghiên cứu bài học PDCA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng phân tích bài dạy của giáo viên toán trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu bài học001 (Trang 40)

P - PLAN - Lập kế hoạch D - DO - Thực hiện C - CHECK - Kiểm tra. A - ACTIVE - Hành động

- SHCM theo NCBH cũng là hoạt động SHCM nhƣng ở đó giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh.

Trong chƣơng 2 tác giả sẽ nghiên cứu việc vận dụng kĩ năng phân tích bài dạy trong thực tiễn thơng qua việc thống kê, phân tích các văn bản hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT, hoạt động SHCM ở một số trƣờng THPT.

P

D C A

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Các văn bản hƣớng dẫn sinh hoạt chuyên môn

2.1.1. Công văn số 555/BGĐT-GDTrH

Nhằm hỗ trợ các trƣờng THPT triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ PPDH và kiểm tra, đánh giá chất lƣợng giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về phát triển kế hoạch nhà trƣờng theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, Bộ GD&ĐT ban hành công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH [3, tr.1]. Theo đó các trƣờng phải tổ chức và quản lí tốt các hoạt động SHCM nhất là SHCM theo NCBH và các hoạt động SHCM phải đƣợc thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực.

Theo tinh thần của cơng văn số 5555/BGDĐT-GDTrH thì NCBH đƣợc thể hiện thông qua việc hƣớng dẫn nội dung SHCM với các đặc trƣng sau:

+ Xây dựng chuyên đề dạy học: Căn cứ vào chƣơng trình và sách giáo khoa hiện hành các tổ/nhóm chun mơn lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy cho phù hợp với PPDH tích cực và các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề;

+ Tổ chức dạy học và dự giờ: Khi dự giờ phải tập trung quan sát hoạt động của học sinh thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập với các yêu cầu nhƣ chuyển giao nhiệm vụ học tập; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập [3, tr.2].

+ Phân tích rút kinh nghiệm bài học: Dựa vào hiệu quả hoạt động của học sinh trong giờ học, giáo viên đƣa ra những phân tích, nhận xét, đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hƣớng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.

Dựa trên nội dung của công văn các trƣờng đã có sự thay đổi cách đánh giá giờ dạy, chú trọng đến đánh giá hiệu quả hoạt động của học sinh, điều này đƣợc thể hiện qua thang điểm tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy mà một số Sở giáo dục đang áp dụng hiện nay .

Hình 2.1.Tiêu chí đánh giá và xếp loại giờ dạy của Sở GD&ĐT Hà Nội

Hình 2.3.Tiêu chí đánh giá và xếp loại giờ dạy của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Các nghiên cứu cho thấy về cơ bản việc đánh giá và xếp loại giờ dạy của giáo viên đều thực hiện theo công văn số 5555/SGDĐT-GDTrH với 3 nội dung và 12 tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí đánh giá giờ dạy đã có sự chuyển hƣớng từ đánh giá giáo viên là chính sang đánh giá học sinh là chủ yếu. Các hoạt động học tập của học sinh đƣợc đặc biệt quan tâm, chú ý từ khâu tổ chức các hoạt động học cho học sinh đến hoạt động học của học sinh trong giờ dạy. Trong thang điểm của tiêu chí đánh giá giờ dạy thì phần lớn số điểm dành cho

việc tổ chức các hoạt động học cho học sinh và hoạt động học của học sinh trong giờ dạy. Tuy nhiên thang điểm ở từng tiêu chí cụ thể có sự khác nhau giữa các Sở Giáo dục. Ví dụ Sở GD&ĐT Hà nội và GD&ĐT Hà Nam thì thang điểm đánh giá ở từng tiêu chí cụ thể là nhƣ nhau (thang điểm 20), nhƣng Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế đánh giá theo thang điểm 100 mức độ đánh giá ở từng tiêu chí có sự khác nhau:

- Đối với nội dung 1 (kế hoạch và tài liệu dạy học): Sở GD&ĐT Hà nội và GD&ĐT Hà Nam cho điểm 4 tiêu chí đánh giá là nhƣ nhau nhƣng Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế đánh giá tiêu chí 2 và tiêu chí 3 thang điểm cao hơn tiêu chí 1 và tiêu chí 4.

- Đối với nội dung 2 (tổ chức hoạt động cho học sinh): Sở GD&ĐT Hà nội và GD&ĐT Hà Nam cho điểm tiêu chí 7 và tiêu chí 8 cao hơn tiêu chí 5 và tiêu chí 6, tuy nhiên Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho điểm tiêu chí 5, tiêu chí 6 và tiêu chí 7 cao hơn tiêu chí 8.

- Đối với nội dung 3 (hoạt động học của học sinh): Sở GD&ĐT Hà nội và GD&ĐT Hà Nam cho điểm tiêu chí 10 và tiêu chí 11 cao hơn tiêu chí 9 và tiêu chí 12 cịn Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho điểm tiêu chí 10, tiêu chí 11 và tiêu chí 12 cao hơn tiêu chí 9.

Nhƣ vậy cơng văn 5555/BGDĐT- GDTrH đƣợc ban hành, lần đầu tiên cơ chế quản lí chun mơn theo hƣớng giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đƣợc thực hiện góp phần làm thay đổi căn bản tƣ duy quản lí chun mơn theo kiểu hành chính và chỉ đạo dạy học theo “phân phối chƣơng trình” thống nhất tồn quốc đƣợc thực hiện nhiều năm qua. Các trƣờng đã thực hiện nghiêm túc sắp xếp lại nội dung dạy học theo chủ đề thay cho việc dạy học theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa. Nhiều chủ đề đã đƣợc bổ sung với những nội dung dạy học gắn với thực tiễn. Về cơ bản các chuyên đề đã thực sự giải quyết đƣợc nhiều khâu vƣớng mắc trong sách giáo khoa, trong đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, giải quyết đƣợc

các vấn đề khó hoặc các vấn đề mới phát sinh trong thực tế giảng dạy và hoạt động của học sinh trong giờ dạy đƣợc giáo viên chú ý, quan tâm, giúp đỡ kịp thời, khơng có học sinh nào bị “bỏ quên”. Hình thức mới trong sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn và tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ quản lí, giáo viên qua mạng “Trƣờng học kết nối” giúp tiết kiệm đƣợc thời gian, kinh phí, khắc phục đƣợc những khó khăn, hạn chế về nguồn lực hiện nay, đáp ứng đƣợc nhu cầu lớn trong đào tạo, phù hợp với việc triển khai chƣơng trình và sách giáo khoa mới trong thời gian tới.

2.1.2. Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo Đào tạo

Nội dung của tài liệu nhằm nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ quản lí trƣờng học, năng lực giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục cho giáo viên phổ thông, giáo dục thƣờng xuyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và đào tạo chủ chƣơng đổi mới hoạt động SHCM trong nhà trƣờng.

Tài liệu tập huấn đổi mới SHCM hƣớng dẫn các tổ chức giáo dục (giáo viên, tổ, nhóm chun mơn, trƣờng và cụm trƣờng phổ thơng) biết cách lập kế hoạch SHCM với các mục tiêu sau:

- Nhận thức đầy đủ về mục tiêu chung của hoạt động chuyên môn, SHCM theo NCBH.

- Làm rõ phƣơng phƣớng hoạt động của tổ chức giáo dục, biến đơn vị thành một tổ chức biết học hỏi, biết hoàn thiện.

- Tạo cơ hội thúc đẩy tất cả các giáo viên cùng hợp tác, xây dựng và triển khai những quyết định quan trọng.

- Lập kế hoạch SHCM nhằm xây dựng nền tảng cho việc ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Cung cấp một khung để đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn của tổ chức giáo dục.

- Kĩ năng trao đổi, chia sẻ trong SHCM của cán bộ và giáo viên nhằm xây dựng tổ chức thành đơn vị biết học hỏi, tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi thành viên của tổ chức giáo dục tự hồn thiện năng lực chun mơn và nghiệp vụ của bản thân.

2.2. Khung chƣơng trình bộ mơn Tốn cấp Trung học phổ thông

Dựa trên việc nghiên cứu tài liệu [5] cho thấy khung phân phối chƣơng trình quy định thời lƣợng dạy học cho từng phần nhằm giúp học sinh đạt đƣợc các mục tiêu chủ yếu nhƣ :

+ Góp phần hình thành và phát triển năng lực tốn học với yêu cầu cần đạt: Nêu và trả lời đƣợc các câu hỏi khi lập luận; giải quyết vấn đề; sử dụng đƣợc các phƣơng pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu đƣợc những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề [5];

+ Thiết lập đƣợc mơ hình tốn học để mơ tả tình huống, từ đó đƣa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mơ hình đƣợc thiết lập;

+ Thực hiện và trình bày đƣợc giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá đƣợc giải pháp đã thực hiện, phản ánh đƣợc giá trị của giải pháp, khái quát hóa đƣợc cho vấn đề tƣơng tự; sử dụng đƣợc cơng cụ, phƣơng tiện học tốn trong học tập, khám phá và giải quyết các vấn đề toán học;

+ Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về: Hình học và đo lƣờng; Đại số và một số yếu tố Giải tích

Hình học và đo lƣờng: Cung cấp những kiến thức và kĩ năng về các quan hệ hình học, một số hình phẳng và hình khối quen thuộc, phƣơng pháp đại số trong hình học; phát triển trí tƣởng tƣợng khơng gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với hình học và đo lƣờng.

Đại số và một số yếu tố giải tích: Tính tốn và sử dụng cơng cụ tính tốn; sử dụng ngơn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số và siêu việt; phƣơng trình, hệ phƣơng trình, bất phƣơng trình; nhận biết các hàm số sơ cấp cơ bản; khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm; sử

dụng ngôn ngữ hàm số, đồ thị hàm số để mơ tả và phân tích một số q trình hiện tƣợng trong thế giới thực; sử dụng tích phân để tính tốn diện tích hình phẳng và thể tích vật thể trong khơng gian [5].

Căn cứ vào khung chƣơng trình, để đáp ứng đƣợc yêu cầu đã đề ra giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học tích cực để phát huy tính chủ động, tích cực, tìm tịi, sáng tạo của học sinh và phát huy năng lực hành động, kiến tạo kiến thức của học sinh để học sinh thực sự là trung tâm của quá trình dạy học.

2.3. Phân tích chƣơng trình sách giáo khoa Đại số 10

2.3.1. Nội dung chương trình SGK đại số 10

Sách giáo khoa đại số 10 hiện nay đƣợc chia thành 6 chƣơng. Chƣơng I. Mệnh đề -Tập hợp

Chƣơng này củng cố, mở rộng hiểu biết của học sinh về lí thuyết tập hợp, các phép toán của tập hợp mà học sinh đã đƣợc học ở lớp dƣới đồng thời cung cấp các kiến thức ban đầu về logic nhằm giới thiệu sơ lƣợc về những khái niệm của ngành lơgic tốn, chuẩn bị cho việc trình bày cách suy luận lơgic hình thức trong tốn học; các khái niệm số gần đúng, sai số tạo cơ sở để học tập tốt các chƣơng sau, hình thành cho học sinh khả năng suy luận có lí, khả năng tiếp nhận, biểu đạt các vấn đề một cách chính xác.

Chƣơng II. Hàm số bậc nhất và bậc hai

Chƣơng này giúp học sinh ôn lại các kiến thức về hàm số bậc nhất, mở rộng hiểu biết của học sinh về hàm số bậc hai đã đƣợc học ở lớp dƣới. Học sinh hiểu đƣợc khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số, tính đơn điệu, tính chẵn lẻ của hàm số và biết cách khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số bậc hai và giải các bài toán liên quan của hàm bậc hai, tạo cơ sở để học sinh học tập tốt hơn phần đồ thị của hàm số lƣợng giác ở lớp 11 và chƣơng hàm số ở lớp 12.

Chƣơng này bổ xung kiến thức về phƣơng trình, ơn tập và hệ thống hóa cách giải phƣơng trình bậc nhất, phƣơng trình bậc hai một ẩn, phƣơng trình quy về bậc nhất và bậc hai đặc biệt là phƣơng trình chứa dấu trị tuyệt đối và phƣơng trình chứa căn, đồng cung cấp cách giải hệ phƣơng trình bậc nhất ba ẩn.

Chƣơng IV. Bất đẳng thức và bất phƣơng trình

Hai nội dung cơ bản của chƣơng là bất đẳng thức và bất phƣơng trình. Các nội dung này học sinh đã đƣợc học từ lớp dƣới nên chƣơng này sẽ củng cố và hoàn thiện các kĩ năng chứng minh bất đẳng thức và giải bất phƣơng trình. Ngồi các phép biến đổi tƣơng đƣơng, học sinh cịn đƣợc học cách xét dấu nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai làm cơ sở cho việc giải bất phƣơng trình.

Chƣơng V. Thống kê

Chƣơng này giúp học sinh nắm vững một số phƣơng pháp trình bày số liệu (bằng bảng, biểu đồ) và thu gọn số liệu nhờ các đặc trƣng và nhận thức đƣợc tầm quan trọng, ứng dụng của thống kê trong nhiều lĩnh vực.

Chƣơng VI. Cung và góc lƣợng giác. Cơng thức lƣợng giác

Chƣơng này học sinh đƣợc cung cấp các khái niệm về đƣờng tròn định hƣớng, cung và góc lƣợng giác (mở rộng khái niệm cung và góc hình học) chuẩn bị cho việc xây dựng khái niệm hàm số lƣợng giác ở lớp 11. Nội dung trong chƣơng VI cũng cung cấp cho học sinh các công thức lƣợng giác cơ bản nhất và học sinh biết cách vận dụng các công thức này để thực hiện các biến đổi lƣợng giác.

2.3.2. Phân tích chương VI. Cung và góc lượng giác. Cơng thức lượng giác thông qua nghiên cứu nội dung SGK và sách giáo viên Đại số 10

Do thời gian khi tiến hành thực nghiệm là cuối tháng 3/2019, khi đó chƣơng trình Đại số 10 giáo viên đang dạy ôn tập chƣơng V và chuẩn bị sang chƣơng VI và lí do phần nội dung chƣơng VI. “Cung và góc lƣợng giác. Cơng thức lƣợng giác” là phần kiến thức nền quan trọng để học tiếp phần phƣơng

trình lƣợng giác ở lớp 11 nên trong khuôn khổ của luận văn tác giả chỉ đi sâu phân tích chƣơng VI. “Cung và góc lƣợng giác, cơng thức lƣợng giác”.

2.3.2.1. Mục tiêu chung của chương

- Hình thành cho học sinh khái niệm cung lƣợng giác và góc lƣợng

giác, thiết lập mối quan hệ giữa số đo bằng độ và số đo bằng radian của một cung (góc) lƣợng giác, cũng nhƣ hệ thức giữa số đo của các cung lƣợng giác có cùng điểm đầu và điểm cuối [9, tr.58].

- Dùng đƣờng tròn lƣợng giác định nghĩa các giá trị lƣợng giác của một cung. Mô tả bảng giá trị lƣợng giác của một số góc thƣờng gặp và quan hệ giữa giá trị lƣợng giác của các cung có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kem nhau  .

- Trình bày các phép biến đổi lƣợng giác cơ bản: công thức cộng, cơng thức nhân đơi, cơng thức biến đổi tích thành tổng và cơng thức biến đổi tổng thành tích [9, tr.158].

- Biết cách sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lƣợng giác của một góc lƣợng giác khi biết số đo của góc đó.

2.3.2.2. Mục tiêu từng bài trong chương

Dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu [9, tr.159], [9,tr.164], [9, tr.167] cho thấy mục tiêu của từng bài trong chƣơng với các nội dung sau:

Tên bài Nội dung Mục tiêu học sinh cần đạt

§1 Cung và góc lƣợng giác

I. Khái niệm cung và góc lƣợng giác

1.Đƣờng trịn định hƣớng và cung lƣợng giác

2. Góc lƣợng giác

3. Đƣờng tròn lƣợng giác

II. Số đo của cung và góc lƣợng giác

Nắm đƣợc khái niệm đƣờng trịn định hƣớng, đƣờng tròn lƣợng giác, cung lƣợng giác và góc lƣợng giác; nắm đƣợc khái niệm đơn vị radian, biết cách đổi từ đơn vị độ sang radian và ngƣợc lại; nắm đƣợc số đo của

1. Độ và radian

2. Số đo của cung lƣợng giác 3. Số đo của góc lƣợng giác 4. Biểu diễn cung lƣợng giác trên đƣờng tròn lƣợng giác

cung và góc lƣợng giác trên đƣờng trịn lƣợng giác.

§2 Giá trị lƣợng giác của một cung

I. Giá trị lƣợng giác của cung 1. Định nghĩa

2. Hệ quả

3. Giá trị lƣợng giác của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng phân tích bài dạy của giáo viên toán trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu bài học001 (Trang 40)