CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.7. Quy trình nghiên cứu bài học
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và thực tiễn đã đƣợc triển khai, luận văn xác định quy trình NCBH gồm 8 bƣớc
Bƣớc 1. Xác định vấn đề
Nghiên cứu bài học là một quá trình giải quyết vấn đề. Giáo viên định hình và tập trung vấn đề cho đến khi nó có thể đƣợc giải quyết bằng một bài học cụ thể trong lớp, phát triển mục tiêu học tập. Có thể là chủ đề kiến thức chung hoặc một bài học cụ thể. Sau đó nhóm sẽ định dạng và tập trung vào vấn đề cho đến khi nó đƣợc thực hiện bởi một bài học diễn ra tại lớp học.
Sau khi mục tiêu đã đƣợc đƣa ra, giáo viên bắt đầu soạn giáo án. Giáo án đầu tiên của nhóm làm thƣờng đƣợc trình bày trƣớc hội đồng nhà trƣờng để đƣa ra những nhận xét. Dựa vào những nhận xét đó nhóm sẽ chỉnh sửa lại để thực hiện. Mục tiêu là việc tạo ra một bài học hiệu quả để hiểu cách thức và lý do bài học hoạt động để thúc đẩy sự hiểu biết trong học sinh.
Bƣớc 3. Thực hiện bài giảng
Cả nhóm tham gia chuẩn bị giáo án cho một giáo viên giảng. Vào ngày giảng chính thức, các giáo viên khác trong nhóm cùng dự để quan sát bài giảng. Các nhà quan sát xem và ghi chú về những gì học sinh đang làm, cũng nhƣ giáo viên dạy. Bài học có thể đƣợc ghi âm hoặc băng video để phân tích và thảo luận trong tƣơng lai.
Bƣớc 4. Đánh giá bài học và phản ánh hiệu quả của bài học đã đƣợc dạy Sau giờ dạy thử, các giáo viên sẽ họp nhóm lại. Giáo viên dạy sẽ nêu ra nhận xét trƣớc, sau đó các thành viên khác sẽ nhận xét các phần mà họ cho là có vấn đề. Các nhận xét tập trung vào bài giảng chứ khơng tập trung vào giáo viên dạy. Vì là bài giảng của cả nhóm nên các thành viên đều có trách nhiệm với kết quả bài giảng chứ không phải chỉ riêng giáo viên đứng lớp.
Bƣớc 5. Chỉnh sửa bài giảng sau khi tiến hành bài học nghiên cứu lần 1 Dựa vào nhận xét đánh giá, giáo viên sẽ chỉnh sửa lại bài giảng, cách chỉnh sửa, thay đổi thƣờng đƣợc dựa vào những vấn đề hiểu sai từ phía học sinh khi bài học diễn ra. Họ có thể thay đổi các tài liệu, hoạt động, vấn đề đặt ra, câu hỏi đƣợc hỏi hoặc tất cả những điều này.
Bƣớc 6. Tiến hành dạy lại bài học sửa đổi
Khi bài học sửa đổi đã sẵn sàng, bài học sẽ đƣợc dạy lại cho một lớp khác. Có thể giáo viên đã dạy hoặc giáo viên khác trong nhóm dạy lại. Tất cả các thành viên trong hội đồng trƣờng sẽ cùng tham dự giờ học.
Bƣớc 7. Tiếp tục thảo luận, đánh giá, nhận xét kết quả bài học nghiên cứu lần 2
Giáo viên dạy sẽ phát biểu trƣớc, bàn về những gì cả nhóm đã cố gắng hoàn tất và nhận xét về mức độ thành công của bài giảng, phần nào cần xem lại. Sau đó các thành viên khác sẽ nhận xét và có thể đề nghị thay đổi một số kiến thức trong nội dung bài dạy. Lần này, cuộc hội thảo vƣợt ra ngoài bài học cụ thể đến những vấn đề tổng quát hơn đƣợc đƣa ra bởi giả thuyết hƣớng dẫn việc thiết kế bài học. Thơng qua đó tất cả mọi ngƣời đều học đƣợc gì từ việc nghiên cứu và thực hành giảng dạy này.
Bƣớc 8. Chia sẻ thành quả
Chia sẻ đƣợc thực hiện theo nhiều cách. Giáo viên thƣờng tạo ra một danh mục tài liệu về vai trò của họ và phản ánh về quá trình nghiên cứu bài học hoặc bằng cách báo cáo, xuất bản thành sách để chia sẻ với các giáo viên khác và đƣa vào ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học.