Khái niệm sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng phân tích bài dạy của giáo viên toán trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu bài học001 (Trang 30)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.8. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1.8.1. Khái niệm sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

SHCM theo NCBH cũng là hoạt động SHCM nhƣng ở đó giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh.

1.8.2. Đặc trưng của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1.8.2.1. Nghiên cứu bài học xuất phát từ chính nhu cầu cần giải quyết trong thực tiễn lớp học mà giáo viên đang phải đối mặt

Trong các lớp học, giáo viên có thể khơng phát hiện ra khuyết điểm và tự hài lịng với phƣơng pháp giảng dạy của mình, dẫn đến giáo viên dạy bài học đó theo đúng một cách trong nhiều năm và thấy nhàm chán, đơn điệu. Bên cạnh đó, khi đứng lớp có nhiều biểu hiện của học sinh mà giáo viên khơng bao qt hết đƣợc, khơng nhìn thấy đƣợc q trình học, suy nghĩ của học sinh do đó giáo viên thƣờng áp đặt chủ quan cho học sinh.

1.8.2.2. Nghiên cứu bài học đặt trọng tâm vào học tập của học sinh

SHCM theo NCBH không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà giáo viên cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ,

quan sát, phân tích, nhận xét các vấn đề liên quan đến ngƣời học nhƣ: Học sinh tiếp thu kiến thức nhƣ thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì? Phƣơng pháp dạy học có phù hợp, có cải thiện đƣợc kết quả học của học sinh? Trên cơ sở đó giúp giáo viên có khả năng điều chỉnh nội dung, phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với đối tƣợng học và áp dụng vào thực tế dạy học hàng ngày một cách có hiệu quả.

1.8.2.3. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên

Tham gia SHCM theo NCBH giáo viên trực tiếp tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học dạy thử nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học tập của học sinh [38]. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới của giáo viên do đó SHCM theo NCBH tạo cơ hội cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sƣ phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ minh họa; rèn luyện một số kĩ năng cho giáo viên do đó SHCM theo NCBH nhƣ một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

1.8.2.4. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tạo ra môi trường sư phạm thân thiện, đồn kết, xây dựng tình thân ái giữa các giáo viên

NCBH tập trung vào hoạt động của học sinh mà không giá đánh giá giờ dạy của giáo viên, do đó khi tham gia góp ý thảo luận, giáo viên đƣợc thẳng thắn trình bày ý kiến của mình về bài học trên tinh thần bình đẳng, thân ái, hợp tác, đồn kết, học hỏi, tơn trọng lẫn nhau chứ khơng phải là để phê phán. Vì vậy SHCM theo NCBH tạo ra mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp.

1.8.2.5. Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Sơ đồ 1.1. Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học [4, tr.96]

Nhƣ vậy SHCM truyền thống và SHCM theo NCBH khác nhau từ mục đích, cách thực hiện đến kết quả

Thứ nhất là về mục đích, cách thức thực hiện

SHCM truyền thống: Chủ yếu tập trung đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên. Khi dự giờ, ngƣời dự rất ít quan sát hoạt động học của học sinh mà chủ yếu quan sát các hoạt động dạy của giáo viên vì vậy học sinh gặp khó khăn trong học tập mà không đƣợc giúp đỡ kịp thời.

SHCM theo NCBH: Bài dạy minh họa đƣợc giao cho một nhóm cùng nhau thiết kế nên kết quả của bài học là kết quả của cả nhóm, do đó SHCM theo NCBH khơng đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên. Khi

SHCM truyền thống SHCM dựa trên NCBH

Tập trung vào hoạt động dạy của giáo viên

Tập trung vào hoạt động học của từng học sinh Quan sát hoạt động của giáo viên để bắt lỗi Góp ý mang tính chất phê bình, đánh giá giáo viên Thống nhất cách làm chung cho tất cả các giáo viên Quan sát học sinh để tìm hiểu những khó khăn trong q trình học sinh Cùng nhau tìm nguyên nhân và giải pháp để cải thiện chất lƣợng của học Mỗi giáo viên tự rút ra bài học cho mình để áp dụng cho phù hợp với các lớp học khác

dự giờ, ngƣời dự tập trung phân tích các hoạt động học của học sinh để rút kinh nghiệm cho bản thân và từ đó áp dụng vào thực tế dạy học của mỗi giáo viên vì thế giáo viên có cơ hội phát triển năng lực chuyên mơn và hồn thiện kĩ năng giảng dạy. SHCM theo NCBH góp phần cải thiện văn hóa ứng sử trong nhà trƣờng, tạo môi trƣờng thân thiện, hợp tác giữa các thành viên trong nhà trƣờng.

Thứ hai là khâu thiết kế bài dạy minh họa

SHCM truyền thống: Căn cứ vào nội dung của sách giáo khoa và sách giáo viên, bài dạy đƣợc một giáo viên thiết kế và giảng dạy. Phƣơng pháp dạy học cứng nhắc thiếu sự linh hoạt, sáng tạo. Tiến trình giờ học đƣợc thực hiện theo đúng quy trình, các khâu, bƣớc đƣợc quy định thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động.

SHCM theo NCBH: Bài dạy minh họa đƣợc các giáo viên trong tổ thiết kế và có thể điều chỉnh từ mục tiêu bài học, thay đổi nội dung, ngữ liệu sách giáo khoa, điều chỉnh thời lƣợng, lựa chọn các PPDH, đồ dùng dạy học cho phù hợp với đối tƣợng học sinh, tạo cơ hội cho tất cả các học sinh cùng tham gia bài học, cải thiện đƣợc kết quả học tập của học sinh.

Thứ ba là dạy minh họa và dự giờ

SHCM truyền thống: Đa số giáo viên dạy minh họa mang tính trình diễn, giáo viên luôn cố gắng dạy hết nội dung kiến thức trong bài học, bất luận nội dung kiến thức đó có phù hợp với học sinh của lớp minh hay không. Trong giờ dạy do tâm lí sợ bị nhận xét chun mơn nên để giờ dạy đạt kết quả cao giáo viên ít quan tâm đến học sinh yếu kém mà thƣờng tập trung vào một số học sinh khá, giỏi. Mặt khác do chỉ quan tâm đến việc dạy là chính nên hầu nhƣ giáo viên không bao quát đƣợc lớp học, sau bài dạy giáo viên không biết đƣợc suy nghĩ, cảm xúc của từng học sinh. Giáo viên dạy minh họa thực hiện đúng trình tự các bƣớc, thời gian dự định cho mỗi hoạt động, các câu hỏi đƣa ra thƣờng yêu cầu học sinh trả lời theo đúng dự kiến trong đáp án. Ngƣời dự

giờ quan sát, theo dõi giáo viên dạy xem có đúng tiến trình, nội dung kiến thức, phân phối chƣơng trình, thiết kế bài giảng của giáo viên. Ngƣời dự ít để ý đến hoạt động học tập, thái độ của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức xem học sinh nghĩ gì? Những gì học sinh tƣ duy? Những nội dung kiến thức nào chƣa phù hợp cần phải điều chỉnh? Khi nào học sinh nào cần đến sự giúp đỡ nhiều hơn từ giáo viên? Từ đó giáo viên có những phƣơng pháp dạy cho phù hợp.

SHCM theo NCBH: Một giáo viên đƣợc lựa chọn thay mặt cho nhóm thiết kế thể hiện ý tƣởng đã thiết kế và trong quá trình dạy minh họa, giáo viên dạy minh họa có thể linh hoạt thay đổi nội dung đã thiết kế cho phù hợp, đáp ứng đƣợc việc học của học sinh. Ngƣời dự đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi chép, chụp ảnh, quay phim những hành vi, tâm lí, thái độ của học sinh để có giữ liệu phân tích việc học tập của học sinh để từ đó quan tâm đến khó khăn của từng học sinh để hƣớng dẫn, giúp đỡ kịp thời, đƣa ra những giải pháp tốt nhất giúp cho mọi học sinh đƣợc học một cách thực sự.

Thứ tƣ là thảo luận giờ dạy minh họa

SHCM truyền thống: Các ý kiến đóng góp sau giờ học nhằm mục đích đánh giá, xếp loại giáo viên, giáo viên dạy trở thành mục tiêu bị phân tích mổ xẻ các thiếu sót. Khơng khí các buổi SHCM nặng nề, căng thẳng, thiếu tinh thần học hỏi để phát triển chuyên môn cho giáo viên. Giáo viên không hứng thú mà họ cảm thấy áp lực, mệt mỏi, quan hệ giữa các giáo viên thiếu thân thiện.

SHCM theo NCBH: Không đánh giá, xếp loại giáo viên dạy minh họa. Ngƣời dự đƣa ra các nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe, mang tính xây dựng và tập trung vào phân tích, suy ngẫm các vấn đề cốt lõi liên quan đến học sinh và tìm ra nguyên nhân, cách giải quyết, biện pháp khắc phục. Qua bài dạy minh họa, mỗi giáo viên tự rút kinh nghiệm, có đƣợc điều học hỏi cho bản thân và lựa chọn các biện pháp áp dụng

cho các giờ học trên lớp, hàng ngày. Các buổi SHCM có khơng khí cởi mở, thân thiện.

Nhƣ vậy so SHCM truyền thống thì SHCM theo NCBH có nhiều sự khác biệt. SHCM theo NCBH thực sự quan tâm đến việc học của học sinh và giúp giáo viên phát huy đƣợc tính sáng tạo, phát triển năng lực chuyên môn, tạo ra môi trƣờng sƣ phạm thân thiện, cởi mở, giúp đỡ nhau. SHCM theo NCBH giải quyết những khó khăn thực tiễn trong lớp học của giáo viên.

1.8.3. Nguyên tắc của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Các nguyên tắc áp dụng kết quả SHCM theo NCBH cho bài học hàng ngày

Nguyên tắc 1. Từ bỏ phƣơng pháp dạy học thuyết trình truyền thống

Dạy học thuyết trình, giáo viên giữ vai trò trung tâm, truyền tải nội dung, kiến thức, còn học sinh học một cách thụ động, khơng có tƣ duy độc lập. Cách dạy này không mang lại sự tham gia tích cực của học sinh vào bài giảng, học sinh chỉ biết lắng nghe và làm theo, thiếu đi tính chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần phải chuyển đổi phƣơng pháp dạy truyền thụ một chiều sang phƣơng pháp phát huy tính tích cực của ngƣời học, phát triển năng lực của học sinh.

Nguyên tắc 2. Gắn nội dung bài học với thực tiễn, sử dụng các thiết bị dạy học thực tế

Sử dụng các thiết bị trực quan trong dạy học giúp tăng khả năng tu duy cho học sinh và giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn.

Đƣa những yếu tố thực tế vào bài học giúp cho bài học trở nên gần gũi, nâng cao cho học sinh hiểu biết về mối liên hệ giữa kiến thức và tực tế bên ngồi, kích thích tính chủ động tìm tịi, sáng tạo của học sinh.

Nguyên tắc 3. Giao nhiệm vụ học tập vừa sức với học sinh

Nhiệm vụ giao cho học sinh phải vừa sức với từng đối tƣợng học sinh. Với những nhóm học sinh khá, giỏi cần giao những nhiệm vụ cao hơn và có

tính thách thức hơn. Đối với nhóm học sinh trung bình, giao những nhiệm vụ học tập riêng, đòi hỏi lỗ lực để chiếm lĩnh. Đối với nhóm học sinh yếu, kém thì nhiệm vụ giao ra phải dễ hơn, nằm trong khả năng học tập của học sinh.

Nguyên tắc 4. Tổ chức các hoạt động nhóm cho học sinh một phù hợp, có hiệu quả

Nên tổ chức cho học sinh hoạt động thành các nhóm nhỏ (từ 3 đến 4 học sinh) để việc thảo luận thực sự có hiệu quả, chống lại hiện tƣợng tách nhóm. Sử dụng các kĩ thuật hoạt động nhóm tích cực nhƣ kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật nhóm, trạm, kĩ thuật khăn trải bàn.

1.8.4. Mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

- Tạo cơ hội cho tất cả học sinh đƣợc quan tâm, giúp đỡ, đƣợc học tập và phát triển. Khi NCBH, học sinh thật sự trở thành trung tâm của quá trình dạy học.

- Giúp giáo viên giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải từ thực tiễn trong giảng dạy của chính bản thân họ, chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lƣợng dạy và học. Giáo viên giữ vai trò là ngƣời cải cách, nhà quan sát, tự đánh giá thực tiễn công việc của mình và là nhà nghiên cứu phát triển.

- Xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong nhà trƣờng trên cơ sở cùng cộng tác, học hỏi để phát triển: Quan hệ giữa các học sinh trở nên thân thiện, gần gũi, học sinh có ý thức giúp nhau cùng tiến bộ, quan hệ giữa giáo viên và học sinh gần gũi, thân thiện, giáo viên quan tâm đến những khó khăn và tìm hiểu đƣa ra biện pháp giúp đỡ học sinh, quan hệ đồng nghiệp giữa các giáo viên trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ nhau, quan hệ giữa cán bộ quản lí và giáo viên gần gũi, gắn bó và chia sẻ, cảm thơng với những khó khăn mà giáo viên phải đối mặt, tạo điều kiện cho từng giáo viên phát triển năng lực chuyên môn. Từ đó thời tạo mơi trƣờng làm việc dân chủ,

thân thiện, hƣớng tới sự phát triển cho các thành viên trong nhà trƣờng, góp phần đổi mới quan trọng đến nhà trƣờng.

1.9. Kĩ năng phân tích bài dạy theo nghiên cứu bài học

1.9.1. Khái niệm kĩ năng phân tích bài dạy theo nghiên cứu bài học.

Từ những nghiên cứu của mình, tác giả quan niệm kĩ năng phân tích bài dạy theo NCBH là ngồi các kĩ năng thơng thƣờng thì kĩ năng phân tích bài dạy theo NCBH cịn là đánh giá bài dạy, hồn thiện bài dạy, phân tích kết quả việc học của học sinh, trao đổi và thảo luận nhóm.

Kĩ năng phân tích bài dạy bao gồm:

+ Kĩ năng phân tích, tổng hợp đánh giá bài học: Dựa vào mục tiêu bài học, hoạt động của học sinh trong giờ học, thực tiễn giảng dạy trên lớp, dự giờ và cùng với việc tham gia các buổi SHCM, giáo viên đƣa ra các phân tích, nhận xét về bài học từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân giáo viên;

+ Kĩ năng tham gia vào các cuộc tranh luận hay thảo luận của tổ nhóm chun mơn: Giáo viên tích cực tham gia các buổi SHCM trên tinh thần biết lắng nghe, học hỏi, xây dựng, từ bỏ thói quen đánh giá, phán xét ngƣời khác và luôn đề cao cái tôi cá nhân;

+ Kĩ năng kết nối với đồng nghiệp, trao đổi hoạt động nhóm: Giao lƣu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngồi trƣờng thơng qua các buổi tập huấn, SHCM liên trƣờng do trƣờng hay Sở giáo dục tổ chức. Có ý thức học hỏi các kinh nghiệm thực hiện thành công NCBH của các tổ/ nhóm và các trƣờng.

1.9.2. Các thành tố của kĩ năng phân tích bài học

- Kĩ năng chuẩn bị bài học: Là khả năng ngƣời giáo viên vận dụng những kiến thức chuyên môn và sƣ phạm để chuẩn bị bài lên lớp đạt kết quả trong thời gian nhất định và điều kiện cụ thể [10]. Các kĩ năng chuẩn bị bài học bao gồm: Nhận dạng các loại bài dạy; kĩ năng viết mục tiêu thực hiện cho

các bài dạy; kĩ năng phân tích nội dung; kĩ năng phát triển phƣơng pháp, phƣơng tiện; kĩ năng thiết kế giáo án.

- Nhóm kĩ năng tổ chức, thực hiện bài học: Bao gồm kĩ năng quan sát, kĩ năng tổ chức trình bày cho học sinh, kĩ năng nhận xét, đánh giá, phản hồi. - Nhóm kĩ năng đánh giá kết quả bài học: Từ việc nghiên cứu tài liệu [35] cho thấy các nghiên cứu về kiểm tra đánh giá trong lớp học và kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong lớp học của các nƣớc trên thế giới có thể tổng hợp và phân chia thành 3 nhóm kĩ thuật đánh giá là: (i) Kĩ thuật đánh giá kiến thức và kĩ năng; (ii) kĩ thuật đánh giá thái độ, giá trị và sự tự nhận thức của ngƣời học; (iii) kĩ thuật đánh giá phản ứng của ngƣời học đối với hƣớng dẫn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng phân tích bài dạy của giáo viên toán trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu bài học001 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)