CHƢƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Qua quá trình tổ chức thực nghiệm các biện pháp phát triển kĩ năng phân tích bài dạy cho giáo viên theo hƣớng NCBH tác giả nhận thấy các biện pháp đề ra trong quá trình thực nghiệm đã bƣớc đầu mang lại hiệu quả góp phần phát triển kĩ năng phân tích bài học của giáo viên
Một là, sự thay đổi trong nhận thức, thái độ của giáo viên đối với
NCBH: Qua thực tế khi tham gia vào quá trình NCBH, đƣợc trải nghiệm các giờ dạy minh họa, đƣợc trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến, lắng nghe những chia sẻ, đóng góp của đồng nghiệp giúp giáo viên có cơ hội học hỏi, khám phá cái mới, nâng cao năng lực chuyên mơn, tin vào lợi ích mà NCBH mang lại.
Hai là, kĩ năng phân tích bài dạy của giáo viên đƣợc nâng lên qua mỗi
lần dự giờ, tham gia góp ý và thảo luận giờ dạy minh họa. Từ chỗ ngại trình bày ý kiến hoặc chỉ nhận xét giáo viên dạy, giáo viên dự đã thoải mái trình
bày ý kiến, nhận xét của bản thân về các vấn đề mà giáo viên quan sát đƣợc khi dự giờ đặc biệt là hoạt động của học sinh. Giáo viên thảo luận trên tinh thần chia sẻ, đóng góp ý kiến, tiếp thu từ đồng nghiệp nên đã giải đáp đƣợc những vƣớng mắc, những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong q trình giảng dạy. Từ đó giáo viên rút ra những bài học cho bản thân để áp dụng cho thực tế giảng dạy trên lớp của mỗi giáo viên.
Ba là, tạo ra môi trƣờng sƣ phạm thân thiện, nơi mà quan hệ giữa các
giáo viên gần gũi, cởi mở, cùng nhau hợp tác, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau, đúng với tinh thần nhân văn của NCBH.
Bốn là, học sinh đƣợc quan tâm tối đa: Hầu hết các học sinh đƣợc quan
tâm, giúp đỡ kịp thời từ học sinh giỏi đến học sinh yếu. Các nội dung học tập đƣợc thiết kế phù hợp nên học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập phát huy năng lực học tập của học sinh đồng thời cải thiện mối quan hệ thầy, trò gắn kết.
Tuy nhiên trong q trình thực nghiệm cịn gặp phải một số khó khăn nhƣ cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học chƣa đồng bộ nên giáo viên dạy gặp khó khăn trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; bên cạnh đó, lớp học có số lƣợng học sinh đơng nên giáo viên chƣa thực sự theo dõi hết, hỗ trợ kịp thời cho tất cả học sinh.
Kết luận chƣơng 4
Trong chƣơng này tác giả đã tiến hành đƣa nghiên cứu và áp dụng các giải pháp của mình vào quá trình thực nghiệm tại chính ngơi trƣờng mà tác giả đang giảng dạy.
Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm đã chứng minh đƣợc tính đúng đắn, tính khả thi khi vận dụng các giải pháp nhằm phát phát triển kĩ năng phân tích bài dạy của giáo viên theo hƣớng NCBH
Khi bắt đầu triển khai SHCM theo NCBH, giáo viên tỏ ra miễn cƣỡng,
hoài nghi khi tham gia NCBH vì họ đã quen với cách dạy truyền thống, giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều và giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học nên họ khơng hiểu tại sao họ phải tập trung vào thực tế học tập của học sinh. Bên cạnh đó các giáo viên cũng đã quen với cách làm việc độc lập từ khâu lên kế hoạch, soạn giáo án đến dạy, dự giờ trên lớp nên khi làm việc cùng nhau, ban đầu có ít ý kiến đóng góp thảo luận đƣợc đƣa ra do tâm lí khơng muốn chia sẻ của giáo viên. Nhiều giáo viên còn tập trung vào nhận xét giáo viên dạy và nội dung kiến thức bài dạy hơn là nhận xét, quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh.
Tuy nhiên, khi giáo viên tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình NCBH, thái độ của giáo viên đối với nhau dần dần thay đổi. Họ đã mạnh dạn chia sẻ, góp ý, nhận xét, có tinh thần lắng nghe, học hỏi từ những đóng góp, chia sẻ của những đồng nghiệp khác. Các nhận xét của giáo viên chủ yếu tập trung vào hoạt động học tập, thái độ của học sinh trong quá tiếp nhận bài học. Họ cùng nhau tập trung tìm ra giải pháp để học sinh có thể tiếp thu từng nội dung bài học một cách tốt nhất.
Những khó khăn của học sinh đƣợc giáo viên đặc biệt chú ý quan tâm.
Giáo viên dạy lựa chọn, sử dụng những ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện. Còn đối với ngƣời dự giờ, họ đặc biệt chú ý đặt trọng tâm quan sát
vào các biểu hiện tâm lí, thái độ, hành vi trong các tình huống, các hoạt động học tập cụ thể của học sinh để đƣa ra các biện pháp khắc phục.
Trong q trình góp ý thảo luận, qua mỗi buổi thảo luận giáo viên đã có sự thay đổi về cách nhìn nhận, cách đánh giá đối với giáo viên khác điều đó thể hiện ở cách học nhận xét góp ý bài dạy. Giáo viên khơng cịn tập trung nhận xét, đánh giá giáo viên dạy mà chỉ nhận xét học sinh, họ thoải mái trao đổi, bày tỏ quan điểm của mình về nội dung bài dạy, về các hoạt động, cảm xúc của học sinh. Họ chú tâm lắng nghe, ghi chép những nhận xét của giáo viên khác để rút ra bài học cho mình. Khơng khí buổi SHCM thật sự thoải mái, sôi nổi không giống với các buổi SHCM theo truyền thống trƣớc đó. Giáo viên tham gia đã học hỏi đƣợc rất nhiều từ những đóng góp chia sẻ của đồng nghiệp và do đã đƣợc quan sát học sinh của lớp khác học tập nên giáo viên đã rút ra đƣợc kinh nghiệm để áp dụng thành công vào thực tế giảng dạy của lớp mình. Các buổi SHCM này thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho giáo viên, giúp họ phát triển chuyên môn nghiệp vụ của mình và đồng thời góp phần tạo ra mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Qua q trình nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm sƣ phạm, tác giả đã rút ra một số kết luận sau đây: