Thống kê các nhiệm vụ học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng phân tích bài dạy của giáo viên toán trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu bài học001 (Trang 55)

Nhiệm vụ T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 Tổng

Số lượng 2 1 3 3 1 13 3 2 1 1 30 Khi học phần Cung và góc lƣợng giác; Cơng thức lƣợng giác học sinh gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ với các khái niệm mới nhƣ góc lƣợng giác, cung lƣợng giác cho nên để làm quen và tiếp nhận một lƣợng lớn cơng thức khiến học sinh gặp nhiều khó khăn và khi biến đổi lƣợng giác còn nhiều lúng túng dẫn đến sai lầm. Hệ thống bài tập giúp học sinh nắm đƣợc và hiểu rõ các phép biến đổi lƣợng giác, tăng khả năng tƣ duy, tính lơgic, sử dụng các cơng thức lƣợng giác một cách thành thạo để giải toán.

Qua bảng thống kê ta thấy số lƣợng bài tập thuộc các nhiệm vụ có sự chênh lệch rõ rệt do thời lƣợng phân phối chƣơng trình quy định và do mức độ bài tập.

Nhiệm vụ T1, T2 số lƣợng bài tập ít do đây là phần bài tập dễ, ở mức độ nhận biết nên học sinh áp dụng trực tiếp công thức để giải.

Nhiệm vụ T5 với mục đích giúp học sinh biết cách biểu diễn cung trên đƣờng tròn lƣợng giác, xác định dấu của các giá trị lƣợng giác, các cung có liên quan đặc biệt để từ đó vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào việc rút gọn hoặc chứng minh biểu thức lƣợng giác.

Nhiệm vụ T7, T8, T9, T10 mức độ đã khó dần lên tuy nhiên kĩ thuật giải những dạng bài tập này đã có ở nhiệm vụ T6 nên số lƣợng bài tập ít chủ yếu với mục đích cho học sinh nhận dạng các dạng bài tập.

Do thời lƣợng phân phối chƣơng trình phần cơng thức lƣợng giác chỉ có 2 tiết mà phần lí thuyết lại đƣa ra nhiều công thức nên nhiệm vụ T6 với các dạng bài tập tổng hợp, đa dạng về nội dung và ở mức độ vận dụng, vận dụng cao, đòi hỏi học sinh phải biết cách áp dụng công thức, biến đổi công thức

một cách thành thạo nên SGK đƣa nhiều bài tập nhằm giúp học sinh luyện tập, ghi nhớ, biến đổi và sử dụng thành thạo các công thức lƣợng giác.

2.4. Dự giờ sinh hoạt chuyên môn

2.4.1. Thực trạng sinh hoạt chuyên môn hiện nay ở một số trường Trung học phổ thông

Hiện nay các nhà trƣờng, hàng tuần, hàng tháng vẫn duy trì truyền thống và nề nếp tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/lần cho giáo viên. Tuy nhiên phƣơng thức tổ chức thực hiện vẫn chƣa thực sự đổi mới, chƣa mang tính chất chia sẻ chun mơn vì vẫn cịn thiên về đánh giá, đối chiếu so với tiêu chuẩn hoặc có tính “ làm mẫu” của giáo viên giỏi [38, tr 2]. SHCM ở các trƣờng hiện nay thƣờng diễn ra theo hai hình thức: Thứ nhất là tổ chức theo các chuyên đề, thứ hai là dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học.

Ở hình thức thứ nhất, Ban giám hiệu triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, tập huấn phƣơng pháp dạy học và tổ chức trao đổi, thảo luận, học tập các nội dung cụ thể gắn với nhiệm vụ năm học và đặc điểm tình hình và điều kiện cụ thể của mỗi trƣờng nhƣ: Nâng cao chất lƣợng hiệu quả công tác chủ nhiệm, kinh nghiệm dạy một dạng bài, kiểu bài nào đó; kinh nghiệm bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Những nội dung này thƣờng đƣợc giao cho các giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt xây dựng thành các báo cáo chuyên đề hay sáng kiến kinh nghiệm [38, tr.2].

Đối với hình thức thứ hai là dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học, các nhà trƣờng tổ chức thƣờng xuyên hơn, tổ trƣởng là ngƣời lãnh đạo các thành viên mỗi buổi dự giờ có sự tham gia của ban giám hiệu, tổ trƣởng và các giáo viên trong tổ. Sau khi dự giờ tổ chuyên môn tiến hành thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm giờ dạy và đánh giá, cho điểm, xếp loại giáo viên dạy.

Qua thực tế nghiên cứu công tác SHCM tại 3 trƣờng THPT TN, THPT ĐTA và THPT V-B, tôi thấy các trƣờng hiện nay thƣờng tổ chức các buổi SHCM một tháng hai lần cũng với hai hình thức nêu trên. Các buổi SHCM thƣờng đƣợc thực hiện theo quy trình:

+ Dự giờ các giáo viên theo lịch đã đƣa ra từ đầu năm học;

+ Tổ trƣởng chuyên môn triển khai các quyết định, văn bản yêu cầu cần thiết theo quy định đến giáo viên và nhận xét, đánh giá giờ dạy của giáo viên.

2.4.2. Phân tích sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chun mơn của giáo viên

Qua đây ta thấy giáo viên ghi chép nội dung các buổi SHCM còn sơ sài, vẫn mang tính chất hành chính cụ thể là giáo viên ghi tất cả những công việc mà tổ trƣởng chuyên môn đã triển khai, các công việc và yêu cầu của trƣờng, của Sở. Tuy nhiên nội dung chủ yếu của các buổi SHCM ví dụ nhƣ nội dung các buổi trao đổi về các vấn đề liên quan đến chuyên môn, đến những phần kiến thức khó, những khó khăn cần tháo gỡ trong q trình dạy học khơng đƣợc đề cập đến trong sổ ghi chép. Sổ ghi chép nội dung SHCM của giáo viên cũng cho thấy cách nhận xét giờ dạy vẫn tập trung vào nhận xét giáo viên ví dụ nhƣ nhận xét về tác phong, cơng tác chuẩn bị của giáo viên dạy nhƣ thế nào? Phần nội dung kiến thức ngƣời dạy đƣa ra đã hợp lí chƣa? Bên cạnh đó ngƣời dự cũng đƣa ra quan điểm dạy của cá nhân về cách dạy phần kiến thức đó. Hoạt động học tập của học sinh trong giờ học không đƣợc đề cập đến trong nội dung thảo luận. Điều đó cho thấy các buổi SHCM dƣới hình thức nhƣ thế này vẫn là các buổi SHCM truyền thống không phải là SHCM theo NCBH.

2.4.3. Phân tích sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chun mơn của tổ trưởng chun mơn

Hình 2.5. Sổ ghi chép nội dung SHCM của tổ trưởng chuyên môn

Qua thực tế nghiên cứu sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn của tổ trƣởng chuyên môn và sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn của giáo viên, tác giả thấy

rằng các buổi SHCM cịn mang tính chất hành chính, khơng đúng với tinh thần SHCM theo NCBH, SHCM hiện nay còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần phải thay đổi nhƣ:

- Chất lƣợng các buổi SHCM chƣa cao: Các buổi SHCM mới chỉ dừng lại ở việc thông báo các yêu cầu, nghị quyết, các văn bản, chính sách cần thực hiện, các công việc của nhà trƣờng tới giáo viên.

- Việc đầu tƣ nội dung cho các buổi SHCM chƣa chu đáo: Tổ trƣởng chuyên môn mới chỉ nêu ra các hoạt động cần phải làm trong khi đó phần nội dung chính quan trọng là phần kiến thức về chuyên môn chƣa đƣợc mang ra trao đổi, thảo luận hoặc nếu có thảo luận thì nội dung đƣa ra trao đổi cịn chƣa phong phú, chƣa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phƣơng pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ; những vấn đề mới và khó ít đƣợc mang ra bàn bạc, thảo luận. Do đó các buổi SHCM thiếu sức thuyết phục, giáo viên tham gia sơ sài, không thu hút đƣợc sự quan tâm của giáo viên. Quá trình nhận xét cũng với mục đích rút kinh nghiệm nhƣng ở đây cịn mang tính hình thức, chƣa chú trọng vào hoạt động của học sinh mà mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá giáo viên là chính. Việc dự giờ đánh giá trong nhà trƣờng cũng gặp nhiều khó khăn do xuất phát từ mục đích của buổi dự giờ là đánh giá kỹ năng dạy học và năng lực chuyên môn của giáo viên nên tạo áp lực cho cả ngƣời dạy và ngƣời dự. Việc trao đổi ý kiến thƣờng diễn ra một chiều, mỗi giáo viên có thể đƣa ra nhận xét, góp ý của mình về giờ mình tham dự. Ngƣời dự trở thành giám khảo phán xét, đánh giá, góp ý, tuy nhiên những nhận xét, góp ý đó mới chỉ mang tính chất khen, chê giáo viên dạy, các nhận xét góp ý thƣờng tập trung chủ yếu vào việc sửa sai kiến thức khi giáo viên dạy mắc phải hoặc nêu ra quan điểm cá nhân: nếu là tôi, tôi sẽ dạy thế này. Cách đánh giá nhận xét này làm cho giáo viên dạy thấy khơng thoải mái, tạo ra tâm lí ngại tham gia các buổi dự giờ chuyên môn và luôn lo lắng, sợ bị nhận xét chuyên môn. Đặc biệt trong kiểu SHCM truyền thống này, hoạt động của học sinh rất hiếm khi đƣợc đề cập tới

trong q trình góp ý, thảo luận. Ngƣời nhận xét mới chỉ nhận xét giáo viên dạy mà chƣa nhận xét xem học sinh học tập nhƣ thế nào? Học sinh biểu hiện ra sao trong giờ dạy? Có những tình huống nào xảy ra đối với học sinh? Đó chính là những ngun nhân chính dẫn đến chất lƣợng các buổi SHCM chƣa thực sự mang lại hiệu quả và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy học phát triển năng lực hiện nay.

2.4.4. Khó khăn gặp phải khi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Một là, về nhóm chun mơn

- Mất nhiều thời gian cho mỗi lần SHCM theo NCBH, từ khâu họp tổ thảo luận thống nhất ý kiến xây dựng bài dạy đến rút kinh nghiệm đƣa ra bài học. - Do đã quen với cách dự giờ truyền thống nên nhiều giáo viên có thái độ khơng hịa đồng, chƣa sẵn sàng lắng nghe, học hỏi và hợp tác mà thay vào đó vẫn là quan điểm nhận xét nội dung, phán xét ngƣời dạy, làm mất đi tính nhân văn của SHCM theo NCBH.

- Nhiều giáo viên tỏ ra hoài nghi về tác dụng của SHCM theo NCBH: Nhiều giáo viên nghĩ rằng họ giỏi chuyên môn bằng chứng là học sinh giỏi của họ giành giải nhất, giải nhì trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia. Những giáo viên nhƣ vậy họ cảm thấy không cần phải học hỏi thêm nữa.

Hai là, về giáo viên dạy minh họa

- Khi chuẩn bị bài dạy minh họa do mất rất nhiều thời gian từ việc thống nhất nội dung bài dạy, tổng hợp ý kiến đến soạn giáo án nên giáo viên không sẵn sàng hợp tác.

- Trong tiết dạy giáo viên sợ không thể quan sát, để tâm đến hết thái độ, hành động, sai sót của từng học sinh và có phƣơng án giúp đỡ học sinh kịp thời nên giáo viên ngại dạy vì sợ sau mỗi tiết dạy bị tham gia góp ý, đánh giá sẽ hạ thấp uy tín bản thân.

Kết luận chƣơng 2

Nghiên cứu ở chƣơng 2 cho phép tác giả rút ra một số nhận xét sau:

- Công văn 5555/SGDĐT-GDTrH đã chỉ ra vai trò quan trọng của NCBH để nâng cao chất lƣợng các buổi SHCM.

- Sau khi công văn 5555/SGDĐT-GDTrH đƣợc ban hành, Bộ giáo dục và các Sở GD&ĐT căn cứ vào công văn để tổ chức các buổi tập huấn SHCM cho cán bộ giáo viên đã giúp cho giáo viên hiểu bản chất của SHCM theo NCBH và sự khác biệt của SHCM theo NCBH so với cách SHCM truyền thống. Tuy nhiên các trƣờng áp dụng cách SHCM theo NCBH hiện nay cịn rất ít mà vẫn chủ yếu thực hiện SHCM theo cách truyền thống. Qua phân tích sổ SHCM, dự một số giờ SHCM tác giả đƣa ra một số nhận định:

+ Các buổi SHCM hiện nay cịn hình thức và mang tính hành chính hóa chƣa thực sự mang lại hiệu quả cho các buổi SHCM. Tổ trƣởng là ngƣời điều hành các tổ viên hoàn thành các thao tác lặp lại nhƣ đánh giá, nhận xét quá trình hoạt động trong tuần, triển khai một số công việc mới trong thời gian tới hay nhận xét, đánh giá giờ dạy của giáo viên mặt khác SHCM chƣa tập trung vào việc phát hiện và giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc khi thực hiện chƣơng trình;

+ Thái độ của giáo viên đối với SHCM: Nhiều giáo viên hoài nghi về tác dụng của SHCM và sợ các đồng nghiệp đánh giá về mình, nguyên nhân là do những ngƣời dự giờ chỉ quan sát giáo viên mà không quan sát học sinh đồng thời thái độ của giáo viên dự giờ thƣờng là đánh giá thay vì học hỏi; các giáo viên chƣa sẵn sàng chia sẻ, hợp tác cùng nhau xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện hoạt động dạy học; thái độ của giáo viên không phải là hịa đồng, bình đẳng, sẵn sàng học hỏi, hợp tác mà lại là phê phán, đánh giá làm mất đi tính nhân văn của NCBH;

+ Hoạt động của học sinh trong các tiết dự giờ chƣa đƣợc đề cập tới. Khi thảo luận về giờ dạy, cả giáo viên dạy và giáo viên dự chƣa quan tâm đến hoạt

động của học sinh, chƣa thấy đƣợc học sinh mới thực sự là trung tâm của quá trình dạy học.

Chính vì những yếu tố nêu trên mà các buổi SHCM chƣa giúp giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi phát triển chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Do đó tơi thấy cần thiết phải tìm ra những biện pháp giúp phát triển kĩ năng phân tích bài dạy cho giáo viên để nâng cao chất lƣợng giảng dạy đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục và dạy học theo hƣớng phát triển năng lực hiện nay.

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP 3.1. Cơ sở đề xuất

Luật Giáo dục (2005), điều 28 [15, tr.7], đã ghi rõ "Phương pháp giáo

dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Do đó

muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy, cách chỉ đạo , đổi mới cách quản lí từ tổ chuyên môn, đổi mới cách sinh hoạt tổ để cơng tác sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn thực sự có hiệu quả góp phần năng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.

3.2. Định hƣớng đề xuất

3.2.1. Dựa vào khung nghiên cứu bài học PDCA (chu trình cải tiến chất lượng liên tục) lượng liên tục)

PDCA là một phƣơng pháp quản lý bốn bƣớc lặp đi lặp lại đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau hay còn gọi là chu trình cải tiến liên tục.

Nội dung các giai đoạn của chu trình đƣợc giải thích cụ thể nhƣ sau:

Plan (lập kế hoạch): Lập kế hoạch, ở bƣớc này cần phải xác định mục

tiêu, thời gian thực hiện và phƣơng pháp để đạt đƣợc mục tiêu mong muốn.Trong NCBH, Plan gồm hai bƣớc là lập kế hoạch SHCM cho năm học và lập kế hoạch cụ thể cho từng buổi SHCM.

Do (thực hiện kế hoạch): Thực hiện kế hoạch, triển khai chi tiết kế hoạch

đã đƣa ra. Trong NCBH thực hiện kế hoạch thể hiện ở việc tổ chức các buổi SHCM theo NCBH và họp nhóm chun mơn cùng thiết kế nội dung bài dạy minh họa .

Check (kiểm tra): Dựa vào kết quả báo cáo công việc so sánh với mục

hai nội dung đó là kết quả của các bài dạy minh họa và kết quả của các buổi SHCM theo NCBH.

ACT (hành động): Thông qua các kết quả đánh giá thu đƣợc sẽ có những

tác động thích hợp để điều chỉnh nhằm bắt đầu lại chu trình mới với số liệu đầu vào mới. ACT đƣợc thể hiện trong NCBH thông qua việc họp tổ, nhận xét, góp ý bài dạy minh họa để từ đó điều chỉnh, thống nhất nội dung cho bài dạy minh họa lần kế tiếp.

3.2.2. Nghiên cứu bài học là quá trình bồi dưỡng giáo viên giáo viên qua thực tiễn dạy học

Khi tham gia NCBH mỗi giáo viên đƣợc tham gia vào quá trình trao đổi thông tin, đƣợc chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của mình với đồng nghiệp. Giáo viên trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ nhau để hồn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học, đây là hoạt động học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kĩ năng phân tích bài dạy của giáo viên toán trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu bài học001 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)