1.2.3 .Phát triển kĩ năng giao tiếp
1.3. Vai trò của kỹ năng giao tiếp đối với sự phát triển của HS Tiểu học
1.3.1. Đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách
Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách thì kỹ năng giao tiếp đóng vai trị quan trọng bởi nhờ có kỹ năng giao tiếp các em học tập hiệu quả, tự tin tham gia vào hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội, trải nghiệm bản thân. Ở lứa tuổi này, quan hệ xã hội được mở rộng, vì vậy phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS là việc làm có
ý nghĩa, giúp các em tự tin trong học tập, tự chủ trong quan hệ xã hội. Trong các mối quan hệ đó các em biết nói lời yêu cầu đề nghị; Biết chia sẻ niềm vui, các em biết cách nhận thức đúng đắn về mình, nhận biết về đối tượng giao tiếp, biết cách tiếp cận với đối tượng giao tiếp và biết bày tỏ thái độ, quan điểm của
kỹ năng giao tiếp giúp cho HS biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
Hình thành kỹ năng giao tiếp cho HS Tiểu học nhằm trang bị cho người học những tri thức, những khái niệm về giao tiếp. Trên cơ sở đó giúp các em
có kỹ năng bày tỏ thái độ, quan điểm của mình trước các vấn đề của cuộc sống, đặt ra trong các quan hệ của trẻ ở gia đình, nhà trường và xã hội. Xuất phát từ vai trị của kỹ năng giao tiếp đối với q trình phát triển nhân cách HS địi hỏi nhà trường, GV cần có nhận thức đúng kỹ năng giao tiếp và tiến hành phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS.
1.3.2. Phát triển kỹ năng giao tiếp tạo nên hệ giá trị sống tích cực củahọc sinh học sinh
Đối với HS Tiểu học việc phát triển kỹ năng giao tiếp có tầm quan trọng rất lớn trong sự phát triển sau này, sẽ giúp các em hướng tới giá trị sống tích cực đó là giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị về lịng khoan dung, giá trị về trí tuệ… Phát triển kỹ năng giao tiếp vai trò rất to lớn trong việc bắt đầu tạo nên hệ giá trị sống cho các em, giúp các em thể hiện được giá trị của bản thân vào cuộc sống và từ đó, các em trưởng thành với một hệ giá trị tích cực bởi thành quả của q trình GD. Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ năng giao tiếp cịn xây dựng và tạo nên nét văn hóa trong nhà trường. Đó là văn hóa ứng xử và văn hóa giao tiếp.
1.3.3. Giúp HS tạo lập các mối quan hệ trong cuộc sống
Đối với HS Tiểu học giao tiếp giúp cho HS trao đổi tri thức, thông tin trong học tập, rèn luyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống... Nhờ có giao tiếp, HS biết cách bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy nhà GD cần hướng dẫn các em, giúp các em Biết - Hiểu - Hành động và cộng tác trong quan hệ giao tiếp với người khác.
Ở đây, ta thấy vai trị của kỹ năng giao tiếp trong hình thành các mối quan hệ ở lứa tuổi học trò bậc Tiểu học. Những tiếp xúc rộng rãi với bạn bè, quan hệ với các thầy cô giáo thông qua việc học, sinh hoạt, vui chơi... mà các em đã xuất hiện nhu cầu giao tiếp, hình thành các mối quan hệ xã hội mới trong lớp, trong trường.... đã làm cho các mối quan hệ của các em trở thành rộng hơn, sinh động hơn.