1.2.3 .Phát triển kĩ năng giao tiếp
1.4. Đặc điểm phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh tiểu học
1.4.1. Khái quát về học sinh tiểu học
Cấp tiểu học có từ lớp 1 đến lớp 5 dành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi (đối với những em khơng có điều kiện bình thường để đi học đúng tuổi có thể học muộn 1-2 năm, nghĩa là học sinh tiểu học có thể có trẻ em ở tuổi 13-14). Học sinh tiểu học có các đặc trưng sau:
- Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên nên ngây thơ, trong sáng. Bản tính của trẻ em ln được thể hiện ra bên ngồi khơng hề che giấu, khơng hề đóng “đóng kịch”. Chính vì thế mà người xưa ln có câu “đi hỏi già về nhà hỏi trẻ”. Trong những hoàn cảnh nhất định, do tác động không đúng từ bên ngồi, từ phía người lớn nên nhiều trẻ em đã tập nhiễm tật xấu mà ta thường gặp, đó là tật “nói dối”. Hiện nay, nhiều nền giáo dục văn minh tiên tiến đang hướng tới việc giữ gìn và tơn trọng bản tính hồn nhiên của trẻ em.
- Học sinh tiểu học là những nhân cách đang hình thành, là những thực thể đang lớn lên, đang hồn thiện về cơ thể (sinh lí) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lí). Trẻ em ở lửa tuổi tiểu học là nhân cách đang hình thành chứ chưa phải là một cá nhân đã định hình đầy đủ và ổn định (cho dù chỉ là tương đối), chưa trường thành đạt độ chín như một nhân cách cơng dân. Học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực để tồn tại như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, gia đình và xã hội.
Trẻ ở lứa tuổi tiểu học thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo. Hoạt động học tập có ý nghĩa và vai trị đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học.
Đối với học sinh tiểu học thì tất cả cịn ở phía trước, các em sống ln hướng tới ngày mai, hướng tới tương lai, các em dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới.
+ Cấp độ thứ nhất gồm lớp 1, 2, 3. Lớp 1 là đầu vào của cấp Tiểu học. + Cấp độ thứ hai gồm lớp 4, 5. Lớp 5 là đầu ra của cấp Tiểu học.
1.4.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh tiểu học
1.4.2.1. Đặc điểm quá trình nhận thức
-Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và nặng về tính khơng chủ định. Học sinh đầu cấp tri giác thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của bản thân. Đối với trẻ, tri giác sự vật có nghĩa là phải làm cái gì đó đối với sự vật, như cầm, nắm, sờ mó vào sự vật ấy. Khi học sinh tri giác thì cảm xúc của các em rất rõ. Điều mà các em tri giác đầu tiên từ sự vật là những dấu hiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em cảm xúc. Vì thế, cái trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được các em tri giác tốt hơn.
- Học sinh tiểu học khả năng chú ý có chủ định cịn yếu. Các em ở đầu cấp thường chú ý khi có động cơ gần (như được điểm cao, được cô khen), đến cuối cấp thì các em đã có thể duy trì chú ý ngay cả khi có động cơ xa (như các em chú ý vào cơng việc khó khăn nhưng khơng hứng thú vì biết chờ đợi kết quả trong tương lai).
- Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ lơgíc, vì lứa tuổi này hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở các em tương đối chiếm ưu thế. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những câu giải thích bằng lời.
- Tưởng tượng là một quá trình nhận thức quan trọng của học sinh tiểu học. Nếu tưởng tượng của học sinh phát triển yếu, khơng đầy đủ thì sẽ gặp khó khăn trong hành động, trong học tập. Tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh của tưởng tượng cịn đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững. Càng về cuối cấp, tưởng tưởng của học sinh càng gần hiện thực hơn. Sở dĩ như vậy vì các em đã có kinh nghệm phong phú hơn, đã lĩnh hội được tri thức khoa học từ quá trình học tập.
- Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Theo J. Piaget (nhà tâm lý học Thụy Sĩ), tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể.
1.4.2.2. Đặc điểm nhân cách
- Về tính cách: Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như tính hồn nhiên, ham hiểu biết, lịng thương người, lịng vị tha. Hồn nhiên trong quan hệ với mọi người, với thầy cô, với người lớn, với bạn bè. Ở tuổi này, tính bắt chước các em cịn đậm nét. Các em bắt chước hành vi, cử chỉ của giáo viên, của những người được các em coi là “thần tượng”.
-Về nhu cầu nhận thức: Vào lớp 1, nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển và thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết mọi thứ có liên quan. Trước hết là nhu cầu tìm hiểu những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, tiếp đến, lên lớp trên, là nhu cầu gắn liền với sự phát hiện nguyên nhân, tính quy luật, các mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng.
- Về tình cảm: Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình. Các em chưa biết kiềm chế tình cảm của mình, chưa biết kiểm tra sự biểu hiện tình cảm ra bên ngồi, các em bộc lộ tình cảm của mình một cách hồn nhiên, chân thật và nhiều khi vụng về, thiếu tinh tế.