Hoạt động trải nghiệm với việc phát triển kỹ năng giao tiếpcho học sinh tiểu

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

1.2.3 .Phát triển kĩ năng giao tiếp

1.6. Hoạt động trải nghiệm với việc phát triển kỹ năng giao tiếpcho học sinh tiểu

học sinh tiểu học

1.6.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí nhất định.

Theo Đinh Thị Kim Thoa định nghĩa: Hoạt động trải nghiệm là hoạt

động GD thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực.

Theo Bùi Ngọc Diệp: Hoạt động trải nghiệm là một biểu hiện của hoạt

động GD đang tồn tại trong chương trình giáo dục hiện hành. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động mang tính xã hội, thực tiễn đến với môi trường GD trong nhà trường để HS tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; Bổ trợ cho và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình GD thực hiện tốt nhất mục tiêu GD. Hoạt động này nhấn mạnh trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt sáng tạo.

Theo Ngô Đăng Dung: Hoạt động trải nghiệm là thuật ngữ dùng để chỉ

các hoạt động GD trong nhà trường được tổ chức phù hợp với bản chất hoạt động của con người, tính từ trải nghiệm sáng tạo để nhấn mạnh bản chất hoạt động chứ khơng phải một dạng hoạt động mới.

Theo Lê Huy Hồng, Hoạt động trải nghiệm là hoạt động xã hội, thực

tiễn giúp HS tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất năng lực; Nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển bản thân; Bổ trợ và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình GD thực hiện tốt nhất mục tiêu GD. Hoạt động này nhấn mạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và được tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo.

Nhìn chung, dù được diễn đạt bằng những cách khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất ở một điểm, coi hoạt động trải nghiệm là hoạt động GD, tổ

chức theo phương thức trải nghiệm và sáng tạo nhằm góp phần phát triển tồn diện nhân cách HS. Trên cơ sở phân tích các khái niệm (thuật ngữ) liên quan cũng như theo định hướng chương trình GD phổ thơng mới, các mục tiêu của hoạt động GD (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực hiện chỉ trong một hoạt động có tên gọi hoạt động trải nghiệm. Như vậy, hoạt động trải nghiệm sẽ thực hiện tất cả mục tiêu và nhiệm vụ của các HĐGDNGLL, hoạt động tập thể, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp… và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ GD của giai đoạn mới.

Như vậy, căn cứ vào định nghĩa về hoạt động trải nghiệm trong các chương trình GD phổ thơng hiện hành, căn cứ vào u cầu đổi mới GD, hoạt động trải nghiệm được định nghĩa như sau: Hoạt động trải nghiệm là hoạt

động GD, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng HS được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành, phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị kỹ năng sống và những năng lực cần có của cơng dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng.

1.6.2. Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS thôngqua hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học. qua hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học.

Trong tháp nhu cầu của A.Maslow thì nhu cầu xã hội, trong đó có giao tiếp đứng tầng thứ ba sau nhu cầu về sinh lý và an tồn. Ơng cha ta thường nói: Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cho ta cái nghiệp. Việc học sinh tiểu học có điều kiện giao tiếp và tiếp xúc môi trường thực tế quá ít. Việc quá chú trọng vào cung cấp kiến thức học tập, chưa chú trọng đến rèn luyện kỹ năng làm cho HS thiếu sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong môi trường giao tiếp.

Trong nhiều năm qua, vấn đề kỹ năng giao tiếp càng thu hút cộng đồng quan tâm. Việc thực hiện rèn luyện KNS cho học sinh trong đó có kỹ năng giao

tiếp đã được đưa vào tích hợp trong các mơn học. Tuy nhiên nếu chỉ gói gọn trong các mơn học thì khó có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm giúp các em nhận thức, định hướng đúng đắn, chủ động sáng tạo, biết hợp tác, biết phối hợp, biết cách ứng xử dối với thầy cơ, bạn bè, gia đình và xã hội, tạo cho các em có được sự tự tin trong giao tiếp, đồng thời giúp các em có được tâm thế thoải mái, sẵn sàng trong các hoạt động và học tập.

Thông qua hoạt động trải nghiệm là cơ hội hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoài trường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào rèn luyện kỹ năng giao tiếp đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Tuy nhiên,qua thực tế cho thấy hoạt động trải nghiệm còn nhiều hạn chế như: làm theo phong trào, chủ điểm, qua loa, chiếu lệ, nói chính xác hơn cịn xem nhẹ vai trị của hoạt động này, nếu có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, đối phó. Nội dung cịn đơn điệu chưa khắc sâu vào ý thức học sinh, chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng nên dẫn đến chất lượng và hiệu quả rèn luyên thông qua hoạt động trải nghiệm chưa cao.

Muốn làm tốt công tác rèn luyện giao tiếp thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp, CBQL và GV nhà trường phải nhận thức rõ vai trò của hoạt động này, xem hoạt động rèn luyện ngoài giờ lên lớp là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường để đề ra biện pháp chỉ đạo và phối hợp hoạt động phù hợp.

Sau khi tìm hiểu rèn luyện kỹ năng giao tiếp thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp tại trường và các đơn vị bạn, tôi nhận thấy những hạn chế khi tổ chức các hoạt động rèn luyện là:

Đối với CBQL: Công tác quản lý chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, kế hoạch, nội dung, biện pháp cịn chung chung, thiếu tính hệ thống, thiếu qui

trình, thiếu sáng tạo và chưa có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực chất kỹ năng giao tiếp của HS.

Đối với GV: Còn hạn chế về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và phương pháp rèn luyện cho học sinh. Đa phần GV còn chú trọng quá nhiều kiến thức các môn học nên chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng cho HS. Về phía HS: Các em cịn q thụ động, rụt rè, chưa tự tin phát biểu ý kiến, chưa mạnh dạn trong việc giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Bên cạnh đó, vấn đề đáng quan tâm là các em tiếp thu văn hoá ứng xử theo hướng tiêu cực, thiếu chọn lọc từ xã hội nên ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng giao tiếp.

Về phía gia đình: Một phần do cuộc sống, hồn cảnh và môi trường sống nên ít nhiều thiếu sự quan tâm giáo dục con em hoặc quan tâm không đúng mức cũng ảnh hưởng đến kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng giao tiếp của các em.

Về môi trường xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng đa dạng và phong phú cũng tác động ít nhiều đến q trình tiếp nhận thơng tin của trẻ.

Tóm lại: Từ những nhận định trên, từ thực tiễn nhu cầu xã hội và đáp

ứng mục tiêu giáo dục tồn diện, việc rèn kỹ năng giao tiếp thơng qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.

1.6.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm với việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học giao tiếp cho học sinh tiểu học

Hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học được xác định theo mục tiêu của giáo dục phổ thơng và tính đến đặc điểm lứa tuổi của từng khối lớp đồng thời phải đáp ứng nhu câu phát triển của xã hội và nhân cách của người học. Hoạt động trải nghiệm thuận lợi về mặt thời gian, không gian hoạt động, phong phú về nội dung và hình thức tổ chức. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm phù hợp cho việc giáo dục và tích hợp nhiều nội dung một cách linh hoạt và sáng tạo, phát huy được tính tích cực cho người học, thơng qua hoạt động này người học được rèn luyện nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng giao tiếp.

- Hoạt động trải nghiệm là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố kỹ năng giao tiếp được học trên lớp thông qua các mơn học. Hàng ngày trong các giờ học chính khóa, các em được rèn các kỹ năng lắng nghe, nói, trình bày… từ đó các em có được một số kỹ năng giao tiếp cơ bản. Thông qua hoạt động trải nghiệm các em có thể vận dụng những kỹ năng đã được giáo dục vào các hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp và hiệu quả.

- Hoạt động trải nghiệm là cơ hội để học sinh tự bộc lộ kỹ năng giao tiếp, khẳng định mình, dần hình thành cá tính và nhân cách của bản thân. Thơng qua các hoạt động, các em sẽ có điều kiện để tiếp xúc, để thể hiện, để trao đổi một cách tự nhiên, bộc lộ cá tính, biết điều chỉnh hành vi trong giao tiếp.

- Hoạt động trải nghiệm là mơi trường ni dưỡng và phát triển tính chủ thể cho HS. Thơng qua mơi trường này giúp HS tự tin, mạnh dạn, chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Các kỹ năng giao tiếp được thể hiện khi các em có mơi trường để tham gia hoạt động, có điều kiện để các em tiếp xúc, trao đổi thông tin, biết cách tiếp nhận nhiều nguồn thông tin và chủ động trong hoạt động thông qua giao tiếp.

- Hoạt động trải nghiệm là điều kiện tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia vào việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS. Nhà trường tổ chức các nội dung hoạt động để HS phát huy kỹ năng giao tiếp của mình. HS được tham gia các hoạt động xã hội, được tiếp xúc với các lực lượng bên ngoài nhà trường, sự hợp tác và chia sẽ giúp các em sống một cách có ích và lành mạnh, thích nghi được với mơi trường xã hội và có cách ứng xử phù hợp theo sự phát triển của xã hội. Gia đình sẽ là điểm tựa để học sinh phát triển các KNS trong đó có giao tiếp. Gia đình cùng nhà trường phối hợp, uốn nắn, điều chỉnh hành vi giao tiếp cho các em, hướng dẫn vận dụng phù hợp vào thực tế trong đời sống.

1.6.4. Mục đích, nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp thơng qua hoạt động trải nghiệm

1.6.4.1. Mục đích rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm:

Mục đích của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS là để:

- Tăng cường nhận thức, góp phần phát triển các kỹ năng trong giao tiếp. Bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho học sinh, thơng qua các hoạt động trải nghiệm làm HS bộc lộ hứng thú, sở trường và năng lực đồng thời rèn cho các em sự tự tin khi tham gia vào hoạt động giao tiếp.

- Rèn luyện hệ thống kỹ năng, hành vi trong giao tiếp. Rèn kỹ năng cho HS để nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động trong giao tiếp, đồng thời rèn luyện hành vi, thói quen tốt trong ứng xử với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và xã hội.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hố, có thói quen tốt trong học tập, lao động cơng ích và các hoạt động khác.

- Hoạt động trải nghiệm rèn cho học sinh kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổ chức, điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.

- Hoạt động trải nghiệm rèn cho học sinh các kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh, kỹ năng hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô giáo, do nhà trường hoặc tập thể giao cho.

1.6.4.2. Nội dung rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm

- Rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp giữa cá nhân với bạn bè, từng người thân, từng người khác trong cuộc sống. Thông qua hoạt động trải nghiệm rèn cho HS kỹ năng làm quen với bạn bè cụ thể như làm quen với người bạn mới, cách giao tiếp, cách cư xử, lắng nghe, trao đổi thông tin cho nhau. Trong

cách bày tỏ ý kiến và rèn luyện hành vi ứng xử tốt với người thân. Ngoài xã hội, HS có thể tham gia vào các hoạt động, các em được rèn các kỹ năng hợp tác, tự phục vụ,

- Rèn cho HS kỹ năng giao tiếp với nhóm (chủ yếu là nhóm bạn của mỗi em). Các em được tiếp xúc với các thành viên trong nhóm. HS được trao đổi ý kiến, tranh luận, cách trình bày ngơn ngữ trước đám đơng. Thơng qua hoạt động nhóm trẻ sẽ được sự hỗ trợ tích cực của các thành viên, từ đó các kỹ năng giao tiếp ln ln được rèn luyện và phát triển.

- Rèn cho HS kỹ năng giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng. Khi HS đã có sự tự tin trong giao tiếp thì sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm ngày càng cao, HS có thể phát triển các kỹ năng trình bày ý kiến, lắng nghe, trả lời các tình huống thích hợp, đồng thời phát huy vai trị thủ lĩnh trong nhóm. Bên cạnh đó sự giao lưu giữa các nhóm với nhau tạo cho HS có khả năng giao tiếp tốt với mọi người trong nhà trường hoặc cộng đồng.

1.6.4.3. Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm

1.6.4.3.1. Các phương pháp

- Phương pháp tiếp cận cùng tham gia: Tạo sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh và tăng cường sự tham gia của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng.

- Phương pháp tiếp cận hướng vào cá thể: Dựa vào kinh nghiệm sống và đáp ứng nhu cầu của học sinh.

- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia từ đó rèn luyện kỹ năng và hành vi.

1.6.4.3.2. Hình thức tổ chức các hoạt động trải

- Hoạt động xã hội và nhân văn: Bước đầu đưa học sinh vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là hoạt động mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này các

em sẽ được rèn luyện thêm về kỹ năng giao tiếp trong xã hội, tình người và phát triển nhân cách.

- Hoạt động tiếp cận khoa học - công nghệ tiên tiến: HS tham gia vào các hoạt động này sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tịi. Thơng qua các hoạt động này tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu, làm quen

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

w