Đánh giá chung thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếpcho học sinh tại các

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 77)

1.2.3 .Phát triển kĩ năng giao tiếp

2.4. Đánh giá chung thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếpcho học sinh tại các

sinh tại các trường Tiểu học ở huyện Lập Thạch.

2.4.1. Thuận lợi

- Kỹ năng giao tiếp được xem kỹ năng quan trọng và là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác của con người. Có kỹ năng giao tiếp con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt động trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp giúp con người phát triển và hoàn thiện hơn trong mọi lĩnh vực.

- Mục tiêu của giáo dục phổ thông đang chuyển từ hướng trang bị kiến thức sang trang bị các kỹ năng, năng lực cần thiết cho các em học sinh. Vì thế việc rèn luyện các kĩ năng, trong đó có kỹ năng giao tiếp vận dụng vào thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết.

- Vấn đề giáo dục KNS trong đó có kỹ năng giao tiếp đã được Bộ GD&ĐT đưa vào tích hợp thơng qua các mơn học và hoạt động trải nghiệm là tiền đề cho việc tổ chức và rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho HS trong q trình học tập.

- Về phía lãnh đạo UBND huyện và ngành GD&ĐT huyện Lập Thạch trong những năm qua, rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Vì thế có nhiều chủ trương, chính sách, chỉ đạo, phối hợp trong công tác giáo dục và rèn luyện KNS cho HS.

- Đội ngũ CBQL, GV ở các trường tiểu học có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua các môn học và hoạt động trải nghiệm trong giai đoạn hiện nay.

-Các hoạt động học tập và hoạt động trải nghiệm của HS có nhiều chuyển biến tích cực, tiến bộ rõ nét về chất lượng học tập và các kỹ năng giao tiếp cơ bản.

2.4.2. Khó khăn

- Vấn đề xã hội rất quan tâm hiện nay đó là KNS, kỹ năng giao tiếp của HS, trong đó có văn hố ứng xử của HS trong giao tiếp ngày càng sa sút nghiêm trọng. Kỹ năng giao tiếp của học sinh còn rất nhiều hạn chế, các em chưa biết cách giao tiếp linh động trước các tình huống trong nhà trường, gia đình và xã hội.

- Về phía cán bộ làm cơng tác quản lý cịn nhiều hạn chế về kỹ năng lập kế hoạch trong đó có kế hoạch rèn luyện KNS cho HS, chưa đáp ứng được mục tiêu và tầm nhìn phát triển giáo dục tồn diện cho HS.

- Cơng tác đào tạo và bồi dưỡng GV cịn rất nhiều bất cập, tình trạng thiếu GV, đặc biệt là GV chuyên trách trong các hoạt động giáo dục và hoạt động trải nghiệm.

- Tài liệu chuyên ngành, tài liệu về kỹ năng giao tiếp cho HS chưa nhiều nên việc tìm hiểu, tham khảo và định hướng cho GV trong việc rèn luyện kỹ năng

giao tiếp cho HS gặp nhiều khó khăn. GV chủ yếu tổ chức bằng kinh nghiệm, bằng vốn sống nên hình thức và phương pháp rèn luyện hiệu quả chưa cao.

- Các hoạt động trải nghiệm chưa phát huy hết hiệu quả, chưa được CBQL, GV quan tâm. Các hình thức tổ chức chưa sinh động, phong phú và sáng tạo. Phần lớn các hoạt động tổ chức theo phong trào, thiếu chiều sâu.

- Điều kiện CSVC các trường tiểu học còn hạn chế, thiếu sân bãi, thiếu các phòng chức năng nên việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm chưa được phát triển mạnh mẽ.

- Công tác phối hợp giáo dục và rèn luyện cho HS giữa nhà trường - gia

đình và xã hội chưa tích cực làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng rèn luyện.

2.4.3. Thực trạng

- Huyện Lập Thạch là một trong những huyện cịn khó khăn của tỉnh Vĩnh Phúc, các hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và các dịch vụ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, nên nguồn thu ngân sách khơng cao. Vì thế kinh phí đầu tư cho giáo dục cịn hạn chế. Bên cạnh đó các trường học có quy mơ nhỏ, điều kiện sân bãi chưa đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục và các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho HS.

- Một số CBQL, GV chưa thật sự nhận thức tầm quan trọng của hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS. Chưa có kế hoạch rèn luyện cụ thể từng nội dung, từng giai đoạn. Một số GV chưa năng động, tìm tịi sáng tạo trong các hoạt động rèn luyện. Đa phần GV chỉ dừng lại ở mức độ giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua các môn học, chưa thấy được vai trị tích hợp của hoạt động trải nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng cho HS.

-Hoạt động trải nghiệm chưa được đầu tư đúng mức về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức. Chưa phát huy hết vai trò của hoạt động trải nghiệm trong việc rèn KNS cho HS trong đó có KN quan trọng là kỹ năng giao tiếp.

Các hoạt động còn chạy theo phong trào, thiếu đầu tư và mục đích tổ chức nên chưa phát huy hết hiệu quả công tác.

- Công tác quản lý các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS cịn mang tính hình thức, thiếu kế hoạch chiến lược. Cơng tác kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo tính thường xun nên những tồn tại, thiếu sót khơng được kịp thời khắc phục.

- Năng lực của đội ngũ GV và chuyên trách trong cơng tác rèn kỹ năng giao tiếp cịn nhiều yếu kém, đa phần thực hiện bằng kinh nghiệm, vốn sống, tự phát nên hiệu quả rèn luyện chưa cao.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chưa sâu rộng đến từng phụ huynh học sinh về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS nên việc phối hợp rèn luyện gặp nhiều bất cập và thiếu sự hợp tác.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho HSTH còn nhiều hạn chế đa số các em học sinh Tiểu học chưa hình thành một cách vững chắc về các kỹ năng giao tiếp cơ bản. Cụ thể là nhận thức và thực tiễn được xác định qua nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện các mục tiêu giáo dục cho HSTH thông qua HĐTN đạt hiệu quả chưa cao. Sự phát huy phát triển kỹ năng giao tiếp của HS diễn ra không đồng đều ở các kỹ năng giao tiếp khác nhau đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác… Mặc dù CBQL, GV đã nhận thức được khái niệm, bản chất và mức độ cần thiết rèn kỹ năng giao tiếp cho HS, nhưng còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức nội dung và phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS. Việc tổ chức rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt HĐTN là nguyên nhân của những hạn chế nói trên, làm cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm ở chương 3 của luận văn.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 77)

w