Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 90 - 99)

1.2.3 .Phát triển kĩ năng giao tiếp

3.4. Thực nghiệm sư phạm

3.4.4. Phương pháp thực nghiệm

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 4, lớp 5 với chủ đề “Chúng em với khu di tích lịch sử Đền Hùng”.

- Tập huấn cho giáo viên tiểu học có kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm và tổ chức các hoạt động phong trào, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS.

- Trước khi thực nghiệm tiến hành cho HS làm bài kiểm tra, kết hợp phỏng vấn, quan sát… để đánh giá HS trên hệ thống các tiêu chí sau:

- Về nhận thức của HS:

1. Nhận thức việc tham gia hoạt động là trách nhiệm và quyền lợi của học sinh

2. Nhận thức về vai trò của cá nhân học sinh trong các hoạt động chung

của lớp

3. Nhận thức của HS về Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng - Về kỹ năng giao tiếp và tham gia hoạt động:

4. Kỹ năng tham gia thiết kế các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên

5. Kỹ năng điều phối, phối hợp với nhau thực hiện các hoạt động trong quá trình trải nghiệm

6. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt với bạn, với thầy cô giáo trong trong quá trình trải nghiệm

7. Kỹ năng thể hiện bản thân qua lời nói, giao tiếp trong quá trình trải nghiệm

- Về thái độ của HS khi tham gia hoạt động:

8. Có hứng thú, vui vẻ tham gia các hoạt động

9. Tự giác và phát huy tính tích cực cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động

10. Tuân thủ kỷ luật và các quy định của tập thể trong hoạt động trải nghiệm

- Sau khi thực nghiệm tiến hành kiểm tra lại kiến thức, kỹ năng của học sinh với các bài kiểm tra tương tự đầu vào, phỏng vấn, quan sát… để chấm điểm theo tiêu chí. Kết quả thu được sau thực nghiệm được phân tích, đối sánh với kết quả trước khi thực nghiệm.

3.4.5. Kết quả thực nghiệm

- Thực nghiệm 300 HS lớp 4, lớp 5: Trường TH thị trấn, Trường TH Quang Sơn, Trường Tiểu học Đình Chu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc.

- Thời gian thực nghiệm tháng 5/2020.

Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Tiê Yếu Trung Khá Giỏi Yếu Trung Khá Giỏi

u bình Điểm 9- 1-4 bình

1-4 điểm 7-8 Điểm 7-8 Điểm Điểm 9-10

chí điểm 5-6 10 điểm điểm 5-6

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 0 0,0 110 36,7 163 54,3 27 9,0 0 0,0 57 19,0 171 57,0 72 24,0 2 0 0,0 83 27,7 152 50,7 65 21,7 0 0,0 65 21,7 152 50,7 83 27,7 3 4 1,3 167 55,7 99 33,0 30 10,0 0 0,0 87 29,0 179 59,7 34 11,3 4 19 6,3 148 49,3 114 38,0 19 6,3 4 1,3 27 9,0 193 64,3 76 25,3 5 27 9,0 155 51,7 76 25,3 42 14,0 8 2,7 72 24,0 148 49,3 72 24,0 6 11 3,7 114 38,0 152 50,7 23 7,7 0 0,0 72 24,0 186 62,0 42 14,0 7 42 14,0 197 65,7 27 9,0 34 11,3 8 2,7 125 41,7 99 33,0 68 22,7 8 30 10,0 80 26,7 148 49,3 42 14,0 4 1,3 60 20,0 171 57,0 65 21,7 9 57 19,0 110 36,7 103 34,3 30 10,0 11 3,7 65 21,7 137 45,7 87 29,0 10 11 3,7 95 31,7 126 42,0 68 22,7 4 1,3 46 15,3 174 58,0 76 25,3

-300 HS= 100%

-Về nhận thức của HS:

1. Nhận thức việc tham gia hoạt động là trách nhiệm và quyền lợi của học sinh 2. Nhận thức về vai trò của cá nhân học sinh trong các hoạt động chung của lớp

3. Nhận thức của HS về Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng - Về kỹ năng giao tiếp và tham gia hoạt động:

4. Kỹ năng tham gia thiết kế các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên 5. Kỹ năng điều phối, phối hợp với nhau thực hiện các hoạt động trong quá trình trải nghiệm

6. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt với bạn, với thầy cơ giáo trong trong q trình trải nghiệm

7. Kỹ năng thể hiện bản thân qua lời nói, giao tiếp trong q trình trải nghiệm -Về thái độ của HS khi tham gia hoạt động:

8. Có hứng thú, vui vẻ tham gia các hoạt động

9.Tự giác và phát huy tính tích cực cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động

10. Tuân thủ kỷ luật và các quy định của tập thể trong hoạt động trải nghiệm

Ghi chú: Việc đánh giá các tiêu chí HS đạt được cả trước và sau thực

nghiệm được tính trên thang điểm 10, cụ thể như sau: Yếu (0-4 điểm); Trung bình (5-6 điểm); Khá (7-8 điểm); Giỏi (9-10 điểm).

Kết quả thực nghiệm thể hiện trên bảng 3.1 thể hiện rõ:

* Về nhận thức của HS:

- Nhận thức việc tham gia hoạt động là trách nhiệm và quyền lợi của học

sinh: HS nhận thức được việc rèn luyện kĩ năng thông qua hoạt động trải nghiệm là trách nhiệm và quyền lợi của mình. HS tham gia các hoạt động tích cực, chủ động, có hứng thú. Do vậy chỉ nhận thức có sự thay đổi tỉ lệ HS trung bình giảm 19%, trong khi đó tỉ lệ điểm Giỏi tăng lên 24,1 %. Các em thấy được tham gia các hoạt động trải nghiệm là cơ hội để hình thành và rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.

- Nhận thức về vai trò của cá nhân học sinh trong các hoạt động chung của lớp: Mỗi HS nhận thức được vai trò của bản thân trong hoạt động tập thể. Tích cực, chủ động trong cơng việc, thấy được mối quan hệ chặt chẽ của mỗi thành viên trong một tập thể. HS tham gia đầy đủ, yêu thích hơn các hoạt động trải nghiệm, từ đó rèn luyện tốt các kĩ năng, củng cố thêm kiến thức... Trước khi thực nghiệm tỉ lệ HS đạt loại Giỏi có 65 em đạt tỉ lệ 21,5%. Sau thực nghiệm kết quả cho thấy tỉ lệ HS đạt mức Giỏi tăng lên đáng kể 83 em đạt 27,8 %

- Nhận thức của HS về Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng: Qua hoạt động thực tế trải nghiệm tại khu di tích Đền Hùng HS đã biết được giá trị lịch sử và văn hóa Đền Hùng. Biết được sự tác động của môi trường ảnh hưởng đến di tích lịch sử. Từ đó có kiến thức về mối liên hệ giữa môi trường tự nhiên với di tích lịch sử, mà chỉ ra các giải pháp bảo vệ, bảo tồn di tích lịch sử.

+ Thơng qua hoạt động trải nghiệm HS có kỹ năng làm việc nhóm, quan

sát, tổng hợp các yếu tố của mơi trường.

+ Qua tìm hiểu về các giá trị di tích lịch sử mà các em hình thành trong mình lịng q trọng, u mến di tích quê hương, trân quý những thành quả cha ơng để lại và có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ di tích lịch sử.

+ Qua buổi tham quan trải nghiệm, các em góp phần tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng địa phương ý thức bảo vệ các di tích lịch sử, có giải pháp hạn chế tác động của thời gian vào di tích. Các em cũng tự nhận thức được vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của di tích lịch sử Đền Hùng nói riêng và các di tích lịch khác nói chúng. Qua kiểm tra nhận thức kết quả cho thấy: Trước khi trải nghiệm vẫn cịn học sinh khơng tích cực, khơng hứng thú, khơng hiểu biết về các di tích (Tỉ lệ HS Trung bình 167 em đạt 55,7%). Sau khi đi trải nghiệm thực tế tỉ lệ HS Trung Bình giảm cịn 87 em đạt 29,0% và tỉ lệ HS Khá, Giỏi tăng cao.

*Về kỹ năng giao tiếp và tham gia hoạt động:

viên: Về kĩ năng thiết kế các hoạt động của các em được cải thiện rõ rệt. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em tích cực thiết các hoạt động: Trị chơi, thi thuyết trình, các hoạt động vui chơi… Thơng qua đó các em được rèn luyện rất nhiều kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, và đặc biệt là kĩ năng tổ chức các hoạt động.

- Kỹ năng điều phối, phối hợp với nhau thực hiện các hoạt động trong quá trình trải nghiệm: Qua hoạt động này các em được rèn luyện kĩ năng điều phối các hoạt động trong suốt quá trình trải nghiệm. Các em biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, tổ để hoạt động có hiệu quả. Mỗi thành viên cũng tự nhận thức được vài trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động tập thể, góp phần làm nên thành cơng cho các hoạt động tập thể.

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt với bạn, với thầy cơ giáo trong trong q trình trải nghiệm: Trong suốt q trình trải nghiệm HS được giao tiếp với bạn bè, thầy cô giúp các em tự tin hơn, dám thể hiện mình trước tập thể.

- Kỹ năng thể hiện bản thân qua lời nói, giao tiếp trong q trình trải nghiệm: Nhờ thực tế trải nghiệm, các em được tham gia các hoạt động tập thể giúp các em mạnh dạn, tự tin nói trước đơng người, tự tin bày tỏ sự hiểu biết

của bản thân. Nếu trước khi diễn ra hoạt động trải nghiệm số học sinh yếu về kĩ năng giao tiếp cịn chiếm 14,0% thì sau khi tiến hành hoạt động trải nghiệm thì kĩ năng này của HS được cải thiện rõ rệt. Tỉ lệ HS đạt khá tăng nhanh từ 9,0

% lên 33,0 %.

* Về thái độ của HS khi tham gia hoạt động:

- Có hứng thú, vui vẻ tham gia các hoạt động: Trong suốt quá trình diễn ra hoạt động trải nghiệm tại khi di tích Đền Hùng, học sinh đều rất hứng thú, vui vẻ, có nhu cầu khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử của khu di tích. Các em có dịp thể hiện những hiểu biết cũng như nhu cầu khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, vui vẻ mà vô cùng hiệu quả.

động: Bằng việc các thầy cô hướng dẫn HS tổ chức các hoạt động khám phá đã phát huy được tính tích cực, chủ động tự giác của HS. Một số em đã dần thay đổi thói quen thụ động, tự ti về bản thân mà trở nên năng động, tự tin trước mọi người. Điều này rất tốt cho việc rèn các kĩ năng cần thiết cho HS.

- Tuân thủ kỷ luật và các quy định của tập thể trong hoạt động trải nghiệm: Cuối cùng hoạt động trải nghiệm cũng rèn cho HS có tính kỉ luật cao hơn, vì tập thể, có trách nhiệm với tập thể. Chính điều này đã góp phần hồn thiện kĩ năng và giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Nếu như trước đây cịn có HS vơ ý thức kỉ luật, khơng có trách nhiệm với tập thể, thì sau chương trình trải nghiệm đã có phần thay đổi, các em có ý thức, trách nhiệm hơn với cơng việc chung. Tỉ lệ học sinh Yếu từ 3,7% giảm xuống cịn 1,3% , trong khi

đó tỉ lệ HS Giỏi tăng từ 22,7% lên 25,3%.

Từ các phân tích kết quả thực nghiệm như trên có thể kết luận: Các biện pháp của đề tài là phù hợp, có tính khả thi và mang lại hiệu quả thực tiễn giáo dục ở trường tiểu học. Giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh, tác giả luận văn đã thực hiện được mục đích nghiên cứu đã đề ra.

Tiểu kết chương 3

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cần thiết và hỗ trợ cho các kỹ năng khác trong quá trình rèn luyện KNS cho học sinh Tiểu học. Vì vậy cần phải có các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách đúng đắn, khoa học và phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4,5 nói riêng.

Từ những kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp 4,5 trong giai đoạn hiện nay còn rất nhiều những hạn chế. Đa số các em đều được giáo dục về kỹ năng giao tiếp thông qua các môn học trên lớp, nhưng chưa được rèn luyện để trở thành những kỹ năng cần thiết khi vận dụng vào đời sống.

Chính vì thế, tác giả đã đề xuất các biện pháp dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ở huyện Lập Thạch: 1) Lựa chọn hợp lý nội dung tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong HĐ trải nghiệm; 2) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; 3) Tích hợp đa dạng các hoạt động xã hội trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm;

4) Tổ chức cho HS tiếp cận hoạt động khoa học-kĩ thuật trong quá trình trải nghiệm; 5) Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học sau khi kết thúc hoạt động trải nghiệm.

Các biện pháp được xây dựng bằng sự kết hợp giữa lý luận khoa học và thực tiễn mang tính khả thi cao. Trong q trình thực hiện các biện pháp, tuỳ vào điều kiện thực tế của từng đơn vị, cần có sự điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với mục tiêu để đạt được hiệu quả tốt nhất. Điều kiện thành cơng của các biện pháp chính là nhận thức và năng lực của CBQL, GV trong việc lựa chọn và vận dụng các biện pháp một cách khéo léo, phù hợp với thực tiễn.

hiện thường xuyên và lâu dài thông qua các hoạt động trên lớp và các hoạt động thực tế ngoài giờ lên lớp, nhằm dần dần biến những hành vi giao tiếp trở thành những kỹ năng giao tiếp cần thiết, vận dụng phù hợp vào trong thực tiễn đời sống của mỗi HS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Qua nghiên cứu lý luận chúng tôi nhận thấy:

+ Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thơng qua hoạt động trải nghiệm có vai trò rất quan trọng trong tăng cường nhận thức, bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi chuẩn mực trong giao tiếp, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh tiểu học.

+ Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học phụ thuộc vào nhận thức và năng lực của CBQL, GV, điều kiện cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động tải nghiệm, sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác.

- Qua nghiên cứu thực trạng chúng tôi đã:

+ Đánh giá đầy đủ về thực trạng kỹ năng giao tiếp của HS ở các trường Tiểu học của huyện Lập Thạch. Luận văn đã khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá về các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS. Qua kết quả khảo sát cho thấy CBQL, GV, HS đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS trong giai đoạn hiện nay.

+ Hoạt động trải nhiệm ở các trường Tiểu học chưa phát huy hết vai trò và hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS.

+ Việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nhiệm cịn mang tính hình thức, nội dung và phương pháp rèn luyện chưa phong phú, thiếu đầu tư, thiếu tính chiến lược. Bên cạnh đó, năng lực tổ chức các hoạt động trải nhiệm của GV còn nhiều hạn.

- Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng, chúng tôi đề xuất được một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm như sau:

+ Lựa chọn hợp lý nội dung tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong HĐ trải nghiệm

+ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao

+ Tổ chức đa dạng các hoạt động xã hội trong quá trình tổ chức hoạt

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w