Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 89)

1.2.3 .Phát triển kĩ năng giao tiếp

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất

Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong q trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS. Biện pháp này thúc đẩy biện pháp kia và ngược lại, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác.

Nhóm biện pháp cơ bản: 1) Lựa chọn hợp lý nội dung tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong HĐ trải nghiệm; 2) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật, thể thao; 3) Tích hợp đa dạng các hoạt động xã hội trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm; 4) Tổ chức cho HS tiếp cận hoạt động khoa học-kĩ thuật trong quá trình trải nghiệm là các biện pháp đóng vai trị quan trọng trong q trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp thơng qua các hoạt động trải nghiệm. Nhờ đó mà HS tham gia vào các hoạt động thiết

thực, sinh động và phong phú, đây là môi trường thuận lợi để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cần thiết cho bản thân. Từ đó, HS biết vận dụng những kĩ năng đã được rèn luyện vào trong cuộc sống một cách thuần thục.

Nhóm biện pháp hỗ trợ (Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học sau khi kết thúc hoạt động trải nghiệm) là biện pháp góp phần tích cực vào hiệu quả cơng tác rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học. Điều kiện về CSVC tốt sẽ tác động và hỗ trợ tốt cho các hoạt động. Các hoạt động sẽ hoàn thiện hơn khi làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá đúng làm cơ sở để cải tiến, đề xuất nội dung và biện pháp rèn luyện đạt hiệu quả tốt. Ngồi ra trong q trình rèn luyện, HS cần được sự hỗ trợ từ phía gia đình và các lực lượng giáo dục khác. Sự phối hợp sẽ tạo điều kiện cho HS được rèn luyện và phát triển một cách toàn diện nhất.

Trong quá trình thực hiện, tùy vào đặc điểm đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường về CSVC, đội ngũ CBQL, GV… mà mỗi biện pháp giữ vai trị khác nhau. Vì thế cần có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w