1.2.3 .Phát triển kĩ năng giao tiếp
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng
Đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng
Chúng tôi tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản như sau: - Tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS.
- Đánh giá mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp của HS tại các trường Tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường Tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường Tiểu học.
2.2.3. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát
- Khảo sát 15 CBQL (Hiệu trưởng), 21 TPT, BTCĐ của 21 trường tiểu học trên địa bàn huyện, cùng với 150 giáo viên Tiểu học, 150 phụ huynh, 300 học sinh lớp 4-5 của trường Tiểu học Thị trấn Lập Thạch, Tiểu học Đình Chu, Tiểu học Quang Sơn
- Thời gian khảo sát: Từ ngày 9/12/2019 đến ngày 13/12/2019.
2.2.4. Tiêu chuẩn và thang đánh giá mức độ kỹ năng giao tiếp của HS Tiểu học HS Tiểu học
Để đánh giá mức độ kỹ năng giao tiếp của HS, chúng tôi xây dựng 12 tình huống giao tiếp. Mỗi tình huống có 4 phương án trả lời, trong đó có:
a) 1 phương án sai - chưa hình thành kỹ năng giao tiếp
b) 1 phương án cho biết kỹ năng giao tiếp bắt đầu hình thành
c) 1 phương án khác cho biết kỹ năng giao tiếp đang ở mức độ củng cố d) 1 phương án - kỹ năng giao tiếp đang ở mức độ thuần thục, linh hoạt và sáng tạo
Từ đó chúng tơi đánh giá mức độ kỹ năng giao tiếp ở học sinh tiểu học thành 4 mức: Tốt, khá, trung bình và yếu