Thực trạng quản lý công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếpcho học sinh thông

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 72)

1.2.3 .Phát triển kĩ năng giao tiếp

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.3.4. Thực trạng quản lý công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếpcho học sinh thông

học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường Tiểu học ở huyện Lập Thạch

a) Thực trạng quản lý việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm

Bảng 2.8: Thực trạng quản lý rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm

Mức độ Đối

TT Nội dung quản lý Thường Không Không

tượng thường thực

xuyên

xuyên hiện

Nâng cao nhận thức, định hướng CBQL 78,1% 21,9% 0 1 mục tiêu và phương pháp rèn GV 0 68% 32% luyện trong HĐNGLL 2 Tổ chức chương trình, kế hoạch CBQL 87,5% 12,5% 0 rèn luyện KNGT GV 75% 21% 4%

Phân công, công tác bồi dưỡng QL 93,8% 6,2% 0 3 đội ngũ nhà giáo

Giáo 0 73% 27%

viên

4 Kiểm tra đánh giá hoạt động rèn CBQL 81,3% 18,7% 0 luyện

GV 0 68% 32%

5 Sự phối kết hợp GĐ và XH trong CBQL 75% 25% 0 rèn kỹ năng giao tiếp

GV 60% 12% 28%

Qua kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy có 78,1% CBQL rất quan tâm và thường xuyên thực hiện việc nâng cao nhận thức, định hướng đúng mục tiêu và phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm. Thực tế tại các trường tiểu học có đến 68% GV thực hiện không thường xuyên và 32% GV không thực hiện, chứng tỏ công tác chỉ đạo của CBQL trường tiểu học chưa thật sự sâu sát, sự tác động chưa thật sự mạnh mẽ đến từng GV, vì thế hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS chưa cao.

Có 87,5% CBQL và 75% GV nhận thấy việc thường xuyên xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm là

rất quan trọng. Thực tế, việc xây dựng kế hoạch là nội dung đầu tiên trong quá trình rèn luyện cho HS. Nếu nội dung này được CBQL thực hiện tốt, sẽ định hướng cho GV có chương trình và phương pháp rèn luyện hiệu quả. GV tạo điều kiện cho HS được tham gia vào các hoạt động từ đó các KN được rèn luyện thuần thục hơn.

Có 93,8% CBQL cho rằng việc thường xun phân cơng và bồi dưỡng GV là cần thiết.Trên thực tế cho thấy, công tác rèn luyện cần được tổ chức khoa học thơng qua việc phân cơng đội ngũ GV có năng lực và tâm huyết với nghề. Điều này là yếu tố quyết định sự thành cơng của q trình rèn luyện. Bên cạnh đó, cơng tác bồi dưỡng GV cũng phải thực hiện thường xuyên để GV nắm vững quan điểm, nội dung và phương pháp rèn luyện. Thực trạng hiện nay, có đến 73% GV cho rằng việc bồi dưỡng đội ngũ GV chưa được thực hiện thường xuyên và 27% GV không được bồi dưỡng nên việc tổ chức thực hiện mang tính tự phát và dựa và kinh nghiệm bản thân.

Qua khảo sát, phần lớn CBQL và GV đều cho rằng thường xuyên thực hiện nội dung CSVC và trang thiết bị, chứng tỏ nội dung này là một trong những điều kiện giúp công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS đạt hiệu quả. Tuy nhiên có 25% CBQL, 18% GV đánh giá việc thực hiện nội dung này không thường xuyên và 8% GV đánh giá không thực hiện. Điều này chứng tỏ hiện nay GV chưa nhận thức được một cách sâu sắc vai trị của CSVC và trang thiết bị đến q trình tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS.

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong việc thực hiện một kế hoạch. Chính vì thế, có đến 81,3% CBQL đánh giá thường xuyên mức độ thực hiện nội dung này, 68% GV đánh giá mức độ thực hiện không thường xuyên và 32 % GV cho rằng không thực hiện nội dung này. Điều này chứng tỏ thiếu tính lơgíc trong q trình rèn luyện KN cho HS. Việc rèn luyện mà khơng có kiểm tra thì khơng thể điều chỉnh kịp thời những khiếm khuyết trong công tác tổ chức, những phát sinh trong quá trình rèn luyện. Việc rèn luyện mà khơng

đánh giá thì khơng thể thấy được ưu khuyết điểm, khơng thể động viên, khuyến khích và nhân rộng mơ hình rèn luyện.

Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS đạt được kết quả tốt khi chúng ta biết phối hợp các mơi trường rèn luyện, chính vì thế có 75% CBQL và 60% GV nhận thấy thường xuyên thực hiện nội dung này. Tuy nhiên có đến 28% GV không thực hiện nội dung này, đây cũng là tồn tại của việc rèn luyện. Qua khảo sát cho thấy, đa số GV đánh giá việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quá trình rèn luyện chưa cao. Một số gia đình khơng hợp tác với GV trong rèn luyện với những lý do như: Gia đình thiếu quan tâm, do cuộc sống mưu sinh, do mơi trường gia đình HS sinh sống. Ngồi ra, mơi trường xã hội cũng tác động ít nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS. Trẻ được tiếp xúc nhiều qua công nghệ thông tin, truyền thơng và các hoạt động bên ngồi xã hội, điều này tác động đến trẻ theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Vì thế việc lựa chọn, định hướng cho trẻ tiếp xúc rất quan trọng.

b) Những khó khăn của CBQL và GV khi thực hiện rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm.

Bảng 2.9: Những khó khăn khi xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua HĐTN

Mức độ đánh giá

Rất khó Khó khăn Khơng khó

TT Những khó khăn khăn khăn

Số % Số % Số %

lượng lượng lượng

1 Đội ngũ GV được nâng cao 0 75 50 75 50

0

trình độ

2 Phân cơng lực lượng cho 0 94 62,7 56 37,3

0 công tác rèn luyện HS

3 Mơ hình tổ chức và giải 51 34 56 37,3 43 28,7 pháp rèn luyện 4 CSVC và trang thiết bị 37 24,7 71 47,3 42 28 5 Công tác KT đánh giá 5 3,3 61 40,7 83 56 7 Phối kết hợpGĐ, XH và nhà 0 0 85 56,7 65 43,3 trường Ghi chu: 150 GV= 100%

Theo nhận định của CBQL, để xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm cần rất nhiều yếu tố tác động đến như nhận thức của GV, mơ hình và giải pháp, phân cơng đội ngũ, CSVC, thời gian, kinh phí… Qua khảo sát thực tế, CBQL gặp khơng ít những khó khăn trong q trình xây dựng và triển khai kế hoạch rèn luyện. 50% CBQL gặp khó khăn khi nhận thức của GV chưa được nâng cao. Bên cạnh những GV tâm huyết, hết lịng tham gia tích cực vào cơng tác rèn luyện cho HS, vẫn còn một số GV không thống nhất với quan điểm rèn luyện, cho rằng rèn qua các mơn học là đủ, hoặc có những GV tham gia một cách thụ động, làm qua loa, thiếu sự đầu tư và sáng tạo.

Vấn đề phân công đội ngũ tham gia vào hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay tại các trường tiểu học rất thiếu lực lượng GV chuyên trách nên việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm chưa đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức. GVCN các lớp phần lớn tập trung vào cơng tác chun mơn nên xem nhẹ vai trị quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS. Bên cạnh đó, việc tổ chức hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở các trường chưa đảm bảo tính khoa học. Buổi thứ hai phần lớn thời gian GV dành cho việc củng cố kiến thức đã học ở buổi chính khố nên các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động rèn luyện năng khiếu không được chú trọng thực hiện.

động trải nghiệm chưa được phát triển sâu rộng, cũng như chưa có mơ hình tiên tiến hoặc tư liệu tham khảo, nên CBQL cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng nội dung và chương trình rèn luyện. Đa phần các kế hoạch được xây dựng dựa vào kinh nghiệm, thiếu lí luận và thực tiễn nên hiệu quả thực hiện kế hoạch rèn luyện chưa cao. 34,0% CBQL cho rằng rất khó khăn về mơ hình rèn luyện và các giải pháp.

Huyện Lập Thạch là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, nên một số trường chưa đáp ứng nhu cầu về CSVC, trang thiết bị hiện đại và điều kiện sân bãi cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nên các hoạt động này chưa đa dạng và phong phú. Vì thiếu phịng chức năng, nhất là phịng cơng nghệ thơng tin nên HS ít có điều kiện tiếp thu tri thức và rèn luyện kỹ năng thông qua việc tiếp xúc các phương tiện hiện đại.

Kinh phí tổ chức các hoạt động hoạt động trải nghiệm cũng là vấn đề bất cập hiện nay. Qua khảo sát có 37,3% CBQL cho rằng rất khó khăn về kinh phí và 62,7% cho rằng khó khăn. Do đời sống đại đa số người dân trong huyện còn nghèo nên việc vận động và thực hiện công tác xã hội hố chưa được hiệu quả.

Bảng 2.10: Những khó khăn của GV khi thực hiện rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm

Mức độ đánh giá

Rất khó Khó khăn Khơng khó

TT Những khó khăn khăn khăn

Số % Số % Số %

lượng lượng lượng

GV nhận thức về việc tổ chức

1 các hoạt động rèn luyện kỹ 0 0 75 50 75 50

2 Phân công lực lượng cho 40 26,7 57 38 53 35,3 công tác rèn luyện 3 Mơ hình tổ chức và giải pháp 48 32 53 35,3 49 32,7 rèn luyện 4 Cơ sở vật chất, thiết bị phục 40 26,7 49 32,7 61 40,6 vụ rèn luyện

5 Kiểm tra và đánh giá hoạt 49 32,7 48 32 53 35,3 động rèn luyện

6 Kinh phí hoạt động việc tổ 40 26,7 60 40 50 33,3 chức rèn luyện KNGT

Sự phối hợp GĐ, nhà trường

7 và xã hội trong công tác rèn 45 30 57 38 48 32

luyện

Qua khảo sát cho thấy nâng cao nhận thức của GV là vấn đề khó khăn. Đa số GV đều cho rằng hoạt động trải nghiệm là môi trường thuận lợi trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS. Tuy nhiên, do áp lực về nội dung, chương trình giảng dạy nên GV không dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện. Thực tế tại các trường Tiểu học, các hoạt động trải nghiệm chưa thật sự được chú trọng và đầu tư đúng mức.

Vấn đề phân công đội ngũ GV làm cơng tác rèn luyện cũng gặp nhiều khó khăn. Như các phần trên đã nêu, về tỉ lệ GV dành cho tiểu học chưa đáp ứng nhu cầu như điều lệ trường Tiểu học đề ra, đa số các trường đều thiếu GV, nên mỗi GV vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa làm các cơng tác kiêm nhiệm. Từ đó hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm chưa cao. Ở một số GV kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm mới ở mức độ trung bình.

Bên cạnh đó, 32% GV cho rằng cho rằng mơ hình tổ chức và giải pháp rèn luyện là vấn đề rất khó khăn. Qua khảo sát thực tế đa số GV đều cho rằng hiện nay chưa có tài liệu hướng dẫn, cũng như thiếu các giải pháp rèn luyện

điển hình để tham khảo và học tập. Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức chủ yếu cho HS vui chơi hoặc xây dựng các câu lạc bộ năng khiếu (Tiếng Anh, hội hoạ, văn thể mỹ…). Các câu lạc bộ này chủ yếu tập trung vào kiến thức của bộ môn, mà chưa khai thác được những kỹ năng, hành vi có thể rèn luyện cho học sinh tiểu học.

Huyện Lập Thạch là một huyện có diện tích trung bình trong tỉnh Vĩnh Phúc, nên các trường học đa số có diện tích chưa đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT, điều kiện sân bãi hạn chế, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm gặp nhiều khó khăn. Tồn huyện chỉ có 9/21 trường có cơ sở vật chất tốt được đầu tư trang thiết bị hiện đại nên có điều kiện tốt để tổ chức các hoạt động trải nghiệm Tuy nhiên có trên 45% các trường nhỏ, hẹp, thiếu sân bãi nên gặp nhiều trở ngại trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Từ những nhận định trên, việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp đã gặp khó khăn, nên dẫn đến việc kiểm tra đánh giá cũng chưa được chú trọng (52% GV cho rằng thiếu sự kiểm tra và đánh giá). Ngoài ra, GV cho rằng chưa có quy định về chuẩn kỹ năng nên việc đánh giá chỉ dừng ở mức chủ quan, định tính.

Qua thực tế tại các trường tiểu học, 66,7% GV cho rằng khó khăn về vấn đề kinh phí. Thực tế việc đầu tư về kinh phí cho hoạt động trải nghiệm tại các trường rất hạn chế. Việc chi kinh phí chủ yếu cho hoạt động đội, ít được CBQL quan tâm đến việc đầu tư cho hoạt động rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho HS. Nên việc tổ chức rèn luyện chưa đa dạng và phong phú, chưa tạo được sự chú ý và tham gia tích cực của HS (ít đầu tư tổ chức, mua sắm trang bị cho hoạt động, thiếu phần thưởng để động viên, khuyến khích HS…).

Chỉ có 32% GV lạc quan khi cho rằng việc phối hợp 3 môi trường giáo dục khá thuận lợi trong tổ chức rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học. Ngày nay, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nên phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập và việc rèn luyện các kỹ năng cho các em. Phụ

huynh sẵn sàng đóng góp và tạo điều kiện cho con em mình tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. Đây là tín hiệu tốt, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và rèn luyện HS về các kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp. Còn lại, 68% GV nhận định việc phối hợp với các môi trường giáo dục cịn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn gia đình thiếu quan tâm, đẩy hết trách nhiệm giáo dục và rèn luyện HS cho GV, cho nhà trường. Bên cạnh đó, việc phối hợp với Hội đồng giáo dục ở địa phương chưa thật sự hiệu quả, vì họ chỉ quan tâm đến những vấn đề mang tính số liệu, thống kê như sĩ số học sinh, tình hình bỏ học, tình hình ra lớp…, chưa thật sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục, tổ chức các hoạt động rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho các em tại địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 72)

w