Du lịch tham quan các di tích tơn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 65 - 69)

7. Bố cục của luận văn

2.4. Hình thức, sản phẩm du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định

2.4.2.1. Du lịch tham quan các di tích tơn giáo, tín ngưỡng

Với gần 2000 di tích lịch sử văn hóa với đủ loại hình phong phú, đa dạng: 352 di tích thờ Mẫu, 166 di tích thờ Đức Thánh Trần. Bên cạnh đó cịn có rất nhiều cơng tình kiến trúc tơn giáo đặc sắc như chùa, đền, nhà thờ... Các di tích tín ngưỡng, tơn giáo này đều hàm chứa nhiều giá trị lịch sử, thẩm mỹ, kiến trúc, nghệ thuật ... tiêu biểu như chùa Cổ Lễ (Thị trấn Trực Ninh), khu di tích Phủ Dầy (Kim Thái - Vụ Bản), khu di tích lịch sử đền Trần - chùa Tháp (phường Lộc Vượng - TP Nam Định), chùa Keo Hành Thiện (Xn Trường)... Ngồi ra Nam Định cịn là nơi tiếp nhận đạo Thiên chúa sớm nhất cả nước nên Nam Định cũng có nhiều nhà thờ Thiên chúa. Các nhà thờ Nam Định có 2 loại: loại mang phong cách kiến trúc phương Tây và loại mang phong cách kiến trúc Á Đông (hay cịn gọi là nhà thờ Nam). Trong đó nổi bật có các nhà thờ như: Nhà thờ Phú Nhai (Xuân Phương - Xuân Trường), nhà thờ Bùi Chu (Xuân Ngọc - Xuân Trường), đền thánh Kiên Lao (Xuân Tiến, Xuân Trường), nhà thờ đổ (Hải Lý, Hải Hậu)...Đây đều là những điểm du lịch tín ngưỡng, tơn giáo hấp dẫn và có giá trị thẩm mỹ cao. Ưu điểm của sản phẩm du lịch này là khơng phụ thuộc vào thời vụ mà có thể được tiến hành quanh năm theo nhu cầu của khách du lịch.

Tuy nhiên, ngoại trừ hai điểm du lịch chính là quần thể di tích lịch sử đền Trần và cụm di tích Phủ Dầy thì hầu hết các di tích cịn lại ở Nam Định đều khơng được chú trọng về cơng tác bảo tồn, khơng có hướng dẫn viên tại điểm, cơ sở vật chất thiếu thốn và dịch vụ du lịch còn lạc hậu, đơn sơ. Điều này phần nào hạn chế lượng khách tham quan, đặc biệt là khách có lưu trú.

Để tạo được sản phẩm du lịch tốt, thu hút được khách thì các doanh nghiệp lữ hành có thể khai thác các giá trị văn hóa trong mỗi tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng chương trình du lịch văn hóa đặc sắc bán cho khách kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng tắm biển. Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành ở Nam Định và các doanh nghiệp lữ hành ngoài tỉnh mới chỉ dừng lại ở việc đưa khách đến tham quan các di tích mà chưa chú trọng đến việc xây dựng các chương trình quảng cáo hoặc các bài thuyết minh hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách về lịch sử các di tích cũng như giá trị kiến trúc và văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Từ đó hình thành ý thức, thái độ, hành vi ứng xử nghiêm túc trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa trong chuyến du lịch của họ.

Đến với các điểm tham quan này, du khách khơng chỉ tìm hiểu các giá trị về mặt kiến trúc mà họ cịn có thêm nhiều kiến thức về các giá trị văn hóa nơi đó. Điển hình như khi tham quan khu di tích lịch sử đền Trần, khách du lịch có thêm những kiến thức sâu sắc về các giá trị văn hóa Trần.

Nam Định là nơi gia tộc nhà Trần chọn làm nơi cư trú, khởi nghiệp nên mọi nơi trên đất Nam Định đều mang bóng dáng văn hóa của triều đại này. Ngồi quần thể di tích văn hóa nhà Trần tập trung tại khu vực thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc, cịn có hàng trăm di tích gồm đền, phủ, chùa, miếu, lăng với các kiểu dáng kiến trúc đa dạng thờ Đức Thánh Trần và các vua quan, hồng thân quốc thích nhà Trần. Hệ thống các di tích này là những điểm du lịch hấp dẫn với du khách ưa thích tìm hiểu văn hóa địa phương, đặc biệt và văn hóa Trần triều.

Trong các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa Trần, nổi tiếng và có sức thu hút lớn là lễ khai ấn đền Trần vào đêm 14 tháng giêng âm lịch. Đây là một lễ hội lớn nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, tưởng nhớ công đức của các vị tiền bối đã làm rạng danh quê hương đất nước, động viên mọi người làm tốt cơng việc của

mình trong dịp năm mới. Ngày nay lễ khai ấn đền Trần đã trở thành một ngày lễ lớn của Nam Định nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh lễ khai ấn đền Trần, cịn một loại hình sản phẩm du lịch cũng gắn với đền Trần đó là tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là một hiện tượng đặc biệt của đời sống văn hóa dân gian Việt Nam. Nó như một minh chứng tiêu biểu về mối liên hệ giữa các yếu tố lịch sử và dân gian trong các hiện tượng văn hóa cổ truyền. Bên cạnh khuynh hướng lịch sử hóa huyền thoại (như về Mẫu Liễu Hạnh), cịn có một khuynh hướng khác là huyền thoại hóa cuộc đời và chiến công của các nhân vật lịch sử (như về Trần Hưng Đạo). Trong dịng tâm thức sùng kính đến mức thần thánh hóa những người có cơng với nước, với dân; người Việt đã tôn vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lên thành vị Thánh của dân gian: Đức Thánh Trần. Đức Thánh Trần được thờ tự ở khắp nơi trên cả nước, nhưng nổi tiếng nhất là ba di tích: đền Bảo Lộc ở Nam Định, đền Kiếp Bạc ở Hải Dương và đền Trần Thương ở Hà Nam - những vùng đất gắn bó chặt chẽ với cuộc đời và sự nghiệp của ông (sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê Bảo Lộc).

Với vị thế là quê hương của Hưng Đạo Vương, đền Bảo Lộc đã trở thành trọng điểm xây dựng sản phẩm du lịch gắn với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. Đền được xây dựng trên phần đất vốn là ấp An Lạc - trang ấp của An Sinh vương Trần Liễu và hiện là nơi thờ tự Trần Hưng Đạo cùng gia tộc và các tướng lĩnh của ông. Theo truyền thuyết, Hưng Đạo Vương mất ngày 20/8 âm lịch và được dân gian gọi là ngày "giỗ Cha", nhưng từ đầu tháng 8 âm, người dân đã nô nức kéo về Bảo Lộc để dâng hương, cúng lễ vả cầu xin sức khỏe. Trong lễ hội giỗ Cha cũng có hình thức hầu đồng. Ở đây Đức Thánh Trần giáng thế chuyên chữa bệnh, giúp những người đau yếu, đàn bà hiếm muộn hoặc trừ tà. Những người chuyên thờ Đức Thánh Trần được gọi là thanh đồng. Thanh đồng là người được ăn lộc Thánh và được Thánh giáng nhập để giúp dân trong các buổi hầu đồng.

Hiện nay bên cạnh hầu đồng cịn nhiều hình thức xin lộc Thánh khác như bùa trấn trạch, bùa hộ mệnh... Sau khi lễ Thánh Trần, người ta đem về dán ở nhà hoặc đeo ở người để trừ tà ma. Ngoài ra tại đền Bảo Lộc cịn phổ biến hình thức bán khốn cho trẻ em đến năm 13 tuổi. Đó là những đứa trẻ khó ni, người dân có lệ đem bán cho Đức Thánh Trần, mong dùng oai linh của ngài để trừ tà ma, giúp cho đứa trẻ ngoan

ngoãn, khỏe mạnh. Thậm chí, có người cịn đổi họ cho con thành họ Trần để mong ngài che chở. Cho đến ngày nay chưa có một cơng trình khoa học nào đưa ra kết luận rằng các hình thức tâm linh gắn với Đức Thánh Trần có mang lại kết quả thực sự hay không. Nhưng trong tâm thức dân gian, đó là một "biện pháp cứu cánh" trong quan niệm "có bệnh thì vái tứ phương". Và đó là ngun nhân chính đưa du khách đến với đền Trần Nam Định.

Bên cạnh Đức Thánh Trần thì thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng là đối tượng được nhiều du khách quan tâm khi đến với Nam Định gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Đây là hình thức tín ngưỡng đặc biệt của người Việt Nam. Nó là một mảnh phân thân từ "nguyên lý Mẹ" đặc trưng của dân tộc Việt và là bộ phận góp phần quy định thiên tính nữ cho văn hóa Việt. Chất âm tính của văn hóa nơng nghiệp dẫn đến hệ quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, coi trọng người phụ nữ và trong tín ngưỡng là sự chiếm ưu thế của các nữ thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu là hình thức nâng cao từ tín ngưỡng thờ nữ thần từ xa xưa và nằm trong mối liên hệ mật thiết với các tơn giáo, tín ngưỡng khác của Việt Nam, đặc biệt là thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng Tứ bất tử. Đó là ngun nhân đưa đẩy tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành tín ngưỡng dân gian điển hình của người Việt Nam. Ở đó, Mẫu Liễu Hạnh được tơn thờ ở ngơi chính vị và là biểu trưng cao nhất có tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Bởi vậy ngồi đền, phủ ra thì mọi ngơi chùa đều có ban thờ Mẫu (tiền Phật, hậu Mẫu). Ngơi chùa nào khơng có ban thờ Mẫu thì ln vắng vẻ.

Ngồi ra, đạo Mẫu cũng sản sinh ra những sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc, trong đó, nét hấp dẫn nhất là nghi lễ lên đồng. Nhưng so với lên đồng trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần có sự khác biệt. Nếu như Đức Thánh Trần chuyên chữa bệnh, giúp người đau yếu thì Mẫu Liễu Hạnh giáng trần lại ban phát tài lộc hoặc trừng phạt những kẻ không tin vào oai linh của Mẫu. Những người chuyên thờ Mẫu Liễu được gọi là đồng cốt (ơng đồng, bà cốt). Nghi lễ này có các điệu múa thiêng, và sân khấu thiêng với nhiều vai ơng Hồng, bà Chúa, cô, cậu... với nhiều trang phục độc đáo Kinh, Mường, Tày... làm say mê lòng người, giải tỏa ấm ức, tạo ảo tưởng giải thoát và ước vọng hạnh phúc cho mỗi người tham dự. Lễ tục thờ Mẫu cũng tạo ra các khúc nhạc Chầu văn rộn rã với cây đàn đáy độc đáo, với nhiều đảo phách, gây bứt rứt cử động chân tay múa nhảy, đi về miền ảo tưởng, phá đi cái đơn điệu tẻ nhạt thường ngày của

cuộc sống con người. Bởi thế hầu đồng có sức mê hoặc mạnh mẽ, có khả năng lơi kéo cực độ. Bên cạnh đó, hầu đồng cịn gắn liền với chầu văn - di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Cịn hầu đồng thì cịn chầu văn. Tuy nhiên, với xu thế hiện nay, các giá hầu đã có sự biến đổi. Từ điệu múa, trang phục, cách hát, lời ca. Sự biến tấu này khơng phải hồn tồn xấu, nhưng nếu khơng có biện pháp bảo tồn sẽ dần bị mai một, nhất là các làn điệu hát văn.

Vị trí đặc biệt quan trọng của Mẫu Liễu Hạnh cùng các giá trị văn hóa đặc sắc của Đạo Mẫu đã tạo nên sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch tín ngưỡng Nam Định. Ở đây, Mẫu Liễu Hạnh và các vị Thánh trong Đạo Mẫu khơng chỉ được thờ ở phủ mà cịn được phối thờ ở khắp các đình, đền, chùa, miếu trong tồn tỉnh. Trong hệ thống đó Phủ Dầy là cụm di tích quan trọng nhất bởi đây là quê hương của Thánh Mẫu, bà sinh ở Vân Cát và hóa ở Tiên Hương.

Lễ hội Phủ Dầy hàng năm được tổ chức để kỷ niệm ngày mất của Mẫu Liễu Hạnh và đó cũng chính là ngày "Giỗ Mẹ" trong tâm thức dân gian. Vào dịp lễ hội này, du khách có tham gia vào một số hoạt động như tế, lễ rước, trò chơi kéo chữ... nhưng hầu như mối quan tâm lớn nhất của họ vẫn là cúng lễ cầu công danh, sức khỏe, tài lộc và tham dự các buổi hầu đồng. Đã có thời gian dài lễ hội Phủ Dầy bị cấm tổ chức do có nhiều yếu tố mê tín dị đoan. Mặc dù vậy nhưng trên thực tế người dân vẫn công khai đi lễ Mẫu và phần lễ được diễn ra suốt ngày đêm. Từ năm 1998 sau khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa ký quyết định cho phép mở cửa chính thức thì hội Phủ Dầy được tiến hành thường niên vào dịp giỗ Mẫu từ mùng 3 đến mùng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian đặc sắc. Đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành di sản văn hóa quốc gia và đang được hồn thiện hồ sơ trình UNESCO cơng nhận "tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể đại

diện của nhân loại". Trong hai ngày 5 và 6 tháng 1 năm 2016 tại Nam Định đã diễn ra

hội thảo khoa học do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam kết hợp với UBND tỉnh Nam Định, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Nam Định với nhiều tham luận có giá trị của các chuyên gia trong nước và quốc tế về lĩnh vực này. Hội thảo kết thúc thành công rực rỡ và trong một tương lai khơng xa chúng ta hy vọng sẽ có thêm một di sản văn hóa nữa của nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)