7. Bố cục của luận văn
1.3. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch Nam Định
1.3.2.2. Những tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực của du lịch đối với các di sản văn hóa là những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch mang lại cho đối tượng này.
- Đa số lợi nhuận từ kinh doanh du lịch địa phương thuộc sở hữu của cá nhân và tổ chức ngoài địa phương; giá cả nhiều mặt hàng và dịch vụ tăng cao hơn. Tại các điểm du lịch ở Nam Định như khu di tích lịch sử đền Trần, phủ Dầy, đặc biệt ở các khu nghỉ dưỡng biển Hải Thịnh, Quất Lâm, giá cả các mặt hàng cũng có cao hơn các khu khơng phải điểm du lịch. Mà đa số các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch lại là tư nhân nên khoản thu này đương nhiên vào tay họ phần lớn, chỉ một phần nhỏ nộp cho ngân sách địa phương.
- Do du lịch có tính mùa vụ nên số người thất nghiệp sẽ tăng cao khi vào mùa thấp điểm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của cư dân địa phương và tạo ra gánh nặng cho các cấp chính quyền của địa phương. Tỉnh Nam Định cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Vào dịp hè lượng khách tới nghỉ dưỡng tại bãi biển Thịnh Long, Quất Lâm tăng cao khiến cho cần một lượng lớn nhân viên phục vụ song sau đó khi mùa cao điểm đã qua, số nhân viên này lại trở về tình trạng thất nghiệp. Tại các điểm du lịch khác cũng tương tự nhưng ít hơn. Ví dụ như vào mùa lễ hội, lượng khách tới đền Trần và Phủ Dầy tăng cao, khiến cho lượng người cần để phục vụ cho lễ hội này đòi hỏi cao nên rất nhiều nhà dân xung quanh cũng vào cuộc với việc trông coi giữ xe chẳng hạn hoặc bán hàng hương hoa quanh khu vực di tích. Sau thời gian lễ hội, họ lại quay trở lại với công việc đồng áng, cơng việc chính của họ.
- Việc thương mại hóa hoạt động du lịch sẽ làm biến dạng các di sản, thay đổi nét văn hóa cổ truyền của dân cư. Thông qua du lịch, cư dân địa phương được tiếp thu nhiều nền văn hóa mới, từ đó kích thích người dân địa phương học theo cách ứng xử
của du khách dẫn tới tình trạng xa rời hoặc thậm chí cịn từ bỏ những giá trị truyền thống văn hóa. Trong q trình phát triển du lịch, nhiều phong tục, tập quán, lễ hội, nghề truyền thống của địa phương bị thương mại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch do đó dẫn đến việc mất dần những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống của địa phương.
Du lịch cũng mang theo sự du nhập của nhiều loại hình tệ nạn xã hội như tội phạm, nghiện hút, mại dâm, rượu chè, buôn lậu... Khi lượng khách du lịch vào địa phương tăng lên đồng nghĩa với việc mâu thuẫn giữa cộng đồng cư dân địa phương và du khách càng trở nên gay gắt. Nếu khách du lịch được cung cấp thông tin tại điểm du lịch bởi những hướng dẫn viên khơng chun, khơng có kiến thức cơ bản, khơng am hiểu văn hóa địa phương ... họ rất dễ có những thơng tin sai lệch về di sản văn hóa làm hao mịn giá trị văn hóa của dân tộc hoặc có những du khách biết những thơng tin đó được đưa ra khơng chính xác sẽ gây cảm giác khó chịu, khơng tin tưởng và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thiếu sự tơn trọng người hướng dẫn viên đó, ban quản lý nơi cung cấp người hướng dẫn viên này hoặc khi có điều kiện quay trở lại điểm du lịch đó thì họ sẽ mất cảm hứng và sẽ tìm đến điểm du lịch khác.
Tình trạng trộm cắp, rượu chè, cờ bạc vẫn diễn ra thường xuyên trong nhiều lễ hội không chỉ Nam Định mà còn ở nhiều địa phương khác. Khách du lịch tới Nam Định rất đa dạng, phong phú do đó việc đáp ứng nhu cầu của khách không phải dễ dàng, do đó nhiều khi xảy ra tình trạng cãi vã, xơ xát giữa cư dân địa phương và khách du lịch là điều không thể tránh khỏi. Nam Định có nhiều điểm tham quan du lịch nhưng việc cấp thẻ hướng dẫn viên tại các điểm du lịch này còn hạn chế. Đội ngũ hướng dẫn viên cịn non trẻ, kinh nghiệm ít, kiến thức văn hóa truyền thống địa phương nắm chưa sâu nên đôi khi làm khách du lịch khơng được hài lịng trong việc tiếp nhận thông tin.
- Việc bảo tồn, tơn tạo các di tích, các cơ sở dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường tự nhiên của địa phương. Việc san ủi mặt bằng, việc xây dựng các cơng trình mới sẽ gây ơ nhiễm về: nguồn nước, khơng khí, tiếng ồn, chất thải rắn và đất trồng; khi không gian du lịch mở rộng cũng đồng nghĩa với không gian của các ngành kinh tế truyền thống ở địa phương bị thu hẹp hoặc loại bỏ. Bên cạnh đó du lịch phát triển sẽ làm cho tài nguyên du lịch của địa phương bị xuống cấp. Nếu khơng được
bảo tồn, gìn giữ của khách du lịch và cư dân địa phương thì đến một ngày nào đó địa phương sẽ khơng cịn tài ngun mà thu hút khách.
Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp ban ngành và cư dân địa phương đi làm ăn xa thành đạt quay trở lại quê hương báo đáp nên nhiều cơng trình xây dựng nhằm phục vụ du lịch được tiến hành. Bên cạnh việc đem lại nhiều thuận lợi hơn cho ngành du lịch Nam Định thì cũng mang đến nhiều hệ lụy. Ví dụ như một số tuyến đường được mở rộng để phục vụ việc đi lại của du khách trong các dịp lễ hội đã mang lại khơng ít khó khăn cho cư dân như việc bị thu hẹp đất nuôi trồng, nhà ở, việc sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng do cơng trình kéo dài ...