Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 89 - 90)

7. Bố cục của luận văn

2.7. Quản lý du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định

2.7.4. Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch

Trong những năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh và công tác quản lý tại các doanh nghiệp du lịch có nhiều chuyển biến tích cực. Triển khai "chương trình hành

động quốc gia về du lịch", tỉnh đã thực hiện các hội nghị phổ biến Luật du lịch, Luật di

sản và Bộ tiêu chuẩn quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch tới các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Cùng đó tỉnh tổ chức các hội thảo tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức lễ hội lớn như: lễ khai ấn đền Trần, lễ hội chợ Viềng, lễ hội Phủ Dầy...

Công tác thẩm định, xếp hạng các cơ sở lưu trú, ăn uống và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được tiến hành thường xuyên. Trong 5 năm trở lại đây, tồn tỉnh có thêm nhiều cơ sở lưu trú. Tính đến năm 2015 có 319 cơ sở với 4.203 phòng (Bảng 2.6.). Tính đến tháng 12 năm 2015, tỉnh có 2 khách sạn 3 sao,18 khách sạn 2 sao và tương đương, 39 khách sạn 1 sao và tương đương và 75 cơ sở đạt tiêu chuẩn (Bảng 2.7.). Các cơ sở, đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch tại Nam Định có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật nhà nước đề ra như: tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh của đơn vị về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định theo định kỳ hàng tháng, hàng q, hàng năm. Hiện khơng có đơn vị kinh doanh nào trên địa bàn vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà nước. Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với thanh tra Bộ kiểm tra về chất lượng dịch vụ và vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Năm 2015, trên địa bàn tồn tỉnh có 3 dự án đầu tư hạ tầng du lịch tiếp tục được triển khai thực hiện với tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ là 23 tỷ đồng. Cùng với đó, một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng mới và chỉnh trang nâng cấp các khách sạn, nhà nghỉ với mức vốn đầu tư trên 52 tỷ đồng, nâng tổng số cơ sở kinh doanh du lịch toàn tỉnh lên 555 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó có 319 cơ sở kinh doanh lưu trú với 4.203 buồng phòng; 18 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành (trong đó 17 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 1 doanh nghiệp lữ hành quốc tế).

- Ước cả năm 2015, tổng lượng khách tới các điểm tham quan du lịch của tỉnh ước đạt 2.175.000 lượt tăng 5,6 % so với năm 2014. Trong đó, khách do các cơ sở lưu trú và ăn uống phục vụ đạt 1.195.000 lượt người, chiếm 54,9% tổng lượng khách. Khách tham dự lễ hội và tham quan di tích chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu khách, đạt

1.340.000 lượt (chiếm 61,6% tổng lượng khách). Khách du lịch đến các khu du lịch sinh thái, biển đạt 575.000 (chiếm 26,4% tổng lượng khách). Khách công vụ, thăm thân kết hợp du lịch đạt 260.000 lượt người (chiếm 12% tổng lượng khách).

- Thu nhập du lịch ước đạt 520 tỷ đồng tăng 11,6% so với năm 2014. Trong đó, doanh thu ăn uống và lưu trú đạt 385 tỷ đồng (chiếm 74% tổng doanh thu), doanh thu từ khách lễ hội và mua sắm đạt 85 tỷ đồng, doanh thu lữ hành, vận chuyển đạt 50 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh du lịch Nam Định cũng còn nhiều bất cập: - Đa số các doanh nghiệp còn yếu kém trong khâu nắm bắt thị trường, trong kinh doanh chưa xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài.

- Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cịn thụ động về nguồn khách, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng. Doanh nghiệp lữ hành chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng các dịch vụ du lịch vì thế sản phẩm du lịch giữa các doanh nghiệp có sự trùng lặp, nghèo nàn.

- Khả năng liên kết hỗ trợ nhau trong kinh doanh du lịch chưa tốt. Ý thức chấp hành chính sách của Nhà nước, pháp luật của một số doanh nghiệp chưa cao.

- Các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh phải chịu sự quản lý của quá nhiều ngành nên dẫn đến thiếu đồng bộ. Vì vậy ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp nếu một khâu nào đó bị ách tắc. Việc thanh tra, kiểm tra theo chức năng riêng của từng ngành cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, có những khách sạn trong cùng một ngày phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra của các cấp, ngành khác nhau.

- Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh có một số được chuyển từ ngành khác sang, chưa có kiến thức về lĩnh vực này, số còn lại là cán bộ của các doanh nghiệp đơn vị tư nhân lại chưa qua trường lớp đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là một trong những vấn đề cấp bách cần ngành du lịch Nam Định phải giải quyết gấp để có thể phát triển du lịch Nam Định một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 89 - 90)