Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch gắn với bảo tồn d

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 101 - 103)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch gắn với bảo tồn d

di sản văn hóa Nam Định

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển du lịch. Để du lịch phát triển bền vững thì cần phải có sự đầu tư có trọng điểm và đồng bộ. Khi tiến hành xây dựng phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Trước hết phải đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội tối ưu trong quá trình xây dựng và sử dụng.

- Thúc đẩy hiệu quả sử dụng tài nguyên du lịch, đảm bảo những điều kiện tốt nhất phục vụ vận chuyển, tham quan, nghỉ ngơi của du khách.

- Tôn trọng ý kiến của cộng đồng địa phương nơi có di tích.

Các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gắn với bảo tồn các di sản văn hóa tại tỉnh là:

3.2.1. Giải pháp huy động vốn

- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

- Huy động triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân và tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngồi nước.

- Cần tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa đầu tư tư nhân và của nhà nước.

- Tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành ở trung ương để thực hiện các dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển du lịch để giảm bớt khó khăn về vốn của địa phương.

3.2.2. Các lĩnh vực cần đầu tư

- Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong đó có hoạt động du lịch như: nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường sơng, bến tàu, điện lưới, bưu chính viễn thơng... để đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.

- Đối với các khu du lịch trọng điểm, sử dụng tối đa nguồn vốn ngân sách của Trung ương và địa phương để phát triển kết cấu hạ tầng, tôn tạo cảnh quan môi trường tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch của các thành phần kinh tế. Đầu tư tơn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, đặc biệt là các điểm du lịch quốc gia đặc biệt như: quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần, cụm di tích phủ Dầy.....

- Thực hiện phương châm xã hội hóa, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí...) tại các khu du lịch.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng cao. Hiện nay Nam Định có ít các khách sạn có đầy đủ tiện nghi phục vụ những khách du lịch cao cấp. Do đó cần ưu tiên phát triển loại khách sạn này, tổ hợp khách sạn kết hợp trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị, mở rộng các dịch vụ bổ sung như phòng tập Ghim, spa...

- Cần ưu tiên đầu tư các cơ sở dịch vụ ăn uống đạt chuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cấp các món ăn, chú ý đưa các món ăn đặc sản của địa phương vào trong thực đơn của nhà hàng để tạo ấn tượng cho du khách.

- Cần đầu tư thêm các phòng đọc sách với nhiều nguồn tư liệu như sách, báo, phẩm vật liên quan đến tơn giáo, tín ngưỡng, di tích, hệ thống thờ tự, nghi lễ... phục vụ nhu cầu tìm hiểu của du khách tại các điểm du lịch. Thơng qua đó, du khách hiểu biết hơn về con người, tín ngưỡng, văn hóa của Nam Định, và hình thành cho họ ý thức giữ gìn cảnh quan, mơi trường cũng như gìn giữ, trân trọng, thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn các di sản văn hóa nơi tham quan .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)