Sản phẩm du lịch lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 69 - 75)

7. Bố cục của luận văn

2.4. Hình thức, sản phẩm du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định

2.4.2.2. Sản phẩm du lịch lễ hội

Cùng với các di tích lịch sử văn hóa thì các lễ hội ở Nam Định cũng mang những nét độc đáo và đặc trưng riêng so với các địa phương khác. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, tỉnh Nam Định hiện có gần 100 lễ hội tuyền thống trong đó có 56 lễ hội được tổ chức vào mùa xuân, 42 lễ hội được tổ chức vào mùa thu. Các lễ hội tiêu biểu như lễ hội khai ấn đền Trần, lễ hội Phủ Dầy, lễ hội chợ Viềng, lễ hội chùa Keo Hành Thiện.... diễn ra hàng năm thu hút ngày càng đông khách du lịch. Thông qua lễ hội du khách hiểu sâu hơn về đời sống văn hóa tinh thần cũng như mong ước của người dân địa phương đối với các vị thần.

Cũng như nhiều địa phương khác, loại hình du lịch lễ hội ở Nam Định có khơng gian tổ chức rộng khắp các huyện, thị với nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc, hấp dẫn. Tuy nhiên nó mới chỉ thu hút được một phần khách du lịch nội địa ở Hà Nội và một số tỉnh khác trong vùng đồng bằng sơng Hồng, cịn khách quốc tế có nhưng ít. Có rất nhiều ngun nhân. Trong đó ngun nhân chính là do lễ hội ở đây q đơng người nên dẫn đến tình trạng quá tải, lộn xộn trong tổ chức, giao thông ùn tắc, ô nhiễm môi trường, chất lượng phục vụ kém... Một nguyên nhân khác nữa là do tính thương mại hóa, hiện đại hóa trong các lễ hội truyền thống ngày càng đậm nét đặc biệt là tại hội chợ Viềng, lễ khai ấn đền Trần và lễ hội Phủ Dầy.

Lễ khai ấn đền Trần là một nét đẹp văn hóa của người thành Nam. Người dân coi đó là lễ hội cầu danh, cầu chức quyền, cầu tước, cầu lộc, cầu sức khỏe. Hầu hết người đi lễ đều cho rằng ấn đền Trần có một sức mạnh siêu nhiên, giúp họ hiện thực hóa mong ước danh - tiền - bình an. Thế nên, họ sẵn sàng chen lấn, xô đẩy, cướp giật lẫn nhau miễn là lấy được ấn quý mang về. Tâm lý này là nguyên nhân chính biến lễ khai ấn đền Trần trở nên nhốn nháo, lộn xộn và mất đi nhiều vẻ trang nghiêm của nó trong những năm trước đây. Trong nhiều năm qua những lá ấn thiêng liêng đền Trần cũng đã bị thương mại hóa, thần linh hóa khiến cho nhiều người dân lầm tưởng về ý nghĩa của việc xin ấn. Với mong muốn được thăng quan tiến chức, tấn tài tấn lộc, người ta sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để có trong tay lá ấn mang về. Lễ khai ấn trở thành nơi vụ lợi, buôn thần bán thánh và nhiều chuyện khác.

Đứng trước thực trạng đó, UBND tỉnh Nam Định kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định đã có những biện pháp can thiệp cụ thể để giảm bớt tình trạng này. Những năm trước lễ khai ấn được tổ chức đúng đêm 14 tháng giêng và trao

ấn ln cho du khách thì ba năm trở lại đây ban tổ chức chỉ phát lộc cho nhân dân và du khách thập phương bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày rằm và kéo dài đến hết tháng Giêng. Ấn được phát trong các ngày tiếp theo sau đêm 14 để giảm thiểu tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau để lấy được ấn. Ban tổ chức cũng không thu tiền phát ấn mà để người dân tùy tâm công đức. Để giãn lượng khách đến dự lễ hội, tránh xảy ra chen lấn, xô đẩy, trong 3 ngày lễ hội, ban tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian truyền thống như múa rồng, múa lân, hát chèo, hát văn , đấu cờ ... Bên cạnh đó tỉnh cũng mở thêm các điểm trông giữ xe với cam kết thực hiện 3 nội dung: thu đúng giá quy định của tỉnh; sử dụng vé do ngành Thuế phát hành và niêm yết cơng khai giá vé. Ngồi ra, công tác y tế, vệ sinh môi trường, an tồn thực phẩm, phịng cháy chữa cháy ở lễ hội cũng đã được đảm bảo. Việc tổ chức cắm biển báo, phân luồng giao thông nhằm tránh ùn tắc tại khu vực lễ hội khai ấn, bố trí lực lượng trơng coi phương tiện giao thông tại các bãi xe khu vực đền Trần, chùa Tháp và 02 bãi xe mới do Ban quản lý các cơng trình trọng điểm tỉnh bàn giao tạm thời, bảo đảm an toàn. Nhờ những nỗ lực này, lễ khai ấn đền Trần năm 2014 đã diễn ra an toàn trật tự, và văn minh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, lễ khai ấn đền Trần vẫn còn một số tồn tại như: Tình trạng hành khất hoạt động phía ngồi đường vào đền vẫn diễn ra; tuyến đường dẫn vào đền Trần cấm các phương tiện giao thông vào khu vực đền làm lễ nhưng cịn nhiều xe ơm vẫn hoạt động và chèo kéo khách tới đền Trần; trước và trong giờ khai ấn, an ninh được đảm bảo nhưng sau khi nghi lễ khai ấn kết thúc tình hình an ninh trật tự cịn hạn chế. Mặc dù ban tổ chức đã tiến hành không tổ chức phát ấn ngay sau lễ hội khai ấn nhưng vẫn còn một số lượng lớn du khách đội mưa, ăn chực nằm chờ qua đêm tại khu vực di tích để sáng hơm sau nhận lộc ấn gây khó khăn cho việc đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng, vệ sinh mơi trường, các hoạt động dịch vụ cũng như việc điều hành của ban tổ chức lễ hội và nhà đền trong đêm. Bên cạnh đó cịn số ít người có suy nghĩ cho rằng việc không tổ chức phát ấn ngay sau lễ khai ấn là trái với truyền thống, tập tục từ xưa để lại, làm giảm mất đi tính linh thiêng của lễ hội. Tóm lại dù đã nhiều cố gắng trong đổi mới việc tổ chức phát ấn nhưng những tình trạng chen lấn, xô đẩy, giá vé gửi xe cao ... vẫn diễn ra trong lễ này khiến khách du lịch khơng hài lịng.

Bên cạnh lễ khai ấn đền Trần thì lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào tháng 8 âm lịch, nhân dịp kỷ niệm ngày mất của ông cũng là một lễ hội lớn, thu hút đông đảo du khách thập phương. Về dự lễ hội này, du khách không chỉ thỏa mãn ước nguyện cầu lộc, cầu phúc, cầu may mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, độc đáo của quần thể di tích lịch sử, văn hóa Trần. Tuy nhiên, cơng tác quản lý và tổ chức lễ hội Trần vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần được sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền để khắc phục. Hiện nay, việc phân cấp quản lý giữa ngành và cấp trong cơng tác tổ chức lễ hội vẫn cịn sự chồng chéo, ảnh hưởng tới công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích và lễ hội. Lễ hội cịn nặng về phần hành lễ, chưa khai thác và phát huy giá trị văn hóa của các trị chơi dân gian độc đáo của địa phương. Các hình thức kinh doanh dịch vụ như hàng quán bày bán trước khn viên di tích gây mất trật tự, mỹ quan lễ hội, thậm chí một số người kinh doanh dịch vụ vẫn cố tình vi phạm quy định, tìm mọi cách đối phó với các lực lượng chức năng, khiến cho việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy chế lễ hội chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các quán ăn trong khu vực di tích đền Trần - chùa Tháp cịn nhếch nhác, khơng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại đền Bảo Lộc, khuôn viên rộng rãi của đền được người dân tận dụng để kinh doanh bn bán, bên ngồi cổng đền là các hàng hoa quả rong, hàng bán quần áo giảm giá.... qua cổng đền là các hàng đổi tiền lẻ, bán đồ lễ tràn lan, các hàng bán rong, hàng ăn uống... Lối lên đền thờ Mẫu bị chắn bởi hàng chục hàng ngồi viết sớ, lối ra phía sau đền Khải Thánh là các cửa hàng ăn uống phục vụ khác nhưng lại không mấy mỹ quan ở chốn cần sự trang nghiêm này. Hơn nữa, ý thức của người dân tham gia lễ hội còn chưa tốt, khơng ít người đi lễ hội mà khơng hiểu biết về nơi mình đến, về lễ hội mình đang tham gia, về danh nhân, về nhân vật lịch sử được thờ tại di tích. Việc thắp hương, đốt vàng mã cịn gây nhiều lãng phí tiền bạc và ảnh hưởng tới môi trường. Người đi lễ chỉ chú trọng đến mâm lễ, thắp hương, khấn vái cầu lộc mang tư tưởng vị kỷ cá nhân, làm mất ý nghĩa tơn kính đối với các bậc tiền nhân có cơng trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ quê hương.

Hội chờ Viềng (còn gọi là chợ âm phủ) là lễ hội mang quan niệm độc đáo: mua may, bán rủi. Người đi chợ mua một vật dụng nào đó với quan niệm những đồ vật ấy sẽ mang lại may mắn cho mình suốt một năm. Theo truyền thống, chợ Viềng họp không phải để buôn lãi, kiếm lời mà cốt để "bán rủi, mua may" nên không có cảnh

người bán nói thách, người mua mặc cả. Nhưng trên thực tế lại khác. Du khách bị chặt chém từ tiền xe ôm, tiền gửi xe đến mua phải hàng hóa Trung Quốc, thịt bị chết, đồ mới giả đồ cổ... Bên trong chợ, lấn át hơn và đắt khách hơn cả lại là những sới bạc với đủ trò chiêu lừa khách. Các mặt hàng đồ cổ, mây tre đan, hoa, cây cảnh trước kia là mặt hàng chủ yếu của chợ Viềng thì nay chợ bày bán tràn lan các mặt hàng Trung Quốc từ đồ chơi bạo lực cho trẻ em, quần áo giảm giá, cầu thuê khấn mướn, coi bói.... Trong phiên chợ hiện tượng cò mồi, chèo kéo khách du lịch vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó là tình trạng ùn tắc giao thơng, do nhiều tuyến đường nhánh cũng như đường chính dẫn tới xung quanh chợ Viềng không tổ chức cấm xe ơ tơ nên dẫn đến tình trạng này kéo dài. Nam Định vẫn nổi tiếng với hai chợ Viềng nhưng gần đây đã khơng cịn thu hút khách nhiều như trước nữa bởi tình trạng trên vẫn cịn tiếp diễn tràn lan, gây ức chế cho người tới chợ. Uy tín của phiên chợ đã giảm sút nghiêm trọng.

Cũng tương tự với hai lễ hội trên, tính thương mại hóa đang là vấn đề gây nhức nhối ở Phủ Dầy. Điều này thấy rõ nhất ở thái độ của người dân địa phương với lễ hội này. Nếu như trước kia cư dân háo hức, chờ mong được tham gia lễ hội, thì giờ đây hầu như dân làng khơng cịn ai tham gia đám rước và các trị chơi trong lễ hội bởi họ còn tranh thủ thời gian bán hàng kiếm tiền. Thủ nhang phải thuê người ngoài tham gia các nghi lễ. Hoạt động lễ hội khơng cịn là hình thức sinh hoạt chung thiêng liêng của cộng đồng dân cư mà trở thành những màn biểu diễn quy mô, được dàn dựng kỹ lưỡng của cư dân nơi khác vì mục đích kiếm tiền. Bên cạnh đó hầu như các di tích ở Phủ Dầy đều tràn lan các ban thờ, hịm cơng đức, dẫn đến việc đặt tiền vung vãi, gây phản cảm. Các hoạt động tín ngưỡng theo đó cũng mang màu sắc thương mại hóa: viết sớ thuê, khấn thuê, bói quẻ và đặc biệt là hầu đồng. Các buổi hầu đồng cũng khơng cịn tính ngun vẹn của nó. Những buổi hầu này thường thu hút đông người với rất nhiều lễ vật, hoa quả, hình nhân, mũ, voi, ngựa... to nhỏ tùy theo điều kiện kinh tế của chủ lễ, nhưng một giá hầu thấp nhất cũng tốn khoảng vài chục đến vài trăm triệu đồng. Điều này vừa gây tốn kém tiền bạc cho chủ lễ lại làm mất tính nhân văn của buổi lễ. Mặc dù Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều chỉ thị nhắc nhở, nghiêm cấm và xử phạt đốt vàng mã tại các di tích đền chùa, nhưng tại hội Phủ Dầy tình trạng đốt quá nhiều vàng mã vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều năm qua. Tính thương mại hóa này đang dần hiện đại hóa lễ hội Phủ Dầy và một ngày nào đó nếu khơng có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến

hủy diệt các tinh hoa của Đạo Mẫu. Một điều nữa là tệ nạn ăn xin, sư giả diễn ra khá phổ biến ở lễ hội Phủ Dầy. Du khách đến đây mong cầu được sự bình an, may mắn cho năm mới thì lại phải chứng kiến những cảnh tượng không mấy đẹp mắt này. Thậm chí những người ăn xin này còn tập hợp nhau, lập thành một tổ, đội gần hai chục người xếp thành hàng dài trên đường vào đền chính để chèo kéo khách thập phương xin tiền. Để xin được tiền du khách, nhiều người ăn xin khơng chỉ kêu nghèo, kể khổ mà cịn kéo áo, bám đi thậm chí văng tục, chửi bậy nếu như du khách nào có phản ứng lại. Thậm chí để tác động đến lịng thương của người đi lễ, họ cịn mang cả con em mình, có những em cịn rất bé, bế ẵm trên tay mà vẫn phải theo bố mẹ lê lết nơi cửa phủ để xin ăn. Chính những hình ảnh này cộng với tính thương mại hóa trong lễ hội đã làm giảm đi sức hấp dẫn của lễ hội Phủ Dầy.

Có thể thấy rằng, đây là nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng về số lượng nhưng sản phẩm du lịch lễ hội ở đây vẫn chưa có khả năng thu hút khách đến và lưu trú lại. Lý do bởi việc khai thác các giá trị của các lễ hội này vào hoạt động kinh doanh du lịch chưa được chú trọng nhiều, nhất là phần hội chưa được đầu tư mở rộng để đa dạng các hình thức vui chơi giải trí nhằm thu hút hơn nữa khách tham gia trực tiếp vào lễ hội. Lễ hội của Nam Định phong phú về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng. Cũng giống như lễ hội của nhiều địa phương khác, lễ hội ở Nam Định vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Sự thanh tịnh vốn có của những chốn linh thiêng đã phải nhường chỗ cho sự vội vàng, xô bồ của hàng vạn lượt người vào mỗi ngày lễ hội. Sự hỗn loạn, xơ bồ, thương mại hóa, hiện đại hóa trong lễ hội đang là vấn đề nan giải. Khi đi lễ người ta tìm đủ mọi cách để đạt được mục đích của mình từ chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp, giành giật nhau để mong thánh thần nhìn thấy mặt, điểm được tên. Khi đi hội thì các trị chơi dân gian dần mất đi thay vào đó là các trị chơi cờ bạc, lừa bịp phổ biến, hiện tượng mua thần bán thánh công khai, rác thải tràn lan, khách bị móc từ giá vé gửi xe cho đến tiền xe ơm, ăn uống... Thực tế đó diễn ra ở hầu hết các lễ hội ở Việt Nam nói chung và lễ hội Nam Định nói riêng.

Như vậy, để lưu giữ được nét đẹp nguyên bản của lễ hội và tạo được sức hấp

dẫn với du khách, điều bắt buộc là phải thay đổi, cải cách cách thức tổ chức để hạn chế tính thương mại hóa, thần linh hóa ngày càng gia tăng trong các lễ hội, và giải quyết vấn nạn quá tải người tham gia, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 69 - 75)