Tính cấp thiết của việc nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 39 - 42)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch Nam Định

1.3.3. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển

triển du lịch Nam Định.

Trong xu thế chung không chỉ của du lịch Nam Định mà của cả ngành du lịch Việt Nam trong việc phát triển du lịch di sản đã đem lại nhiều lợi thế cho ngành du lịch. Nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa khơng chỉ có ý nghĩa về mặt khảo cổ học, mà nó cịn có chức năng về kinh tế - xã hội. Bảo tồn không phải là lưu giữ những hiện vật, di sản trong lồng kính khiến nó trở nên xa lạ với cuộc sống của con người mà nó cần phải được phát huy những giá trị về mặt thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa... cho xã hội hiện tại và tương lại.

Vì vậy, cần phải coi việc bảo tồn di sản văn hóa là một nhân tố của phát triển kinh tế, việc đưa ra những quyết định chính thức về bảo tồn, sử dụng và tái sử dụng di sản văn hóa là một phần cốt lõi trong các chính sách liên kết xã hội, mơi trường, văn hóa, giáo dục và kế hoạch phát triển của địa phương. Bên cạnh đó bảo tồn di sản văn hóa cũng là một nhân tố thiết yếu trong hoạt động du lịch, là đối tượng của ngành du lịch tỉnh, là một phần quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế tỉnh nhà, nó phải được khai thác trở thành sản phẩm du lịch. Việc bảo tồn được quan tâm còn giúp cho việc sử dụng tiết kiệm các tài nguyên, biết trân trọng nó, để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại và du lịch phát triển.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các di sản văn hóa địa phương, tỉnh Nam Định cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới sự phát triển du lịch bền vững. Việc bảo tồn di sản văn hóa địa phương ln được gắn liền với cơng tác bảo vệ môi trường, giúp giữ lại sự hấp dẫn của các cảnh quan thị trấn và thành phố, giữ lại

những nét đẹp truyền thống văn hóa riêng. Để việc bảo tồn được diễn ra thường xuyên, tỉnh Nam Định cũng rất chú ý tới việc đưa ra những chính sách tốt nhất cho việc xây dựng các đồ án quy hoạch, những chính sách đổi mới đơ thị ...

Tiểu kết chương 1

Hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa được coi là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của tồn xã hội nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng. Bởi di sản văn hóa khơng chỉ là tài sản vơ cùng quý giá của nhân loại, mang lại cho cộng đồng các dân tộc một lượng kiến thức khổng lồ về nền văn hóa dân tộc nước nhà mà còn là nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển du lịch.

Vấn đề khai thác giá trị của các di sản văn hóa để phục vụ phát triển du lịch và phát triển du lịch để bảo tồn các di sản văn hóa là hai hoạt động luôn song hành với nhau, gắn kết với nhau. Để đảm bảo cho hai hoạt động này được tốt thì việc bảo tồn các di sản văn hóa phải tuân theo những nguyên tắc đã đề ra, đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên liên quan, khích lệ các thành phần xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng địa phương cùng tham gia vào công việc bảo tồn này. Bên cạnh đó, thường xuyên nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn các di sản văn hóa, ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và giữ gìn nguồn tài sản chung vơ cùng quý giá của dân tộc nói chung và của địa phương nói riêng.

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Ở NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)