Nhân lực du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 77 - 80)

7. Bố cục của luận văn

2.5. Nhân lực du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định

Số lượng nguồn nhân lực và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch. Nguồn nhân lực trong du lịch bao gồm nguồn nhân lực trực tiếp và nguồn nhân lực gián tiếp. Nguồn nhân lực trực tiếp là những nhân lực làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Nguồn nhân lực gián tiếp tham gia vào các hoạt động liên quan đến du lịch.

Lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Nam Định trong những năm qua có sự gia tăng cả về mặt số lượng và chất lượng.

Bảng 2.9. Hiện trạng chất lượng lao động du lịch Nam Định Đơn vị tính: Người Đơn vị tính: Người Năm Tổng số lao động trực tiếp Trình độ đào tạo Đại học - Cao đẳng Tỷ lệ % Trung và sơ cấp Tỷ lệ % Đào tạo khác Tỷ lệ % 2011 2.790 203 7,3 472 15,3 2.115 75,8 2012 2.987 255 8,5 572 19,1 2.160 72,3 2013 3012 407 13,5 425 14,1 2.180 72,4 2014 3200 435 13,6 450 14,1 2.315 72,3 2015 3250 440 13,5 460 14,2 2.350 72,3

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch * Về số lượng:

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, năm 2011 lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh là 2.790 người, năm 2012 tăng lên 2.987 người, năm 2013 là 3.012 người, năm 2014 tăng 3.200 người và năm 2015 tăng lên 3250 người.( Bảng 2.9.) Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động giai đoạn

2011-2015 là 3,1%. So với các tỉnh phụ cận có du lịch phát triển thì số lượng lao động trong ngành du lịch của Nam Định còn khiêm tốn. Ngồi lực lượng lao động này ra cịn có các lực lượng lao động mang tính thời vụ (vào mùa du lịch hè tại các điểm du lịch biển Thịnh Long, Quất Lâm). Các cơ sở kinh doanh sử dụng khoảng 1.000 lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động phổ thơng tại địa phương.

Bên cạnh đó, ngành du lịch tỉnh cịn thu hút hàng nghìn lao động gián tiếp, tham gia các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tại các điểm du lịch như chụp ảnh lưu niệm, trông giữ xe, cho thuê phao bơi, quần áo tắm, bán quà lưu niệm ...

* Về chất lượng:

Chất lượng lao động của ngành du lịch Nam Định còn thấp, thể hiện qua trình độ và cấp đào tạo. Trong tổng số lao động trong ngành, số lao động có trình độ đại học - cao đẳng tuy có tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 7-8%, số lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp nghề là 15 -20%, cịn lại lao động phổ thơng chưa qua đào

tạo hoặc đào tạo tại chỗ (học nghề) chiếm trên 70% (Bảng 2.9.), lực lượng lao động này chủ yếu làm việc tại các cơ sở tư nhân tại các khu du lịch biển, mang tính mùa vụ, tuy góp phần giải quyết vấn đề thiếu nhân lực vào mùa du lịch cao điểm nhưng lại là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chung của lao động trong ngành. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ của các lao động trong ngành du lịch tỉnh còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng lao động mà các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch đặt ra.

Thực tế tại các cơ sở lưu trú du lịch đã và đang sử dụng phần lớn lao động chưa đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu mà khách mong đợi, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Do trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế, kiến thức và kinh nghiệm nghiệp vụ du lịch quốc tế còn non kém. Công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên mới chỉ được các doanh nghiệp Nhà nước, các khách sạn đạt tiêu chuẩn của tỉnh quan tâm đến, cịn các khách sạn tư nhân thì lao động tại đây thường là không qua đào tạo hoặc mới chỉ đào tạo ngắn hạn. Để khắc phục tình trạng này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định cũng đã kết hợp với đơn vị có liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về du lịch cho các đối tượng quản lý, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn. Mặc dù chất lượng có cải thiện nhưng chưa cao. Lý do là người làm du lịch tại đây còn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của lớp học, với họ hoạt động du lịch chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh doanh làm sao cho có lãi; chính quyền địa phương cho rằng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của vùng chỉ chiếm một con số nhỏ, chưa được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng và việc tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch chỉ là theo hình thức, nghĩa vụ mà khơng nhận thấy được quyền lợi của mình, điều này đã gây lãng phí cho ngân sách của tỉnh.

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, sự hiểu biết về lịch sử - xã hội, về tập quán địa phương và dân tộc còn hạn chế. Tại một số điểm, khu du lịch như: khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh ... đã có thuyết minh viên nhưng số này lại có trình độ đào tạo về văn hóa chứ khơng phải là đào tạo về du lịch và chưa được cấp thẻ thuyết minh viên. Lực lượng hướng dẫn viên trong tỉnh chỉ có một người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, chưa có hướng dẫn viên nào được cấp thẻ hướng dẫn viên nội

địa và thuyết minh viên trong khi thị trường khách du lịch nội địa lại là thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)