Hiện trạng chất lượng lao động du lịch Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 78 - 158)

Đơn vị tính: Người Năm Tổng số lao động trực tiếp Trình độ đào tạo Đại học - Cao đẳng Tỷ lệ % Trung và sơ cấp Tỷ lệ % Đào tạo khác Tỷ lệ % 2011 2.790 203 7,3 472 15,3 2.115 75,8 2012 2.987 255 8,5 572 19,1 2.160 72,3 2013 3012 407 13,5 425 14,1 2.180 72,4 2014 3200 435 13,6 450 14,1 2.315 72,3 2015 3250 440 13,5 460 14,2 2.350 72,3

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch * Về số lượng:

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, năm 2011 lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh là 2.790 người, năm 2012 tăng lên 2.987 người, năm 2013 là 3.012 người, năm 2014 tăng 3.200 người và năm 2015 tăng lên 3250 người.( Bảng 2.9.) Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động giai đoạn

2011-2015 là 3,1%. So với các tỉnh phụ cận có du lịch phát triển thì số lượng lao động trong ngành du lịch của Nam Định còn khiêm tốn. Ngồi lực lượng lao động này ra cịn có các lực lượng lao động mang tính thời vụ (vào mùa du lịch hè tại các điểm du lịch biển Thịnh Long, Quất Lâm). Các cơ sở kinh doanh sử dụng khoảng 1.000 lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động phổ thông tại địa phương.

Bên cạnh đó, ngành du lịch tỉnh cịn thu hút hàng nghìn lao động gián tiếp, tham gia các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tại các điểm du lịch như chụp ảnh lưu niệm, trông giữ xe, cho thuê phao bơi, quần áo tắm, bán quà lưu niệm ...

* Về chất lượng:

Chất lượng lao động của ngành du lịch Nam Định còn thấp, thể hiện qua trình độ và cấp đào tạo. Trong tổng số lao động trong ngành, số lao động có trình độ đại học - cao đẳng tuy có tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 7-8%, số lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp nghề là 15 -20%, cịn lại lao động phổ thơng chưa qua đào

tạo hoặc đào tạo tại chỗ (học nghề) chiếm trên 70% (Bảng 2.9.), lực lượng lao động này chủ yếu làm việc tại các cơ sở tư nhân tại các khu du lịch biển, mang tính mùa vụ, tuy góp phần giải quyết vấn đề thiếu nhân lực vào mùa du lịch cao điểm nhưng lại là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chung của lao động trong ngành. Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ của các lao động trong ngành du lịch tỉnh còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng lao động mà các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch đặt ra.

Thực tế tại các cơ sở lưu trú du lịch đã và đang sử dụng phần lớn lao động chưa đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu mà khách mong đợi, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Do trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế, kiến thức và kinh nghiệm nghiệp vụ du lịch quốc tế còn non kém. Công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên mới chỉ được các doanh nghiệp Nhà nước, các khách sạn đạt tiêu chuẩn của tỉnh quan tâm đến, cịn các khách sạn tư nhân thì lao động tại đây thường là không qua đào tạo hoặc mới chỉ đào tạo ngắn hạn. Để khắc phục tình trạng này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định cũng đã kết hợp với đơn vị có liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về du lịch cho các đối tượng quản lý, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn. Mặc dù chất lượng có cải thiện nhưng chưa cao. Lý do là người làm du lịch tại đây còn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của lớp học, với họ hoạt động du lịch chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh doanh làm sao cho có lãi; chính quyền địa phương cho rằng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế của vùng chỉ chiếm một con số nhỏ, chưa được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng và việc tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch chỉ là theo hình thức, nghĩa vụ mà khơng nhận thấy được quyền lợi của mình, điều này đã gây lãng phí cho ngân sách của tỉnh.

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, sự hiểu biết về lịch sử - xã hội, về tập quán địa phương và dân tộc còn hạn chế. Tại một số điểm, khu du lịch như: khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh ... đã có thuyết minh viên nhưng số này lại có trình độ đào tạo về văn hóa chứ khơng phải là đào tạo về du lịch và chưa được cấp thẻ thuyết minh viên. Lực lượng hướng dẫn viên trong tỉnh chỉ có một người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, chưa có hướng dẫn viên nào được cấp thẻ hướng dẫn viên nội

địa và thuyết minh viên trong khi thị trường khách du lịch nội địa lại là thị trường chính của du lịch Nam Định. Đây là một hạn chế lớn đối với sự phát triển du lịch và sản phẩm du lịch của tỉnh.

Tính đến nay Nam Định mới có 4 điểm du lịch văn hóa có ban quản lý di tích là: BQL khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp, BQL di tích chùa Cổ Lễ, BQL Khu di tích chùa Keo Hành Thiện, BQL khu di tích nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh. Đây đều là những điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh, có bề dày lịch sử văn hóa. Ngồi số nhân sự thuộc BQL khu di tích đền Trần - chùa Tháp khá đơng đảo với khoảng trên 20 người, trong đó: có 5 cán bộ quản lý; 4 hướng dẫn viên; 1 nhân viên bảo tàng; 6 nhân viên vệ sinh môi trường; 13 cụ trơng coi nhà đền. Cịn lại các BQL khác số lượng bình quân là 8-10 người/BQL, với trình độ từ sơ cấp đến đại học, mỗi điểm chỉ có từ 1-2 hướng dẫn viên, nhiều người còn chưa qua đào tạo nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch. Hoạt động hướng dẫn lại diễn ra khơng thường xun, thiếu chun nghiệp. Điều này gây khó khăn cho hoạt động du lịch của khách. Ngoài ra, vào những dịp tổ chức lễ hội, thì đều huy động thêm một lực lượng lớn quần chúng địa phương như hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ... với số lượng rất đông khoảng vài trăm người tham gia vào các đoàn rước và thực hiện nghi lễ truyền thống. Đội ngũ cán bộ quản lý ít, trình độ chun mơn thấp, điều này ảnh hưởng tới năng lực quản lý điểm du lịch. Do sự thiếu hiểu biết về du lịch của chính quyền địa phương, những người đứng đầu Ban quản lý du lịch chưa có các hành động, chính sách, biện pháp nào để hướng phát triển du lịch bền vững, hoạt động du lịch trở nên hết sức thụ động.

Nhìn chung, với đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên mỏng, trình độ

chun mơn nghiệp vụ chưa cao tại các điểm du lịch nên hoạt động du lịch tại các điểm này chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó, đồng nghĩa với việc hướng dẫn, tuyên truyền cho cộng đồng dân cư, khách du lịch, cũng như các công ty du lịch trong việc bảo tồn các di sản văn hóa trong khi tham gia du lịch cũng bị hạn chế nhiều.

2.6. Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định Nam Định

Quảng bá, xúc tiến du lịch có thể được hiểu là những hoạt động giới thiệu, tiếp thị các điều kiện, tiềm năng đến nhà đầu tư; tiếp thị các sản phẩm du lịch đến với du khác nhằm thu hút vốn đầu tư cũng như thu hút khách đến du lịch. Để biết đến một địa

danh, một vùng đất, một dân tộc ngồi những thơng tin qua lịch sử văn hóa, địa lý, kinh tế... cịn có một cách tiếp cận ln tạo nên ấn tượng khó qn đó là qua du lịch. Thực tế cho thấy công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá điểm đến rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển du lịch. Nhận thức được tầm quan trọng của xúc tiến, quảng bá du lịch đối với sự phát triển du lịch cũng như sự tăng trưởng của khách du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định đã đề xuất với UBND tỉnh thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Nam Định làm nhiệm vụ chuyên trách về xúc tiến, quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Nam Định. Trung tâm được thành lập tháng 11 năm 2008 đến nay có 6 cán bộ làm việc tại trung tâm. Từ khi thành lập cho đến nay, trung tâm đã có nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá cho du lịch Nam Định, kêu gọi các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng và bước đầu phát huy hiệu quả.

* Tham gia các hội chợ du lịch

Ngành du lịch Nam Định đã tham dự liên hoan du lịch tại Hà Nội và một số trung tâm du lịch như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Huế và gần đây nhất là sự kiện năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng năm 2013 với chủ đề "Văn minh sông Hồng" được tổ chức tại các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sơng Hồng, mà thành phố Hải Phịng là địa phương đăng cai. Trong dịp này, tỉnh Nam Định cũng đăng cai tổ chức 4 sự kiện gồm:

- Trưng bày cổ vật, sinh vật cảnh và sản phẩm làng nghề truyền thống Nam Định và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (từ 17-19/2/2013 tức mùng 8-10/1 âm lịch)

- Lễ hội Phủ Dầy (từ 12-17/4/2013 tức mùng 3-8/3 âm lịch)

- Hội thi thả Diều sáo các tỉnh đồng bằng sông Hồng và khai trương mùa du lịch biển năm 2013 (từ 30/4-1/5/2013)

- Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo (từ 20-24/9/2013 tức 16-20/8 âm lịch). Đây là cơ hội để tỉnh tuyên truyền, quảng bá những tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, nâng cấp sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút thêm nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Nam Định.

* Về công tác thông tin du lịch

Trong năm 2015, Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch đã có những bước đi đúng hướng và đạt được những kết quả nhất định:

- Quản trị, duy trì, cập nhật thơng tin và vận hành Trang thông tin điện tử dulichnamdinh.com.vn.

- Thực hiện cung cấp thông tin du lịch, tổ chức triển khai các hoạt động thu thập xử lý thông tin, viết tin bài phản ánh kịp thời các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình của tỉnh cũng như các sự kiện nổi bật của ngành trên website: www.dulichnamdinh.com.vn.

- Cung cấp các thông tin du lịch, cơ sở lưu trú, các tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, thông tin về các lễ hội cho các hãng báo chí, các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngồi tỉnh.

*Về cơng tác xúc tiến du lịch

Tận dụng ưu thế về công nghệ thông tin, những năm qua các thông tin tuyên truyền, quảng bá về du lịch Nam Định còn được thường xuyên được đăng tải trên báo, đài trung ương và địa phương, trang thông tin điện tử của ngành làm các chương trình giới thiệu về du lịch Nam Định, tái bản sách Du lịch Nam Định phục vụ lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường Nam Định và năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng năm 2013; phối hợp với Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình "S- Việt Nam hương vị cuộc sống" giới thiệu một số nét đặc sắc văn hóa ẩm thực Nam

Định như kẹo lạc Sìu Châu, bánh nhãn Hải Hậu, nem nắm Giao Thủy, bánh cuốn làng Kênh... qua đó đưa ẩm thực Nam Định đến gần hơn với khách du lịch.

Năm 2015, trung tâm cũng đã có nhiều hoạt động tốt và gặt hái được những kết quả nhất định như:

- Tổ chức thực hiện nội dung tuyên truyền quảng bá du lịch Nam Định thường xuyên trên website: www.dulichnamdinh.com.vn

- Phối hợp với Ban Truyền hình Đối ngoại- kênh VTV4- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình Fine Cuisine tại làng nghề làm đèn ông sao Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực và ghi hình phong tục đón Tết Trung Thu tại đền Xám, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực.

- Biên tập các ấn phẩm quảng bá du lịch Nam Định: tờ rơi, tập gấp về danh lam thắng cảnh và ẩm thực Nam Định, cẩm nang du lịch Nam Định.

- Cung cấp ấn phẩm quảng bá cho khách du lịch, cho các đơn vị, địa phương có nhu cầu.

- Tham gia ký liên kết Hợp tác công tác xúc tiến du lịch vùng miền với các tỉnh Đông bắc bộ tại Lạng Sơn.

- Tham gia Triển lãm Du lịch - Lữ hành Hoa phượng đỏ tại TP Hải Phòng. - Tham gia khảo sát và tọa đàm “Nâng cao hiệu quả liên kết xây dựng sản phẩm

và xúc tiến, quảng bá giữa du lịch Hải Dương với các tỉnh thành phố đồng bằng sông Hồng và phụ cận”

` - Tổ chức khảo sát các điểm du lịch: Tổ chức cho các hãng lữ hành, các đồn báo chí đi khảo sát các khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

- Tham gia hội thảo phổ biến tập huấn chế độ báo cáo thống kê du lịch tại Ninh Bình.

- Tham gia lớp tập huấn E-marketing tại Hà Nội.

- Tham gia Hội Chợ Thương Mại Quốc Tế Việt-Trung năm 2015 tại Lạng Sơn. - Tham gia chương trình khảo sát điểm di tích tâm linh nổi bật và quan trọng của tỉnh Nam Định: Chùa Keo Hành Thiện, Quần thể di tích Đền Trần-chùa Phổ Minh, vườn quốc gia Xuân Thủy, Quần thể di tích Phủ Dầy do Tổng Cục Du Lịch tổ chức.

Nhìn chung, cơng tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Nam Định thời gian qua đã được triển khai toàn diện hơn, giúp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư phát triển du lịch tại Nam Định; hoạt động xúc tiến quảng bá đã có tác dụng kích cầu, mở rộng thị trường khách đến với Nam Định đặc biệt là các thị trường trung tâm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xúc tiến quảng bá trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng gặp nhiều hạn chế do:

- Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn của Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch còn mỏng ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Kinh phí cho tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch còn hạn chế; trang thiết bị văn phịng cịn thiếu nên hiệu quả cơng việc chưa cao.

- Trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tới khách du lịch chưa chú trọng tới việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của du khách về các di sản văn hóa của tỉnh từ đó hình thành ý thức bảo tồn các di sản văn hóa - nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh.

- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của ngành du lịch Nam Định quy mơ cịn nhỏ hẹp, nội dung và hình thức chưa phù hợp với các thị trường khách khác nhau.

Tuy nhiên hoạt động xúc tiến quảng bá của các doanh nghiệp chưa tốt. Các doanh nghiệp chưa chủ động, chưa chú trọng hoạt động xúc tiến, quảng bá, kinh phí dành cho hoạt động này cũng rất thấp. Vì vậy, hoạt động tuyên truyền, quảng bá chưa đủ sức vươn tới những thị trường nguồn, những thông tin cung cấp nhiều khi chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách, việc nghiên cứu thị trường cịn mang tính tự phát từ các doanh nghiệp. Chưa có các trung tâm thơng tin du lịch, văn phòng đại diện du lịch tại các tỉnh bạn. Bên cạnh đó việc quảng cáo của một số doanh nghiệp thiếu trách nhiệm dẫn tới có những tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh du lịch và phát triển du lịch bền vững. Chính những yếu tố trên đã khiến cho hình ảnh du lịch Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 78 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)