7. Bố cục của luận văn
2.7. Quản lý du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định
2.7.5.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua công tác bảo tồn các di sản văn hóa ở Nam Định đã đạt được một số kết quả sau:
- Trong lĩnh vực tu bổ di tích lịch sử, văn hóa: Thực hiện phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm", Nam Định đã đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa việc bảo tồn
di sản. Ví dụ như huyện Xuân Trường đã tiến hành trùng tu, tôn tạo hàng chục di tích (chùa Keo Hành Thiện, chùa Ngọc Tỉnh, đền Xuân Hy, chùa Lạc Quần...) với kinh phí hàng chục tỷ đồng, trong đó 70% kinh phí là do người dân địa phương đóng góp. Hay huyện Trực Ninh cũng đã nhận được sự ủng hộ của du khách và nhân dân địa phương nên đã có nguồn kinh phí 700 triệu đồng để tiến hành nâng cấp, tu bổ tồn diện các di tích (chùa Cổ Lễ, chùa Cự Trữ, đền Cổ Chất, nhà thờ họ Bùi, nhà thờ Dương Tam Kha). Các huyện thị khác như thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu, Vụ Bản... cũng đang thực hiện tốt chủ trương này.
- Trong lĩnh vực sưu tầm: Bảo tàng tỉnh Nam Định đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai có hiệu quả cơng tác sưu tầm, bổ sung tài liệu, đổi mới nội dung và hình thức trưng bày. Hiện nay, Bảo tàng có gần 20.000 hiện vật, tài liệu trong đó có nhiều bộ sưu tầm cổ vật có giá trị, vừa phong phú ở loại hình, vừa đa dạng ở chất liệu như: rìu, bơn, bàn mài bằng đá của người Việt cổ có niên đại 4.000-5.000 năm; điêu khắc đá thời Lý, đất nung thời Trần, chạm khắc gỗ thời Hậu Lê... Ngoài ra, những năm qua, Bảo tàng Nam Định đã tổ chức tiếp nhận 4 đợt hiến tặng, với 496 hiện vật của các tổ chức và cá nhân, trong đó, có nhiều bộ sưu tầm đồ đồng thuộc nền văn hóa Đơng Sơn.
- Trong lĩnh vực thăm dò, khai quật khảo cổ: Ở lĩnh vực này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Nam Định đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành giám sát và khai quật một loạt vị trí thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần như: Vạn Khoảnh, Lựu Phố, Đệ Tam Tây, Hậu Bồi, cánh đồng giữa đền Trần - chùa Tháp. Kết quả đã tìm thấy hàng ngàn di vật gạch ngói, vật liệu, trang trí kiến trúc, gốm men ngọc, đồ kim loại ... từ đó làm rõ một phần dấu tích của cung Trùng Hoa và là cơ sở khoa học để khẳng định Hành cung Thiên Trường là kinh đô thứ hai của nhà Trần sau Thăng Long.
Được sự quan tâm của các cấp ban ngành, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian trong tỉnh được khơi phục trở lại. Tồn tỉnh hiện có trên 400 đội văn nghệ quần chúng, 1.568 câu lạc bộ sở thích với nhiều loại hình nghệ thuật dân gian phục vụ nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Nhiều đội chèo hoạt động theo phương thức xã hội hóa, tự đóng góp kinh phí, mua sắm thiết bị âm thanh, trang phục biểu diễn. Trong việc tổ chức và quản lý lễ hội ngoài phần "lễ", trong phần hội, các trò chơi dân gian như: đấu vật, chọi gà, tổ tôm điếm, đánh cờ người... đã từng bước được các địa phương đầu tư khôi phục.
Ngày 25 tháng 12 năm 2015 vừa qua Bảo tàng Nam Định đã kết hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức thành cơng trưng bày triển lãm "Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt bản sắc và giá trị". Qua triển lãm du khách hiểu rõ hơn về
nguồn gốc tín ngưỡng dân gian này. Bên cạnh đó triển lãm cịn tổ chức cho khách tham quan có thể trải nghiệm học vấn khăn, tìm hiểu trang phục của các ơng đồng, bà đồng trong các giá hầu đồng - nét đặc trưng của loại hình tín ngưỡng này...
- Trên lĩnh vực bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: Với sự tham gia tích cực Hội cổ vật Thiên Trường; hoạt động sưu tầm, giao lưu cổ vật ở Nam Định đã theo đúng quy định của pháp luật. Hưởng ứng phong trào tự nguyện hiến tặng cổ vật cho Nhà nước do Hội phát động, đến nay 48/50 hội viên của Hội hiến tặng 433 cổ vật cho Bảo tàng tỉnh. Bên cạnh đó, vào ngày mùng 7 tết hàng năm, Hội đều tổ chức mời các giáo sư, các nhà khoa học chuyên về lĩnh vực khảo cổ tới dự qua bồi dưỡng cho hội viên những kiến thức về nguồn gốc, xuất xứ, niên đại sản xuất và kinh nghiệm nhận biết chất lượng cổ vật. Đây cũng là dịp hội tụ cổ vật tiêu biểu để mọi người mua, bán, trao đổi thông tin trong việc sưu tầm và bảo tồn cổ vật. Thơng qua đó, hiện tượng trà trộn đồ giả cổ, đồ sửa chữa để chào bán là đồ cổ đã cơ bản chấm dứt. Hội cũng đã tổ chức nhiều đợt trưng bày với quy mô lớn và tổ chức nhiều đợt giao lưu với các tỉnh bạn để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm đồng thời nâng cao vị thế của Hội và quảng bá văn hóa, du lịch tỉnh Nam Định với họ.
- Sự tham gia của các nghệ nhân dân gian - "báu vật nhân văn sống" (theo cách gọi của UNESCO) trong việc bảo tồn các di sản văn hóa địa phương. Các nghệ nhân dân gian xuất sắc về một hoặc nhiều lĩnh vực của văn hóa truyền thống có mặt ở nhiều làng quê Nam Định, trong đó có nhiều nghệ nhân dân gian được tơn vinh ở cấp quốc
gia, tiêu biểu là hai nghệ nhân: Đào Thị Sại và Hà Thị Cầu. Hai cụ là những nghệ nhân bậc thầy về chầu văn và hát xẩm. Năm 2016, tỉnh Nam Định vinh dự có thêm nhiều nghệ sĩ nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước vinh danh. Tiêu biểu có Bà Nguyễn Thị Kim Liên - Nghệ sĩ nhân dân - ngun phó trưởng đồn chèo Hà Nam Ninh. Ông Trần Quang Lộc - Nghệ nhân ưu tú có cơng trong việc lưu giữ loại hình văn hóa phi vật thể như: hát chèo, hát văn, ca trù. Ơng Đỗ Đình Thọ - Nghệ nhân ưu tú nắm giữ loại hình văn hóa phi vật thể đó là kỹ thuật chế biến kẹo Sìu Châu. Tuy nhiên, ngồi các nghệ nhân được tơn vinh hoặc có may mắn được đứng trên sân khấu lớn, đi biểu diễn nước ngồi, cịn lại phần lớn các nghệ nhân dù chưa được biết đến song vẫn âm thầm công việc truyền dạy, chuyển tải vốn di sản của mình cho thế hệ trẻ. Hiện nay, phần lớn các nghệ nhân dân gian đều tuổi đã cao, kho tàng văn hóa phi vật thể mà họ nắm giữ lại chủ yếu được lưu trong trí nhớ theo phương pháp truyền miệng, truyền nghề; nguy cơ nhiều di sản văn hóa quý giá sẽ bị mai một nếu khơng có kế hoạch, biện pháp gìn giữ. Trong thời gian qua, nhận thức được điều đó, các hội viên bộ môn nghiên cứu sưu tầm (hội văn hóa nghệ thuật Nam Định) đã tổ chức các chuyến điền dã nhằm khảo sát thực trạng của di sản văn hóa, văn nghệ dân gian; tìm hiểu và lên danh sách các vị nghệ nhân về các loại hình nghệ thuật; tập trung sưu tầm khai thác các giá trị văn hóa đã được sáng tạo, hun đúc từ các thế hệ nghệ nhân. Qua đó góp phần bảo tồn những di sản văn hóa quý giá của dân tộc cho hôm nay và thế hệ mai sau.