Du lịch làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 76 - 77)

7. Bố cục của luận văn

2.4. Hình thức, sản phẩm du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định

2.4.2.5. Du lịch làng nghề

Với sản phẩm truyền thống có sức hấp dẫn đối với du khách quốc tế như làng nghề đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng (huyện Ý Yên), các làng nghề cây cảnh của huyện Nam Trực, Hải Hậu. Du lịch làng nghề là loại hình du lịch có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và tăng chi tiêu mua sắm. Đặc điểm nổi bật của tỉnh Nam Định là ngành nghề truyền thống luôn gắn với nông nghiệp nông thôn. Sản phẩm du lịch làng nghề chủ yếu là tham quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu hình thức sản xuất và cuộc sống của người dân địa phương kết hợp với khám phá cảnh quan nông nghiệp, nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực tại đây. Nam Định có nhiều làng nghề thủ cơng truyền thống có thể đáp ứng được u cầu phát triển du lịch song những sản phẩm du lịch làng nghề ở đây còn đơn điệu, chưa biết cách phát huy, khai thác nó để thu hút khách du lịch. Du khách đến đây ngồi việc mua hàng hóa về sử dụng và làm quà cho người thân thì họ cịn có nhu cầu được tham quan, tìm hiểu về cơ sở sản xuất, về cách thức làm ra những sản phẩm đó, về lịch sử làng nghề, thậm chí cịn có nhiều du khách muốn được trải nghiệm, muốn được tự tay mình làm một vài sản phẩm đơn giản nhưng đặc thù ở đây. Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh của làng nghề và các công ty lữ hành chưa biết cách khai thác các giá trị văn hóa của làng nghề và chưa xác định đây là tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng để xây dựng nên sản phẩm du lịch làng nghề đặc trưng riêng của Nam Định.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các ban ngành chưa có kế hoạch đầu tư, hướng dẫn các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp lữ hành khai thác yếu tố tài nguyên này. Vì thế các sản phẩm du lịch làng nghề của Nam Định cịn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn.

Nhìn chung, Nam Định là một tỉnh có nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, có khả

năng hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, tỉnh Nam Định chưa biết khai thác đúng tiềm năng của nó để thúc đẩy du lịch phát triển. Hầu hết các điểm du lịch đã bị thương mại hóa, thần thánh hóa, mất dần đi nét đẹp nguyên bản, trong sáng của nó. Thêm vào đó là sự thiếu thốn nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm có trình độ nghiệp vụ ít. Hiện trạng này đã và đang hạn chế cản trở du khách đến với Nam Định, đặc biệt là khách quốc tế. Do đó để xây dựng được các sản phẩm đặc thù, thu hút được khách du lịch, Nam Định cần có những thay đổi cụ thể trong cách quản lý di tích,

tổ chức lễ hội, bảo tồn các di sản văn hóa, phát triển làng nghề và quảng bá hình ảnh làng quê.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 76 - 77)