Giải pháp xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 108 - 111)

7. Bố cục của luận văn

3.5. Giải pháp xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa

hóa Nam Định

So với các tỉnh trong vùng, Nam Định là một tỉnh có nhiều ưu đãi trong việc phát triển các loại hình du lịch văn hóa. Nam Định là cái nơi của tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần, lại có hệ thống các cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo dày đặc, với hàng trăm nhà thờ Thiên Chúa giáo, đa dạng về phong cách, kiến trúc, với hơn 100 lễ hội truyền thống được tổ chức mỗi năm. Chính vì các giá trị vật thể và phi vật thể đó mà Nam Định là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Tuy nhiên hiện nay, du lịch Nam Định phát triển chưa xứng với tiềm năng. Việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Nam Định chưa được rộng rãi, chưa được chú trọng trong chiến lược phát triển.

Việc xúc tiến, quảng bá du lịch là việc làm phải thường xuyên. Có thể chia ra 3 cấp độ chính sau: xúc tiến điểm đến, xúc tiến sản phẩm đặc trưng địa phương và xúc tiến tour, tuyến.

+ Xúc tiến điểm đến: do cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch phụ trách. Ở cấp độ này, chiến lược chính là xây dựng thương hiệu cho du lịch Nam Định nói chung và du lịch văn hóa Nam Định nói riêng.

+ Xúc tiến sản phẩm đặc trưng của địa phương: Cần có sự phối hợp giữa trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Nam Định và chính quyền các địa phương. Để đưa sản phẩm đặc thù của địa phương tới đơng đảo du khách thì cần định vị thế mạnh của tỉnh, sau đó xác lập các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt dựa trên các thế mạnh đó.

+ Xúc tiến tour, tuyến du lịch: Công việc này do các doanh nghiệp lữ hành phụ trách. Cần liên kết các khu, điểm du lịch trong tỉnh thành chương trình dài ngày, có sức hấp dẫn khách du lịch. Có thể thiết kế các tour du lịch chuyên đề, tour du lịch kết hợp hoặc các tour du lịch dành cho từng đối tượng khách.

Việc xúc tiến, quảng bá lâu nay vẫn chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp. Do đó cần đẩy mạnh sự liên kết vùng, tiến hành quảng bá trên diện rộng (quốc gia, vùng, tỉnh, địa phương, doanh nghiệp) để tăng hiệu quả hoạt động xúc tiến, hạn chế sự lãng phí nhân lực, tài chính cho hoạt động này.

Thương hiệu du lịch có một vai trị quan trọng trong việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh do đó cần xây dựng thương hiệu cho du lịch Nam Định. Thông qua thương hiệu, du khách có thể nắm bắt được những nét độc đáo nhất, những sản phẩm du lịch đặc trưng nhất của địa phương. Bên cạnh đó cần phải thiết kế và thống nhất biểu tượng, khẩu hiệu cho du lịch Nam Định. Logo và slogan ấn tượng, hấp dẫn sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Nam Định tới du khách.

Xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các hội nghị, sự kiện, hội thảo, triển lãm nhằm kết hợp tốt với nhiệm vụ quảng bá du lịch Nam Định; kết hợp với việc tuyên truyền quảng bá những sự kiện văn hóa sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh (hội chợ, văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống...).

Trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch không thể thiếu những thông tin cần thiết về du lịch. Do đó cần thiết lập mối quan hệ giữa du lịch Nam Định với du lịch các địa phương trong vùng nhằm tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần. Bên cạnh đó cần có

kế hoạch đặt văn phịng đại diện, chi nhánh du lịch tại các trung tâm du lịch trong nước như Hà Nội, Hải Phịng, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

Tóm lại, trong cơng tác xúc tiến, quảng bá du lịch Nam Định cần chú trọng hai

nội dung sau:

(1). Về công tác thông tin du lịch

- Triển khai các hoạt động thu thập xử lý thông tin, viết tin bài đăng tải trên website: www.dulichnamdinh.com.vn về các sự kiện, hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch của tỉnh, trong nước và quốc tế.

- Tiến hành kết nối, trao đổi thông tin với các mạng thông tin của, Bộ VHTT&DL; Tổng cục du lịch, Sở VHTT&DL các tỉnh và các Trung tâm TTXT Du lịch khác trong cả nước.

- Tập trung giới thiệu các di tích dưới góc độ tài nguyên du lịch nhân văn cho du khách trong và ngồi nước thơng qua các ấn phẩm quảng cáo, thiết kế tập gấp về các khu, điểm du lịch trong tỉnh, xuất bản cuốn Cẩm nang du lịch Nam Định.

- Thu thập, tiếp nhận các thông tin du lịch từ các ngành, các doanh nghiệp, các địa phương và cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Thơng tin về các điểm vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, ăn uống, mua sắm có chất lượng, uy tín, giá cả tốt cho khách để tránh tình trạng chèo kéo, chặt chém tại các điểm du lịch.

(2). Về công tác xúc tiến quảng bá du lịch

- Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tham gia chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch, hoạt động thông tin du lịch.

- Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về du lịch: thiết kế tập gấp, brochure về các khu điểm du lịch trong tỉnh, hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật ...

- Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặt pano quảng cáo.

- Tổ chức các tour du lịch thí điểm cho các cơng ty lữ hành, giới thiệu các điểm du lịch cho du khách.

- Phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn, để quảng bá du lịch thơng qua đó gắn với mục đích bảo tồn các di sản văn hóa của tỉnh. Cung cấp những thông tin nổi bật của di sản và nhu cầu được bảo vệ, thường xuyên phát động những chương trình với các chủ đề du lịch gắn với bảo tồn các di sản văn hóa, khuyến khích các doanh nghiệp cam kết có trách nhiệm cao trong việc tuyên truyền quảng bá du lịch gắn với bảo tồn.

Tuyên truyền, quảng bá không phải là việc của một cá nhân hay một tổ chức nào mà là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể và khách thể tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động du lịch gắn với bảo tồn. Do đó cần phối kết hợp với các sở ban ngành, trường học trong tỉnh tổ chức các hoạt động như tọa đàm, triển lãm, nghiên cứu khoa học, thi viết, vẽ tranh... về các di tích lịch sử, di sản văn hóa của tỉnh Nam Định. Thơng qua những việc làm này, hình ảnh về các di sản văn hóa của Nam Định sẽ khắc sâu hơn trong lịng người tham gia và từ đó giúp họ hiểu và thêm yêu nguồn tài nguyên vô giá này, đồng thời thúc đẩy hành động bảo vệ các di sản đó được nguyên vẹn, nguyên nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 108 - 111)