Những tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 35 - 37)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch Nam Định

1.3.2.1 Những tác động tích cực

Giữa du lịch và văn hóa ln có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp, mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ giữa việc bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Du lịch là cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trực tiếp giữa quá khứ, hiện tại, tương lai của mỗi dân tộc. Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp vào việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hóa. Doanh thu của các hoạt động du lịch được sử dụng

cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khơi phục các di sản văn hóa. Du lịch góp phần làm cho các di tích sống lại.

Tại một vùng hay một địa phương khi du lịch phát triển sẽ có những tác động tích cực tới các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của vùng, địa phương đó. Hơn nữa, du lịch tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư. Du lịch phát triển là nguyên nhân thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, tơn tạo di tích, phát huy các giá trị của di tích nhằm khai thác phục vụ du lịch. Khi người dân địa phương ý thức được lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch, họ sẽ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động bảo tồn di tích.

Trong thực tế, kinh doanh du lịch tại Nam Định trong những năm qua có nhiều tác động tích cực đối với di sản văn hóa của địa phương như:

- Hoạt động du lịch đã thu hút nhiều vốn đầu tư đến địa phương, tăng cơ hội việc làm tại địa phương, tạo thêm cơ hội kinh doanh cho cộng đồng cư dân địa phương từ đó gia tăng thu nhập, chất lượng cơ sở và dịch vụ du lịch cũng được nâng lên nhờ các dự án đầu tư của ngành du lịch. Tính riêng giai đoạn 2006 - 2010 Trung ương đã hỗ trợ 94 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng du lịch. Nhiều dự án đã được thực hiện, nhiều tuyến đường đã được nâng cấp nhằm phục vụ tốt hơn cho du lịch như: đường vào khu di tích tưởng niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh và khu du lịch, lễ hội chùa Keo Hành Thiện; hạ tầng tuyến du lịch Bến Hữu Bị - Đền Bảo Lộc - Đền Trần - Chùa Tháp - cơng viên văn hóa Tức Mạc; hạ tầng kỹ thuật khu vực quần thể Phủ Dầy, chợ Viềng ... Năm 2011, các dự án đầu tư hạ tầng du lịch tiếp tục được triển khai thực hiện với 8 dự án chuyển tiếp và 2 dự án mới khởi công, được Ngân sách Trung ương hỗ trợ với tổng số vốn là 24 tỷ đồng. Ngồi nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương cịn có nguồn vốn địa phương đầu tư vào các dự án nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng du lịch nhằm đảm bảo sự thuận lợi trong nhu cầu đi lại của khách du lịch. Bên cạnh đó nhiều dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng có quy mơ lớn, chất lượng cao đã được triển khai, hoàn thành và đi vào phục vụ khách du lịch.

- Cùng với sự nâng cao chất lượng phục vụ du lịch thì hoạt động du lịch cũng đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương. Du lịch cịn khích lệ, động viên lòng tự hào dân tộc và tạo động lực cho sự hồi sinh và phát triển các hoạt động văn hóa truyền thống (như phát triển nghề thủ cơng, các loại hình

biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc). Du lịch cũng giúp cho việc gìn giữ, tơn tạo và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người dân địa phương.

- Hoạt động du lịch tham gia vào việc gìn giữ mơi trường tự nhiên, bảo vệ các loài động vật hoang dã tại di tích giúp cải thiện mơi trường sinh thái của địa phương; du lịch cũng tạo ra nhiều động cơ để địa phương phục hồi các danh thắng mang giá trị độc đáo từ đó thay đổi diện mạo của địa phương thu hút ngày càng nhiều hơn du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)