Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu luận văn

1.2 NGUYÊN TẮC, CÔNG CỤ, NỘI DUNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

1.2.1 Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2.1 Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước dựa trên các nguyên tắc sau:

Một là, đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước phải thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và có hiệu quả

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước thường được triển khai để đáp ứng nhiều mục tiêu bao gồm các mục tiêu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng- an ninh,..trong đó mục tiêu kinh tế vẫn phải được đảm bảo để các mục tiêu còn lại đảm bảo hiệu quả phát huy tác dụng.

tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm một cách nghiêm túc.

Trước khi quyết định triển khai dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước phải đảm bảo cân đối nguồn vốn, năng lực tài trợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương với quy mô dự án dựa trên cơ sở cân nhắc thỏa đáng các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên.

Hai là, thực hiện theo chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển, phù hợp với kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt

Hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước có mục tiêu tạo lập năng lực sản xuất và năng lưc phục vụ của nền kinh tế và xã hội dựa trên nguồn lực của nhà nước. Vì vậy, hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư của quốc gia vùng, ngành, địa phương đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước còn mang ý nghĩa dẫn dắt, định hướng, là vốn ban đầu để kích thích thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội mà Nhà nước mong muốn.

Ba là, hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải đảm bảo tính cơng khai, minh bạch

Tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư góp phần tăng tính cạnh tranh, tính cơng bằng trong huy động và phân bổ nguồn lực của nhà nước. Hơn nữa, công khai minh bạch là cơ sở, điều kiện quan trọng để thực hiện hoạt động giám sát đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước được chặt chẽ và hiệu quả hơn, hạn chế sự thất thốt, lãng phí trong đầu tư và xây dựng từ nguồn ngân sách.

Bốn là, hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải thực hiện dựa trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp

Để có thể tạo ra được kết quả đầu tư với hệ thống năng lực phục vụ được cải thiện đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, tránh lãng phí, dàn trải, đầu tư cơng cần phải được quản lý một cách thống nhất.

Bên cạnh việc nhà nước quản lý thông qua quy hoạch và kế hoạch phân bổ nguồn lực, để phát huy năng lực và quyền chủ động của các ngành, các địa phương thì việc phân cấp trong đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước là cần thiết. Phân cấp đầu

tư bằng nguồn vốn nhà nước cần giới hạn trong điều kiện năng lực ngân sách của địa phương, quy hoạch phát triển chung của vùng, ngành. Các dự án tài trợ từ ngân sách trung ương cần phải được quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)