Công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 27 - 28)

7. Kết cấu luận văn

1.2 NGUYÊN TẮC, CÔNG CỤ, NỘI DUNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

1.2.2 Công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

quản lý và sử dụng tài sản công.

Năm là, phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước

Thực hiện nguyên tắc này một cách bắt buộc, sự tham gia của các bên cần phải được làm rõ, bao gồm quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia nhằm gia tăng trách nhiệm giải trình, đảm bảo sự giám sát từ nhiều phía và của tồn xã hội đối với kết quả và hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước.

Sáu là, đa dạng hóa các hình thức đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (BOT, BTO, BT, PPP ...)

Vì nguồn lực từ ngân sách nhà nước là có hạn nên Nhà nước cần có các hệ thống chính sách, văn bản luật khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước tham gia đầu tư vào các dự án công theo một tỉ lệ phù hợp; khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn nhận quyền kinh doanh, khai thác thu lợi nhuận từ các dự án đó trong điều kiện phù hợp.

1.2.2 Cơng cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước sách nhà nước

1.2.2.1 Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, UBND các cấp đã ban hành nhiều cơ chế và chính sách về quản lý vốn đầu tư XDCB, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đưa cơng trình vào sử dụng đúng thời gian tiến độ của dự án và chống thất thốt lãng phí trong việc quản lý vốn xây dựng cơ bản. Các chính sách đó thể hiện bằng những văn bản quy phạm pháp luật như Luật ngân sách nhà nước, Luật xây dựng, Luật đầu tư công, Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn khác. Các cơ quan nhà nước sử dụng công cụ luật pháp để quản lý chặt chẽ các hoạt động của các nhà thầu, các chủ đầu tư cũng như để quản lý vốn đầu tư một cách đồng bộ, đảm bảo các dự án XDCB có hiệu quả.

Tùy vào hồn cảnh thực tế của địa phương để ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp, điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

1.2.2.2 Công tác quy hoạch, lập kế hoạch

Quy hoạch là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập mơi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hịa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mơ hình và thuyết minh.

Lập kế hoạch là quá trình ấn định mục tiêu, đưa ra các giải pháp, các công việc cần triển khai để đạt được mục tiêu đó. Việc lập kế hoạch quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư XDCB là rất cần thiết và được chia ra thành kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm. Kế hoạch trung hạn thường là 5 năm, đây là định hướng khung cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kế hoạch hàng năm cụ thể hóa kế hoạch trung hạn. Quy hoạch và kế hoạch là công cụ quản lý quan trọng, các công cụ này đảm bảo cho sự lãnh đạo quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)