Phương hướng, mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 87 - 90)

7. Kết cấu luận văn

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ

3.1.1 Phương hướng, mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

3.1.1 Phương hướng, mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam đến năm 2020 Hà Nam đến năm 2020

Góp phần vào cơng cuộc CNH, HĐH đất nước, các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam quyết tâm xây dựng Hà Nam thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng KT- XH đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu thời kỳ phát triển tiếp theo; đổi mới định hướng đầu tư và mơ hình tăng trưởng, trọng tâm là cơng nghiệp hóa nơng nghiệp; mở rộng liên kết, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh nền kinh tế. Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo môi trường, an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là dân cư nông thơn.Tăng cường, giữ vững ổn định quốc phịng - an ninh; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an tồn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phịng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển nhanh và bền vững.

Các khâu đột phá của Hà Nam giai đoạn tới đó là: Thứ nhất, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa nơng nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, chuyển dịch mạnh lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, làm nền tảng để xây dựng Hà Nam phát triển nhanh và bền vững; Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cơ chế, chính sách vào thực tiễn của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển bền vững; Thứ ba, nâng cao chất lượng, trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trọng tâm là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền cơ quan, đơn vị.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát nêu trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam đã hiện thực hóa mục tiêu phát triển tổng quát thành các chỉ tiêu và mục tiêu cụ thể như sau:

Các chỉ tiêu lớn

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) - giá SS 2010 - tăng bình quân 10%/năm. - Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Nông, lâm nghiệp: 9,0%; Công nghiệp - Xây dựng: 59,8%; Dịch vụ: 31,2%.

- Đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 80,9 triệu đồng/người.

- Thu cân đối ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 15%/năm; đến năm 2020 đạt 7.040 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội đạt 177.200 tỷ đồng, tăng bình qn 15,4%/năm.

- Đến năm 2020, tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân đạt 43,3 giường.

- Đến năm 2020, tỷ lệ hộ dân thành thị được dùng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 95% (trong đó sử

dụng nước sạch đạt 80%).

- Đến năm 2020, tỷ lệ thu gom rác thải ở thành thị đạt 100% (90-95% được xử

lý), nông thôn đạt 95% (70-80% được xử lý).

- Đến năm 2020, 50% các cụm công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Đến năm 2020, có từ 3 huyện và 65 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới. - Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 35%.

Mục tiêu cụ thể như sau:

- Về phát triển hệ thống giao thông: Tiếp tục củng cố nâng cấp các tuyến giao thơng đã có, kết hợp với việc xây dựng mới một số tuyến đường liên tỉnh, đường tỉnh, đường đô thị, trong đó:

+ Đối với các đường quốc lộ: Phối hợp với Bộ Giao thơng vận tải hồn thành nâng cấp tuyến quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38 đoạn đi qua tỉnh Hà Nam; xây dựng tuyến đường và cầu vượt sông Hồng nối đường cao tốc Bắc Nam với đường cao tốc Hà

Nội - Hải Phòng (điểm đầu Hà Nam - điểm cuối Hưng Yên); xây dựng đường 499 và cầu vượt sông Hồng nối đường cao tốc Bắc Nam với quốc lộ 39 thuộc địa phận Thái Bình; nâng cấp tuyến đường nối ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình thành quốc lộ.

+ Về các tuyến đường tỉnh: Nhựa hóa, bê tơng hóa 100% mặt đường; nâng cấp toàn bộ chiều dài đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, các cầu trên tuyến phù hợp với cấp đường; nâng cấp các tuyến đường trong khu đơ thị cũ, hồn thành đường nội thị các khu đô thị mới theo quy hoạch; xây dựng một số tuyến trục chính đơ thị: đại lộ Đồng Văn - Phủ Lý và cầu vượt sông Châu.

+ Về đường giao thông nơng thơn: Phấn đấu nhựa hóa hoặc bê tơng hóa toàn bộ đường liên xã, đường xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A hoặc loại B.

+ Giao thông đường thủy: Nâng cấp, cải tạo nạo vét luồng các tuyến sông, hệ thống cảng và kho bãi đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển vật tư nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Khai thông tuyến sông Châu nối với sông Hồng, cải tạo các tuyến để tàu 50 - 200 tấn hoạt động.

+ Hoàn chỉnh nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam đến năm 2020, ga Phủ Lý sẽ được xây dựng trở thành ga trung chuyển hàng hóa lớn ở miền Bắc nói chung và vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng. Phối hợp với Bộ Giao thơng vận tải xây dựng đường sắt Bắc Nam thành đường sắt đôi theo quy hoạch chung của ngành đường sắt.

- Về cấp điện, cấp nước:

+ Hệ thống điện cao thế: Vận hành trạm biến áp 220 kV Kim Bảng ổn định; lưới điện 110 kV, xây mới trạm biến áp Đồng Văn II, Thanh Nghị, Cầu Giát và vận hành tốt các trạm biến áp hiện có.

+ Hệ thống điện trung thế: Đối với các khu đô thị mới, các khu công nghiệp và thành phố Phủ Lý, được thiết kế mạch vòng vận hành hở.

+ Hệ thống cấp nước: Nâng công suất các nhà máy nước tại thành phố Phủ Lý và nghiên cứu xây dựng nhà máy nước tại các huyện, đến năm 2020 tổng công

suất thiết kế các nhà máy nước đạt khoảng 250.000 m3/ngày đêm.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp; hạn chế phát triển thêm các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu lấp đầy 100% Khu

cơng nghiệp Hịa Mạc, Khu cơng nghiệp Châu Sơn, Khu công nghiệp Đồng Văn III (giai đoạn I) theo quy hoạch. Ổn định công suất xi măng theo quy hoạch, công suất khai thác đá; phát triển hợp lý về quy mô, công suất các sản phẩm công nghiệp vật liệu xây dựng không nung, cấu kiện bê tông.

Phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị và đưa Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, giáo dục đào tạo vào năm 2020. Tiếp tục đầu tư Khu du lịch Tam Chúc, phấn đấu năm 2020 đón 1,8 triệu lượt khách về thăm quan Khu du lịch, nâng tổng số khách du lịch về địa bàn tỉnh đạt trên 2,5 triệu lượt khách/năm. Đầu tư hạ tầng để tiếp nhận các bệnh viện trung ương, các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao, các trường đại học công lập về đầu tư. Tạo điều kiện để đến năm 2017, bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai đưa vào sử dụng; đến năm 2020, có 3.000 - 3.500 giường bệnh tại Khu Y tế chất lượng cao; có thêm 5 trường đại học, cao đẳng hoạt động trên địa bàn tỉnh, thu hút 3 - 5 vạn sinh viên. Phát triển đa dạng các loại hình tín dụng, ngân hàng; phấn đấu dư nợ tín dụng tăng từ 18 - 20%/năm, đến năm 2020 đạt 28 - 30 nghìn tỷ đồng.

Làm tốt cơng tác quy hoạch và quản lý quy hoạch gắn kết với việc tổ chức thực hiện theo hướng phát triển bền vững. Chú trọng quy hoạch và quản lý quỹ đất dọc các tuyến đường; không phát triển nhà ở ven sông, quy hoạch quỹ đất lợi thế để đấu giá tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Xây dựng, củng cố quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm ổn định để phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)