Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 78 - 81)

7. Kết cấu luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.3.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Trong giai đoạn 2013-2016 đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 437 cơng trình; trong đó có 134 cơng trình trường học các cấp, 29 cơng trình nâng cấp, mở rộng, sửa chữa, xây mới các tuyến đường, 19 dự án ứng thủy lợi… Xây dựng kết cấu hạ tầng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2013-2016, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh được đầu tư có trọng điểm, hiệu quả. Một loạt dự án lớn tạo hạ tầng khung, kết nối Hà Nam với các tỉnh trong vùng và vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đã được triển khai. Đó là đường tỉnh 495B, đường nối 2 cao tốc, tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua TP. Phủ Lý, tuyến tránh Quốc lộ 38 đoạn qua thị trấn Hòa Mạc, nhà thi đấu đa năng và hạ tầng liên quan thuộc khu liên hợp thể thao, dự án đô thị Phủ Lý, hạ tầng KCN Đồng Văn I mở rộng, KCN Đồng Văn III, Cụm công nghiệp Kiện Khê I mở rộng, Khu Đại học Nam Cao, Khu y tế chất lượng cao... Nhiều dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhiều dự án như: đường tỉnh 497 – Bình Lục, đường tỉnh 492 – Lý Nhân, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Phủ Lý – Đoan Vĩ, đường Phủ Lý – Mỹ Lộc,...Đầu tư xây dựng Trường THPT Nguyễn Khuyến, Lê Hoàn, Trường THPT chuyên Biên Hòa, nhà ở sinh viên...; đảm bảo tốt điều kiện để thông xe tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua địa phận Hà Nam vượt tiến độ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

Bên cạnh đó, hạ tầng nơng nghiệp - nông thôn được quan tâm đầu tư nâng cấp, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống người dân nơng thơn. Tồn tỉnh đã làm được 1.803 km đường giao thơng xóm, trên 814 km trục đường chính nội đồng; kiên cố hóa 45,5 km kênh mương; nâng cấp xây

dựng mới 2.002 phòng học, 294 nhà văn hóa xóm, 100% xã đạt chuẩn về nhà ở, 90% hộ dân có nước sạch và nước hợp vệ sinh. Tồn tỉnh có 25-28 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, khơng cịn xã đạt dưới 12 tiêu chí, thu nhập khu vực nơng thôn đạt 29 triệu đồng/người.

Công tác quy hoạch, chiến lược: việc định hướng đầu tư đã cơ bản bám sát

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam đề ra qua các kỳ đại hội. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là căn cứ quan trọng cho việc chi đầu tư từ NSNN nói chung và chi đầu tư XDCB nói riêng. Các chiến lược trên đã được kế hoạch hóa thành các chương trình, dự án; cơng tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB cũng có bước tiến đáng kể và ngày càng hoàn thiện. Các dự án được phê duyệt trên địa bàn tỉnh do được khảo sát, tư vấn thiết kế phù hợp và sát với điều kiện thực tế của địa phương; công tác thẩm định về cơ bản được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, nhìn chung việc thực hiện điều chỉnh, cắt giảm quy mô, tổng mức đầu tư các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh.

Phân bổ vốn đầu tư: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã tập trung vào các cơng

trình trọng điểm phục vụ trực tiếp cho đầu tư phát triển của tỉnh trong các lĩnh vực quan trọng như giao thơng, thủy lợi, văn hóa. Cơng tác phân bổ vốn đầu tư XDCB có bước tiến mới theo hướng tập trung và ưu tiên cho những cơng trình quan trọng, bức xúc, các cơng trình chuyển tiếp, hạn chế tối đa khởi công mới, nợ đọng trong XDCB dần được kiểm sốt;

Việc thực hiện cơng tác phân cấp vốn đầu tư XDCB: trong thời gian qua đã

tạo được sự chủ động, linh hoạt việc bố trí vốn cho các cơng trình, dự án quan trọng, bức xức, đáp ứng kịp thời nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của các cấp. Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đầu tư. Bên cạnh đó, việc phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư cơng trình trong hạn mức quy định đã tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án đầu tư, chủ động thực hiện dự án, giảm bớt các thủ tục hành chính của các cơ quan chun mơn cấp huyện. Đồng thời, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin cho”, đảm bảo cơng khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn và quản lý đầu tư xây dựng. Công tác quản lý ngân sách đầu tư cũng như khả năng cân đối ngân sách của cấp huyện, cấp xã từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của quản lý đầu tư xây dựng. Giảm bớt áp lực cho các đơn vị cấp tỉnh trong việc quản lý, giám sát, cân đối bố trí vốn cho các cơng trình cấp huyện, cấp xã.

Công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán của những dự án đầu tư XDCB từ NSNN: Đã có được sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Xây dựng (cơ quan quản lý chuyên

ngành) với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành có liên quan khác của tỉnh. Thủ tục hành chính trong XDCB được cải thiện; Thời gian thẩm định, kiêm soát thanh toán được rút ngắn hơn, đơn giản hóa hồ sơ và quy trình thủ tục thẩm định nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định dự án; đồng thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn quy định. Việc thẩm định thiết kế, dự toán dựa trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, quy trình kỹ thuật, đơn giá, định mức chế độ chính sách quản lý xây dựng của nhà nước đã phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong thiết kế kỹ thuật và cắt giảm những chi phí khơng cần thiết, tiết kiệm và chống thất thốt, lãng phí cho NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Công tác lựa chọn nhà thầu: đang từng bức thực hiện công khai minh bạch.

Tình trạng chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu đã từng bước được khắc phục. Chất lượng công tác tư vấn và thẩm định kết quả đấu thầu ngày càng được nâng cao, việc áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng mang lại hiệu quả cao, lựa chọn được các nhà thầu chất lượng.

Cơng tác giải ngân thanh tốn vốn: được thực hiện tương đối tốt, sự phối hợp

giữa Kho bạc nhà nước và các đơn vị nhịp nhàng, đảm bảo giải ngân kịp thời, đạt tỉ lệ cao, chất lượng kiểm soát đã được nâng cao, bám sát các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các bộ ngành và UBND tỉnh. Vai trị kiểm sốt chi NSNN trong đầu tư XDCB được phát huy góp phần nâng cao chất lượng đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Công tác thanh tra, giám sát đầu tư : Tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra,

kiểm tra việc chấp hành việc sử dụng ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán và các huyện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quản lý điều hành và chấp hành việc chi tiêu ngân sách nhằm thực hiện tốt luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, luật phịng chống tham nhũng trong việc sử dụng tài chính ở các cơ quan đơn vị. từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Nhiều dự án trọng điểm, dự án về nơng thơn mới được đầu tư hồn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển nhưng được tập trung đầu tư cho các cơng trình hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, tạo động lực thu hút các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội tham gia đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa trên địa bàn tỉnh.

Đạt được những thành công trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND các cấp, các ngành với nhiều giải pháp công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Về cơ bản UBND tỉnh và các sở ban ngành liên quan đã thực thi và triển khai nhiều chính sách, văn bản pháp luật quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Trung ương một cách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đây là cơ sở để cơ quan quản lý tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện quản lý dự án XDCB trên địa bản tỉnh ngày càng tốt hơn, đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong cơng tác quản lý.

Nhìn chung, cơng tác tun truyền pháp luật về đầu tư, về phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm đã được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp được các Bộ, ngành, các địa phương và các đơn vị liên quan đánh giá cao. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các nhà thầu, chủ đầu tư, ban QLDA và các sở ban ngành liên quan.

Bên cạnh đó, việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính được thực hiện theo quy trình một cửa, giảm bớt các thủ tục hành chính khơng gây phiền hà, khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị và nhà thầu.

Tỉnh đã tổ chức một số cuộc thanh tra, kiểm tra về tiến độ và chất lượng xây dựng các cơng trình trọng điểm. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và bổ sung những sai sót kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thi cơng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)