Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 93)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1 Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống

thống đơn giá định mức về đầu tư xây dựng cơ bản

- Thường xuyên thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ở tất cả các cấp, các ngành.

Rà soát các quy định văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB, phát hiện những quy định chồng chéo, bất cập để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, đồng thời xây dựng quy định của tỉnh để áp dụng thống nhất và chỉ đạo triển khai thực hiện. Tỉnh Hà Nam cần căn cứ thực tiễn tình hình ở địa phương để tiến hành đối chiếu, rà soát nhằm kiến nghị điều chỉnh, bổ sung xây dựng, ban hành quy định cụ thể của địa phương cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Qua tình hình thực tế tích cực tham gia các dự thảo văn bản sửa đổi thông tư nghị định cho phù hợp với hiện tại thay vì “hồn tồn nhất trí với những sửa đổi trên” như trước đây. Hoạt động đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng phải tiến hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng như: văn bản pháp luật về đầu tư, xây dựng, quy hoạch kiến trúc, mơi trường, phịng cháy, chữa cháy, an ninh, quốc phòng, điện lực, đê điều, giao thơng, di sản văn hố, ngân sách, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí... Việc này muốn thực hiện được cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý từng lĩnh vực nêu trên từ trung ương đến địa phương.

- Phải tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng hàng năm và từng giai đoạn.

Một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành muốn biết có thực sự đi vào cuộc sống và có tính khả thi khơng thì cần phải tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện văn bản đó. Thơng qua tổng kết, đánh giá sẽ kịp thời phát hiện những bất cập như: khơng khả thi, gây khó khăn, phiền hà cho xã hội, phát sinh thủ tục, giấy tờ...Đồng thời, thơng qua đó cũng phát hiện được những vấn đề nảy sinh trong xã hội chưa được pháp luật điều chỉnh.

- Phải đổi mới hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, đầy đủ, thống nhất, minh bạch và hội nhập

Bảo đảm văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng của cấp dưới hướng dẫn phù hợp với văn bản của cấp trên. Cần khắc phục tình trạng văn bản cấp dưới hướng dẫn vượt quá, không phù hợp với văn bản của cấp trên, thậm chí có trường hợp một văn bản cá biệt làm thay đổi hiệu lực pháp lý của Luật, hướng dẫn vượt quá quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm văn bản hướng dẫn được ban hành và có hiệu lực đồng thời với văn bản được hướng dẫn. Cần khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn như hiện nay. Có những văn bản đã được ban hành nhưng sau đó chậm có văn bản hướng dẫn. Ví dụ Luật đấu thầu được ban hành năm 2013, có hiệu lực ngày 1/7/2014 nhưng đến năm 2016 một số các Thông tư hướng dẫn vẫn mới được ban hành như: Thông tư hướng dẫn về lập hồ sơ mời thầu, Thông tư hướng dẫn về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng phải có tính ổn định tương đối, tránh sửa đổi, bổ sung liên tục làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư xây dựng, đặc biệt là đối với các dự án đang triển khai. Một số văn bản địa phương vừa ban hành hướng dẫn thực hiện thì văn bản của Trung ương lại có sự thay đổi khiến việc nắm bắt, triển khai áp dụng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như ngày 23/01/2014 UBND tỉnh ban hành quyết định số 04/2014/QĐ-UBND về việc Quy định phối hợp quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, nhưng đến ngày 12/5/2015 Chính phủ lại ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP Về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng. Khiến cho nhiều chủ đầu tư vừa mới nghiên cứu quyết định của UBND, chưa kịp áp dụng lại phải tìm hiểu sang nghị định của Chính phủ. Muốn vậy, khi ban hành văn bản ngoài việc điều tiết các hoạt động đầu tư xây dựng đang diễn ra trong thực tế thì

những quy định của văn bản đó cịn phải mang tính dự báo đối với các hoạt động sẽ phát sinh trong tương lai.

- Nghiên cứu, xây dựng ban hành bộ chỉ số giá hàng tháng; xây dựng điều chỉnh, bổ sung bộ đơn giá xây dựng theo từng khu vực, địa phương để tham khảo áp dụng vào điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng xây dựng. Cập nhật, xây dựng các chỉ số đơn giá chưa có trong bộ đơn giá để các chủ đầu tư được chủ động và thống nhất khi áp giá. Cần có những quy định cụ thể đối với các vật liệu khơng có trong báo giá của Liên sở Tài chính - Xây dựng, tránh tình trạng các đơn vị nhà thầu tự do mua hóa đơn, thanh tốn.

3.2.2 Hồn thiện cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển

Xác định rất rõ ràng các mục tiêu và ưu tiên chiến lược của đầu tư cơng để từ đó có cơ sở loại bỏ những đề xuất đầu tư khơng thích hợp ngay từ đầu

Xác lập cân đối ưu tiên giữa quy hoạch kinh tế với quy hoạch xã hội, đặc biệt là giáo dục, y tế và môi trường.

Quy hoạch phải có tính khả thi, nghĩa là những đề xuất đầu tư khơng có cơ sở rõ ràng và thuyết phục về nguồn lực sẽ không được đưa vào quy hoạch.

Tuân thủ luật quy hoạch, nghĩa là không cho phép điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nếu như khơng có luận chứng thực sự xác đáng.

Quy hoạch phải có tính điều phối giữa các cấp và các ngành. Cụ thể là các quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, vùng, địa phương ... phải có đầu mối tổng hợp và phối hợp để tránh sự chồng chéo, phân tán.

Cần có cơ chế để thực hiện yêu cầu thẩm định độc lập với những dự án quy hoạch có vai trị quan trọng trong phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.

Bên cạnh nâng cao tính dân chủ bàn bạc thống nhất trong công tác lập quy hoạch quyết định đầu tư XDCB cần phải đề cao tính trách nhiệm cá nhân của người quyết định đầu tư. Cơ chế trách nhiệm các nhân cần phải đánh giá khách quan, có thưởng xứng đáng và phạt nghiêm minh bằng các biện pháp khác nhau, từ thấp đến cao. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước.

3.2.3 Đổi mới cơ chế lựa chọn dự án và lập kế hoạch phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Xây dựng các chỉ tiêu rõ ràng xác định các thứ tự ưu tiên trong phân bổ vốn. Cần cần tập trung đầu tư vào một số ít trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa nhằm nhanh chóng đưa vào sử dụng. Cần tập trung xây dựng dứt điểm và đồng bộ một số cơng trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Ưu tiên bố trí vốn tập trung cho các cơng trình hồn thành trong năm, cơng trình chuyển tiếp để sớm đưa cơng trình vào khai thác sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Ưu tiên bố trí đủ vốn cho chi phí bồi thường GPMB các dự án. Ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA để các dự án này đảm bảo cơ cấu vốn đầu tư.

Tiến hành rà soát kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư của các đơn vị vào sáu tháng cuối năm để có biện pháp điều chuyển kế hoạch vốn các cơng trình khơng có khả năng hồn thành kế hoạch sang các dự án có khối lượng thực hiện nhưng thiếu vốn. Hạn chế thấp nhất tiến tới không chuyển nguồn vốn xây dựng cơ bản sang thanh tốn tiếp trong năm sau. Có biện pháp xử lý với các đơn vị chủ đầu tư, có nhiều cơng trình khơng hồn thành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.

Rà sốt, phân loại đối với những dự án, cơng trình đang được đầu tư từ vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo tồn giá trị cơng trình dở dang.

Cần tiếp tục tuân thủ nguyên tắc chỉ phê duyệt dự án nếu như nó có phương án phân bổ nguồn vốn đầy đủ và đáng tin cậy

Cơ quan Tài chính và cơ quan kế hoạch phối hợp với các bộ phận liên quan cần thẩm định chặt chẽ về khả năng bố trí vốn đặc biệt là đối với các dự án đầu tư quan trọng.

Cần có cơ chế, chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp quyết định chủ trương đầu tư khơng đúng quy định, bố trí dự án mà chưa cân đối được nguồn vốn.

3.2.4 Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm tập thể, cá nhân của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chủ đầu tư, ban quản lý dự án

Trong quá trình quản lý, sai phạm của mỗi cá nhân đều có thể gây ra thất thốt lãng phí, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Do đó, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ tham gia quản lý đầu tư XDCB là giải pháp quan trọng và có tác dụng lâu dài đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng. Nội dung của giải pháp này bao gồm:

- Rà soát lại điều kiện năng lực của các ban quản lý dự án, cá nhân tham gia

quản lý dự án và giám sát kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đảm bảo chuyên mơn phù hợp với cơng việc được giao và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao và tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy hết năng lực của mình, làm việc chủ động với tinh thần trách nhiệm cao.

- Tăng cường tập huấn chế độ chính sách mới về quản lý dự án đầu tư xây

dựng cơng trình cho các đối tượng liên quan đến công tác quản lý.

- Nâng cao các kiến thức kỹ năng về soạn thảo hợp đồng, cần có các quy

định cụ thể, các ràng buộc pháp lý, các chế tài cần thiết, cần phải có những quy định chi tiết cụ thể theo hướng phù hợp với hội nhập quốc tế. Gắn được trách nhiệm của nhà thầu và trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Củng cố các kiến thức về đấu thầu, áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng

để lựa chọn được các nhà thầu đạt tiêu chuẩn, chất lượng để thực hiện các gói thầu của dự án. Tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, tránh tình trạng tuyển chọn nhà thầu năng lực kém, bỏ thầu giá thấp để được xây dựng cơng trình nhưng khi có sự cố xảy ra thì chủ đầu tư đứng ngồi cuộc; chấm dứt tình trạng mua thầu, bán thầu, thơng thầu, gian dối trong việc chứng nhận khối lượng và chất lượng cơng trình. Xử lý nghiêm khắc các cá nhân và các nhà thầu có dấu hiệu vi phạm, cố tình dàn xếp trong đấu thầu. Cơng khai đăng tải thông tin về các trường hợp nhà thầu vi phạm, dàn xếp và các nhà thầu không đủ năng lực thi công thực tế để cấm tham gia đấu thầu trên địa bàn tỉnh và trong cả nước.

- Tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, hàng quý để đánh giá chất lượng công tác quản lý và tiến độ thực hiện khối lượng, giải ngân và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và tiến

độ giải ngân vốn đầu tư. Phải gắn trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm của từng cá nhân với kết quả thực hiện cơng việc, phải có thưởng phạt cơng minh.

- Các chủ đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục phê duyệt thiết kế - dự

toán, lựa chọn nhà thầu để sớm khởi cơng xây dựng. Khi có khối lượng hồn thành phải tổ chức nghiệm thu và lập hồ sơ thanh toán kịp thời gửi KBNN để làm thủ tục thanh toán, tránh dồn hồ sơ đến cuối năm gây áp lực thanh toán cho KBNN.

3.2.5 Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm tập thể, cá nhân của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước

- Nâng cao trình độ cán bộ, cơng chức trong các cơ quan nhà nước cả về số

lượng và chất lượng. Mở các lớp đào tạo và cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do các cơ quan nhà nước cấp trên tổ chức. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cần phải thực hiện một cách thường xuyên, cập nhật các kiến thức mới về quản lý dự án, đầu tư xây dựng cơng trình, đáp ứng được yêu cầu cơng việc, và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển ngành trong giai đoạn mới.

- Đi đôi với việc giáo dục đào tạo tập huấn để có đủ năng lực và ý thức trách

nhiệm thực thi công việc phải gắn với cơ chế thưởng phạt công minh, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng phẩm chất đạo đức cán bộ công chức, thường xuyên kiểm tra nội bộ, theo dõi và quản lý cán bộ công chức Nhà nước làm cơ sở đánh giá chất lượng cán bộ, kịp thời ngăn chặn phát sinh tiêu cực gây thất thốt lãng phí, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, vụ lợi cá nhân thông qua việc hợp thức hóa cho nhà thầu.

- Thực hiện nghiêm túc, cơng khai quy trình cấp phát. Khắc phục nghịch lý

Nhà nước có vốn, chủ đầu tư và nhà thầu cần vốn mà ách tắc chậm trễ. Nghiêm cấm thái độ sách nhiễu, cửa quyền của cán bộ thanh toán vốn.

- Thiết lập đường dây nóng để xử lý kịp thời vướng mắc trong quá trình

quản lý, thanh tốn vốn. Xử phạt nghiêm minh các trường hợp đơn vị chủ đầu tư và cán bộ thanh tốn vốn có thái độ sách nhiễu cửa quyền, dìm hồ sơ thanh tốn của nhà thầu khơng có lý do chính đáng để làm gương chấn chỉnh kỷ cương trong quản lý thanh toán vốn đầu tư.

Thực hiện việc khơng giao dự án, cơng trình cho các chủ đầu tư năng lực yếu kém, nhiều sai phạm và thiếu trách nhiệm.

3.2.6 Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản

Công tác kiểm tra, thanh tra phải được thực hiện một cách thường xuyên và tồn diện trong suốt q trình thực hiện đầu tư dự án.

UBND Tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; đánh giá chất lượng quản lý, thực hiện dự án, ngăn và phát hiện kịp thời những sai phạm; làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh với các tổ chức, cá nhân sai phạm.

Xây dựng quy chế phối hợp trong nội bộ ngành thanh tra, từ Thanh tra tỉnh đến thanh tra huyện và các phòng thanh tra ở các sở chuyên ngành, tránh sự thanh tra chồng chéo, không hiệu quả. UBND tỉnh chỉ đạo Thanh tra các Sở chuyên ngành

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)