Một số hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 81 - 87)

7. Kết cấu luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.3.2 Một số hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1 Một số hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB vẫn còn một số hạn chế như:

Trong công tác quy hoạch: Yêu cầu quan trọng nhất đối với quy hoạch đầu

tư là phải bám sát các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số quy hoạch chưa sát thực tế, chưa đồng bộ giữa các vùng, ngành, dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, khiến cho nguồn lực bị phân tán, dự án chậm hồn thành.

Trong cơng tác phân bổ vốn: Việc xây dựng kế hoạch vốn cịn mang tính ngắn

hạn. Bố trí kế hoạch hàng năm vẫn cịn tình trạng phân tán, dàn trải, kéo dài, một số dự án chưa đủ điều kiện đã ghi kế hoạch. Tỉnh thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến việc các chủ đầu tư không chủ động được nguồn vốn ngay từ đầu năm mà vẫn phải trông chờ kế hoạch bổ sung. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin, cho trong kế hoạch vốn đầu tư xây dựng.

Trong điều kiện tổng số vốn đầu tư có hạn nhưng lại bố trí q nhiều cơng trình, dự án nên vốn đầu tư ứ đọng ở khâu xây dựng dở dang lớn, thường chiếm 30- 40% số vốn đầu tư. Bố trí vốn đầu tư mà chưa hoặc khơng quan tâm đến thanh tốn nợ đọng và có tư tưởng trơng chờ vào hỗ trợ từ NS Trung ương. Chưa thực sự tập trung dứt điểm cho các cơng trình trọng điểm, có sức đột phá cho tăng trưởng và phát triển kinh tế tại địa phương. Từ đó dẫn đến hậu quả chung là: Hiệu quả đầu tư thấp; thất thốt, lãng phí vốn đầu tư, chất lượng cơng trình kém, nhiều cơng trình bị kéo dài, khơng đảm bảo tiến độ theo quy định, cơng trình chậm đưa vào khai thác sử dụng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, chi phí cho dự án tăng cao do trượt giá, do bổ sung chi phí nhân cơng, máy thi cơng theo mức tăng lương hàng năm.

Công tác chuẩn bị đầu tư : một số dự án chưa thực hiện tốt, một số trường hợp do chất lượng công tác tư vấn lập dự án, thiết kế thẩm định yếu làm cho cấp có thẩm quyền khi ra những quyết định liên quan đến trình tự, thủ tục XDCB như quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán, dự tốn chi tiết thiếu chính xác, dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần. Công tác thẩm định, phê duyệt dự án còn nhiều trường hợp chưa chặt chẽ; hiện tượng đầu tư không phù hợp với quy hoạch được phê duyệt vẫn cịn, nhất là các cơng trình hạ tầng đơ thị, các cơng trình thương mại (chợ đầu mối, chợ dân cư, ...) dẫn đến việc cơng trình khi hồn thành khơng phát huy hiệu quả do khơng phù hợp với quy hoạch mới.

Cơng tác lựa chọn nhà thầu cịn nhiều bất cập: Việc đấu thầu chưa thực sự

đấu thầu cịn chưa minh bạch thậm chí một số gói thầu chưa đấu thầu đã biết đơn vị trúng thầu. Tỷ lệ giảm giá thấp, giá trúng thầu của hầu hết các gói thầu xấp xỉ bằng giá gói thầu. Việc lựa chọn nhà thầu chủ yếu dựa trên tiêu chí giá dự thầu chưa thực sự chú ý tới năng lực nhà thầu cũng như tiêu chí kinh nghiệm, kỹ thuật.

Cơng tác thanh tốn giải ngân vốn: Tình trạng phổ biến trong các năm qua là

thanh toán vốn đầu năm đủng đỉnh, cuối năm dồn dập và chuyển nguồn vốn sang năm sau thanh tốn tiếp cịn nhiều. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư nói chung cịn chậm, vướng mắc trong cơng tác giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, hoàn chỉnh hồ sơ làm căn cứ thanh toán của chủ đầu tư cịn chưa đảm bảo thời gian. Có dự án được ghi kế hoạch song vẫn chưa đủ điều kiện thanh toán theo quy định. Hồ sơ gửi đi thanh tốn cịn bị trả về hồn thiện bổ sung hồ sơ thiếu nhiều. Chủ đầu tư chưa có tính chun nghiệp trong cơng việc. Việc giải ngân vốn đầu tư dồn vào cuối năm tạo ra sức ép lớn đối với NSNN.

Công tác quyết tốn dự án: nhìn chung cơng tác quyết toán chưa được

thường xuyên, kịp thời và dứt điểm vẫn cịn các dự án có thời gian hồn thành đã lâu nhưng chưa được lập hồ sơ báo cáo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tình trạng chậm quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn diễn ra. Nhiều dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng nhiều năm sau mới phê duyệt quyết toán. Số lượng cơng trình hồn thành chưa quyết tốn cịn nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn không cao. Một số chủ đầu tư khơng thực hiện quyết tốn; nhà thầu không cung cấp cấp thông tin và phối hợp với chủ đầu tư hồn chỉnh hồ sơ quyết tốn; các cơ quan quản lý cấp phát thanh tốn chưa có biện pháp chế tài… Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư có hỗ trợ một phần vốn NSNN thì càng bế tắt trong nhiệm vụ này. Năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư còn hạn chế; chậm trễ trong giải quyết các vướng mắc khi lập báo cáo quyết toán và thiếu kiểm tra, đôn đốc của cơ quan chức năng.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: chưa được thực hiện thường xuyên liên

tục, số lượng dự án, cơng trình được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán so với tổng số cơng trình được đầu tư xây dựng vẫn cịn đạt tỷ lệ thấp; Con số thống kê thất thốt lãng phí cịn ít chưa phản ánh đúng thực trạng thất thốt, lãng phí trong thời gian qua; Thiếu điều kiện về nhân lực và thiết bị phục vụ thanh tra, kiểm tra nên chỉ thanh tra, kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến các dự án mà chưa đi sâu vào thanh tra, kiểm tra đánh giá chủ trương đầu tư và hiệu quả đầu tư, chất lượng cơng tác thiết kế, lập tổng dự tốn, thẩm định thiết kế tổng dự toán, việc sử dụng vật

tư vào cơng trình, khối lượng thực tế thi cơng các cơng trình, nên kết quả chỉ ở mức độ nhất định. Các sai phạm gây ra thất thốt lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN chưa được xử lý nghiêm làm giảm hiệu quả đầu tư.

2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, được lý giải ở nhiều góc độ khác nhau, song tập chung lại ở các nhóm nguyên nhân cơ bản, đó là:

Một là, vì mục tiêu tăng trưởng nhanh nên công tác quy hoạch và chủ trương

đầu tư còn vội vàng nên chưa xem xét đến hiệu quả lâu dài của các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh. Thiếu các phân tích và dự báo về thị trường khiến cho cơng tác quy hoạch khơng có tầm nhìn xa, khơng theo kịp những thay đổi của các yếu tố khách quan, mang tính chủ quan. Cơng tác quy hoạch chưa được đầu tư thoả đáng và khoa học. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất còn nhiều nội dung chưa phù hợp, chưa kế thừa quy hoạch có liên quan, không thống nhất với nhau và chưa phù hợp với nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng quy hoạch chưa khoa học nên chưa trở thành cơ sở vững chắc cho các quyết định đầu tư. Quyết định đầu tư còn chưa tuân thủ nguyên tắc chi phí cơ hội, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Việc cơng khai quy hoạch cịn nhiều khiếm khuyết, nhiều chủ trương phê duyệt sai vị trí, địa điểm đầu tư, thời điểm đầu tư.

Ngoài ra do chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chưa được giải thích và thơng báo một cách đầy đủ cho các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt cấp huyện xã. Điều này khiến quy hoạch đầu tư ở các cấp không gắn chặt với chiến lược phát triển chung.

Lãnh đạo các ngành, các địa phương với tư duy nhiệm kỳ cịn có tư tưởng cục bộ tranh thủ cho ngành mình địa phương mình, khi đề xuất chủ trương đầu tư cũng như bố trí vốn. Do đó, việc xác định chủ trương đầu tư còn nhiều trường hợp chưa được chặt chẽ, chưa tuân thủ nguyên tắc.

Hai là, chưa có các chỉ tiêu rõ ràng xác định các thứ tự ưu tiên trong phân bổ

Ba là, năng lực của chủ đầu tư còn chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới,

việc chấp hành trình tự XDCB còn yếu từ khâu kế hoạch, thực hiện cho đến nghiệm thu thanh quyết tốn cơng trình. Thiếu cán bộ có năng lực trình độ chun mơn nên q trình triển khai thực hiện đầu tư cịn nhiều lúng túng, mất thời gian, nhất là khâu hồn thiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó cũng có hiện tượng chủ đầu tư vơ trách nhiệm, phó mặc cho đơn vị tư vấn triển khai thực hiện chuẩn bị dự án đầu tư. Năng lực yếu kém của chủ đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư.

Bốn là, năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ,

công chức trong các cơ quan nhà nước còn bất cập về số lượng, chất lượng; cơ cấu không đảm bảo dẫn đến những sai phạm, sai sót trong q trình thực thi nhiệm vụ theo chức năng. Đội ngũ cán bộ ln thiếu và trình độ khơng đồng đều (đặc biệt tuyến huyện) trong khi đó khối lượng cơng việc lớn và thường xuyên phát sinh luôn là vấn đề bức xúc của ngành.

Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB còn yếu kém, lợi dụng kẽ hở của cơ chế chính sách, lợi dụng vị trí cơng tác để tham nhũng, làm thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Áp lực cơng việc, phải làm thêm ngồi giờ, làm việc cả ngày thứ bảy, chủ nhật diễn ra ở Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và hầu hết các đơn vị Kho bạc trong khi chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở còn bất cập nên chưa phát huy được vai trò và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Năm là, Công tác quản lý, giám sát cơng trình khơng nghiêm, nhiều trường

hợp buông lỏng dẫn đến hậu quả nặng nề. Một số chủ đầu tư thường khoán trắng các khâu lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết tốn cơng trình cho nhà thầu dẫn tới khơng kiểm sốt được hồ sơ thanh quyết toán, làm thất thoát vốn đầu tư, chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm, khơng tích cực đơn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công làm kéo dài thời gian thực hiện dự án dẫn tới tăng chi phí, giảm hiệu quả vốn đầu tư.

Sáu là, Thiếu một chế tài đủ mạnh đối với các hành vi phê duyệt quy hoạch

sai, quyết định đầu tư thiếu căn cứ, phê duyệt thiết kế dự tốn khơng khoa học, quyết định đầu tư dàn trải, tham nhũng lãng phí, để tình trạng nợ đọng XDCB lớn

mà khơng có biện pháp xử lý. Vẫn cịn tồn tại tư tưởng nể nang, né tránh trong xử lý các sai phạm về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình quản lý vốn NSNN trong đầu tư, dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, điều này thể hiện rõ nhất trong việc thẩm định, phê duyệt dự án. Cơng tác kiểm tra giám sát cơng trình chưa thường xun. Nhiều chủ đầu tư chưa chủ động phối hợp với các đơn vị thi công trong việc nghiệm thu khối lượng, thiếu khẩn trương trong quyết toán hạng mục cơng trình, đang có xu hướng dồn vào nghiệm thu một lần, gây khó khăn cho việc giải ngân của Kho bạc Nhà nước.

Bảy là, hệ thống văn bản thay đổi thường xuyên chưa hoàn chỉnh, các hướng

dẫn còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất quán, đơi khi chậm thể chế hóa để thực hiện. Nhiều văn bản quản lý đầu tư chồng chéo, thiếu hướng dẫn thực hiện chậm như: Nghị định 32/2015/NĐ-CP, nghị định 59/2015/NĐ-CP cũng làm cho chủ đầu tư lúng túng, mất nhiều thời gian điều chỉnh, bổ sung dự toán dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân thanh toán vốn; đồng thời cũng tạo ra những kẽ hở cho một số chủ đầu tư và nhà thầu lách luật đẩy giá trị dự toán và thanh, quyết toán lên cao.

Một số vấn đề qua thực tế triển khai bộc lộ những hạn chế, bất cập nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn lỏng lẻo; thẩm định các dự án cịn mang tính hình thức, chất lượng thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao dẫn đến lãng phí nguồn vốn vào nhiều cơng trình chưa thực sự cấp thiết.

Tám là, Việc ứng dụng khoa học công nghệ (đặc biệt là công nghệ thơng tin)

trong q trình quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý đầu tư XDCB, quản lý vốn cịn hạn chế.

Chín là: Hệ thống đơn giá định mức còn nhiều bất cập, một số công việc

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)