Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 28 - 35)

7. Kết cấu luận văn

1.2 NGUYÊN TẮC, CÔNG CỤ, NỘI DUNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

1.2.3 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách

sách nhà nước

1.2.3.1 Xây dựng danh mục các dự án và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành và nhu cầu thực tế tại địa phương để xây dựng và lựa chọn danh mục các dự án đầu tư XDCB. Các dự án đầu tư được duyệt cấp vốn cần phải có đủ các điều kiện sau:

- Đối với các dự án về xây dựng quy hoạch: phải có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch hoặc dự tốn cơng tác quy hoạch được phê duyệt.

- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với những quy hoạch ngành và lãnh thổ được duyệt, có dự tốn chi phí cơng tác chuẩn bị.

- Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ trước ngày 31/10 trước năm kế hoạch, có thiết kế, có dự tốn và tổng mức vốn được duyệt theo quy định.

Trường hợp dự án chỉ bố trí kế hoạch vốn thực hiện dự án thì phải có quyết định đầu tư và dự tốn được duyệt.

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án được đưa vào quy hoạch và kế hoạch đầu tư và được được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư hàng năm. Việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư do chính quyền các cấp thực hiện với sự giúp việc của cơ quan kế hoạch thực hiện (ở cấp tỉnh là Sở kế hoạch và Đầu tư).

Lập kế hoạch vốn đầu tư là nội dung của cơng tác kế hoạch hố, là quá trình xác định mục tiêu của hoạt động đầu tư và đề xuất những giải pháp tối ưu nhất để những mục tiêu đã định của hoạt động đầu tư đạt được với hiệu quả cao nhất có thể. Kế hoạch hoá vốn đầu tư của mỗi ngành, mỗi cấp phải phản ánh các nguồn vốn đầu tư trong kỳ kế hoạch của ngành, cấp mình.

Kế hoạch đầu tư ở cấp tỉnh do cơ quan QLNN cấp tỉnh được phân công sẽ tổng hợp, phản ánh toàn bộ hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế tại địa phương.

Kế hoạch đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước ở các cấp phải bố trí phù hợp với kế hoạch vốn đã có và tiến độ dự án được duyệt.

1.2.3.2 Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Quá trình lập, phê duyệt và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là việc: xác định rõ nguyên tắc lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan tham gia lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN; xác định rõ các bước tiến hành lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Thứ nhất, việc phân cấp, phân bổ vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước bao gồm các nội dung:

- Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư: Phân bổ vốn phải đảm bảo bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư, ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia và các dự án lớn khác, bố trí đủ vốn để thanh tốn cho các dự án đã đưa vào sử dụng và đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hồn thành mà cịn thiếu vốn, vốn đối ứng cho các dự án ODA, khơng bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn.

- Điều kiện phân bổ vốn cho các dự án đầu tư: Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được cơ quan quản lý nhà nước duyệt theo thẩm quyền. Đối với các dự án thực hiện đầu tư, người quyết định đầu tư phải xác định rõ nguồn vốn, khả năng đảm bảo cân đối vốn.

Thứ hai, thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư: Hiện nay, thẩm quyền phân bổ vốn

đầu tư như sau: Đối với vốn đầu tư thuộc Trung ương quản lý: các Bộ phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý. Đối với các vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý: Ủy ban nhân dân các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

Thứ ba, các bước lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư

Thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư theo quy định của Luật NSNN, gồm các bước sau (Xem sơ đồ 1.3).

Sơ đồ 1.3 Quy trình lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước

Bước 1, hướng dẫn lập, xây dựng kế hoạch: Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng

Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và số kiểm tra về dự toán Ngân sách năm kế hoạch (thường ban hành vào tháng 5 hàng năm), Bộ Kế

Hướng dẫn lập kế hoạch Lập và báo cáo kế hoạch Tổng hợp kế hoạch đầu tư Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư

hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai vào tháng 6 hàng năm để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch năm.

Bước 2, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và báo cáo kế hoạch: Căn cứ

tiến độ thực hiện dự án và các mục tiêu ưu tiên đã hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan xác định cụ thể các danh mục và vốn đầu tư các dự án, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Kiến nghị các cơ chế cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư.

Bước 3, tổng hợp, cân đối và báo cáo kế hoạch đầu tư của cả nước: Bộ Kế

hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất các mục tiêu chiến lược, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, ngành và lãnh thổ, trong đó có những chương trình đầu tư cơng cộng, tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tổng mức vốn đầu tư và danh mục chương trình, dự án đầu tư ưu tiên thuộc NSNN trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9 trước năm kế hoạch.

Căn cứ vào các chương trình, dự án đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư tập trung thuộc NSNN cho các Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9 hàng năm.

Bước 4, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư: sau khi được Quốc hội phê duyệt,

khoảng tháng 11 hàng năm Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành, địa phương các chỉ tiêu:

- Tổng mức vốn đầu tư tập trung của NSNN, chia ra thành vốn trong nước và vốn ngoài nước.

- Vốn thực hiện dự án: gồm vốn theo cơ cấu vốn đầu tư theo một số ngành,

mục tiêu quan trọng; danh mục và vốn đầu tư các cơng trình, dự án thuộc nhóm A. Căn cứ tổng mức vốn, cơ cấu vốn thực hiện dự án do Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu, Bộ kế hoạch và Đầu tư giao theo uỷ quyền và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương bố trí, phân bổ vốn. Việc bố trí, phân bổ vốn ở các Bộ, ngành, địa phương được tiến hành chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Thứ bốn, về điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm:

Định kỳ, rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, chuyển vốn từ các dự án khơng có khả

năng thực hiện sang các dự án vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án có khả năng hồn thành vượt kế hoạch trong năm.

1.2.3.3 Kiểm soát việc giải ngân, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN là việc chủ đầu tư trả tiền cho nhà thầu khi có khối lượng cơng việc hồn thành. Hoặc tạm ứng cho nhà thầu sau khi hợp đồng có hiệu lực. Việc thanh tốn và tạm ứng vốn ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua việc kiểm soát của Kho bạc Nhà nước cho các dự án đầu tư. Căn cứ vào hợp đồng và dự toán được duyệt, khối lượng thực hiện và các quy định về đầu tư XDCB để kiểm soát thanh tốn. Đối với dự án chưa có khối lượng hoàn thành, việc tạm ứng vốn theo thỏa thuận hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, không vượt quá 30% kế hoạch vốn năm và không vượt quá 50% giá trị hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh tốn khối lượng hồn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng và đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh tốn khối lượng hồn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép, đối với trường hợp người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Trường hợp dự án được bố trí kế hoạch vốn không đủ mức vốn tạm ứng theo hợp đồng, sau khi đã thanh tốn khối lượng hồn thành và thu hồi tồn bộ hoặc một phần số vốn đã tạm ứng lần trước, theo đề nghị của chủ đầu tư. Kho bạc nhà nước tạm ứng tiếp cho dự án.

Mức tạm ứng khống chế nêu trên là kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án. Trường hợp dự án được điều chỉnh kế hoạch thì mức tạm ứng trên cơ sở kế hoạch điều chỉnh. Nếu mức vốn đã tạm ứng chưa thu hồi cao hơn 30% kế hoạch điều chỉnh, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi để đảm bảo tổng số dư vốn tạm ứng tối đa là 30% kế hoạch vốn điều chỉnh của dự án.

Việc tạm ứng cho cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tạm ứng vốn đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để bảo đảm tiến độ thi công và một số vật tư phải dự trữ theo mùa thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày

18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh tốn vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Việc thanh tốn, tạm ứng vốn bố trí năm kế hoạch phải được ưu tiên cho khối lượng xây dựng cơ bản hồn thành cịn nợ đọng của năm trước năm kế hoạch. Khơng thực hiện thanh tốn hay tạm ứng vốn bố trí năm kế hoạch cho khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện năm kế hoạch khi chưa thanh toán, tạm ứng cho khối lượng hoàn thành nợ đọng của năm trước năm kế hoạch.

Quyết tốn cơng trình, dự án hồn thành: Khi cơng trình, dự án hồn thành bàn giao sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán cơng trình hồn thành trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN của một dự án là tổng kết, tổng hợp các khoản thu, chi để làm rõ tình hình thực hiện một dự án đầu tư. Thực chất của quyết toán vốn đầu tư của một dự án, cơng trình, hạng mục cơng trình là xác định giá trị của dự án, cơng trình, hạng mục cơng trình đó, hay chính là xác định vốn đầu tư được quyết toán. Vốn đầu tư được quyết toán là tồn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết và thiết kế dự toán đã được phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế tốn và những qui định hiện hành của nhà nước có liên quan.

Nội dung quyết tốn này xác định tính pháp lý hồ sơ văn bản và các số liệu vốn đầu tư thực hiện đầu tư từ khi khởi công cho đến khi kết thúc dự án, cơng trình có phân khai vốn đầu tư theo nguồn hình thành; tính chất sản phẩm dự án: xây dựng, thiết bị v.v..

Yêu cầu quyết toán này: là xác định tính hợp pháp và rõ ràng, do vậy, các khoản chi sai không được xuất toán và phải thu hồi cho NSNN, công nợ phải rõ ràng, xác thực; số liệu phản ánh hàng năm và luỹ kế có chứng từ hồ sơ hợp pháp hợp lệ kèm theo. Trách nhiệm báo cáo quyết tốn hồn thành do các chủ đầu tư đảm nhiệm, thời gian hồn thành dài hay ngắn tuỳ theo nhóm dự án.

Ý nghĩa: Quy trình thẩm tra phê duyệt quyết tốn loại trừ các chi phí khơng hợp pháp, hợp lệ.... cho NSNN. Sau quyết toán số liệu này là căn cứ để ghi chép hạch tốn hình thành tài sản nhà nước đưa vào sử dụng đồng thời, giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình đầu tư một dự án như: thanh toán, tất toán tài khoản, xác định cơng nợ, báo cáo hồn cơng trước cấp có thẩm quyền. Tạo điều kiện làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả quá trình đầu tư và có giải pháp khai thác sử dụng dự án, cơng trình sau ngày hồn thành.

1.2.3.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Thanh tra là sự kiểm soát đối với đối tượng bị thanh tra trên cơ sở thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định. Tính chất của thanh tra mang tính chất thường xun, tính quyền lực, do đó kết quả của thanh tra thường là phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định.

Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét, để chỉ hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra.

Giám sát là hoạt động xem xét có tính bao qt của chủ thể bên ngồi hệ thống đối với khách hàng là chủ thể thuộc hệ thống khác (trong những trường hợp cụ thể có thể là khơng trực thuộc), tức là giữa cơ quan và cơ quan chịu sự giám sát không nằm trong một hệ thống trực thuộc nhau theo chiều dọc.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát vốn đầu tư nhằm mục đích:

- Đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung và từng dự án cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, phù hợp với định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước và tiến hành theo đúng khuôn khổ pháp luật hiện hành.

- Giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư và những tồn tại khó khăn trong q trình thực hiện để có biện pháp tháo gỡ thích hợp và kịp thời ngăn chặn những sai phạm, tiêu cực gây thất thốt, lãng phí trong q trình thực hiện đầu tư.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)