Định hướng hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 90 - 92)

7. Kết cấu luận văn

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ

3.1.2 Định hướng hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn

vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam đến năm 2020

Với những mục tiêu và định hướng đến năm 2020 Hà Nam trở thành tỉnh phát triển mạnh về KT-XH, với những chỉ tiêu và mục tiêu cụ thể nêu trên, có thể nói tổng nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh là rất lớn. Tỉnh cần tập trung huy động nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng trên 70.000 tỷ đồng (trong đó nguồn NSNN chiếm khoảng 30-35%, trong đó chủ yếu là vốn đầu tư XDCB). Các lĩnh vực đột phá là phát triển công nghiệp, đô thị và đưa Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, giáo dục đào tạo vào năm 2020, đẩy nhanh tiến độ

xây dựng khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao, xây dựng nông thôn mới và nâng cấp đơ thị Phủ Lý.

Ngồi nguồn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, tỉnh Hà Nam cần có các giải pháp cụ thể để hướng đến việc huy động có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển như:

- Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút tốt các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tỉnh, chú trọng khai thác nguồn vốn vay ODA.

- Cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục đầu tư; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư; ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn, minh bạch, phù hợp với các quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học cơng nghệ, bảo vệ môi trường,... để huy động vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực này.

- Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, PPP,... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản.

- Cần đẩy nhanh q trình tích luỹ nội bộ, khai thác triệt để các nguồn thu, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, chống thất thu thuế nhất là khu vực ngoài quốc doanh, phải gắn chặt trách nhiệm thu ngân sách với chính quyền cơ sở thơng qua tỷ lệ điều tiết. Đồng thời, đề xuất các giải pháp huy động vốn từ các thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án có thể thu hồi vốn trực tiếp.

- Có giải pháp đẩy nhanh việc huy động vốn từ nguồn đất dôi dư, xen kẹp trong khu dân cư nông thôn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư để sớm đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu cho đầu tư XDCB.

- Tăng cường khuyến khích nhân dân bỏ vốn để cùng nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục và giao thơng nơng thơn (đường thơn xóm, đường nội đồng), cải tạo nâng cấp các tuyến đường huyện và các đầu mối giao thông quan trọng tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)