Thực trạng công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ bản và tình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 43 - 54)

7. Kết cấu luận văn

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

2.2.1 Thực trạng công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ bản và tình

tình hình phân bổ vốn đầu tư tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2016

2.2.1.1 Về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng đầu tư xây dựng cơ bản

Công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước Chính phủ vẫn thống nhất quản lý, theo Nghị định 04/2008/NĐ-CP. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của cả nước, của ngành, của vùng kinh tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng các quy hoạch cấp địa phương, bao gồm: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các tiểu vùng lãnh thổ thuộc tỉnh và của các đơn vị hành chính trực thuộc; quy hoạch cụ thể phát triển ngành trên địa bàn; quy hoạch xây dựng các đô thị (từ loại III trở xuống), nông thôn của tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, trước khi quyết định.

Đối với từng dự án cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào định hướng và quy hoạch đầu tư để phê duyệt chủ trương đầu tư. Những dự án đề xuất phù hợp với định hướng và nằm trong quy hoạch sẽ được cho phép đầu tư về mặt chủ trương, và sẽ được sắp xếp trong danh mục chuẩn bị đầu tư và chờ cân đối ngân sách.

Hà Nam đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch trong định hướng đầu tư XDCB, việc quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư đã có sự phân cấp rõ ràng. Thực hiện Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai số 33/KH-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2012 về việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020.

Việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính lâu dài, đòi hỏi sự tập trung chỉ đạo và tham gia tích cực của các ngành, các cấp và các tầng

lớp nhân dân trong tỉnh. Tỉnh đã tổ chức công bố, phổ biến sâu rộng nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020 cho các cấp, các ngành, các huyện, thành phố, các doanh nghiệp và nhân dân. Thực hiện việc đăng tải trên các trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch.

Việc quy hoạch và xây dựng các dự án XDCB cũng được phân bổ đồng đều trong toàn tỉnh, trong mọi lĩnh vực, nhất là việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Do vậy, đời sống nhân dân được cải thiện, sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các huyện, các khu vực đang dần được thu hẹp. Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam cũng được chú trọng, việc xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao tại 2 huyện Lý Nhân và Bình Lục đang hình thành hướng đi mới cho việc phát triển nông nghiệp sạch tại Hà Nam. Ngồi ra cịn có các quy hoạch phịng chống lũ các tuyến sơng có đê trên địa bàn tỉnh, quy hoạch mở rộng và phát triển khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao, quy hoạch phát triển hệ thống y tế chất lượng cao với 2 bệnh viện vệ tinh Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2, quy hoạch Khu đô thị Đại học Nam Cao, quy hoạch phát triển khu đô thị loại vừa thành phố Phủ Lý.

Tuy nhiên công tác quy hoạch tại Hà Nam vẫn còn nhiều bất cập. Chất lượng cơng tác quy hoạch cịn thấp, tốc độ triển khai thực hiện phủ kín quy hoạch chưa đạt mục tiêu đề ra. Cơng tác quy hoạch cịn chồng chéo, việc phối hợp còn thiếu đồng bộ giữa quy hoạch đô thị, khu công nghiệp với các quy hoạch ngành như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi, giao thông, quy hoạch điện lực, viễn thông…Nhiều dự án được khảo sát phê duyệt chuẩn bị đầu tư nhưng không được triển khai thực hiện hoặc thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả do công tác quy hoạch không phù hợp với tình hình thực tế. Như dự án quy hoạch chăn ni bị sữa tại Lý Nhân. Đất đai ở Lý Nhân là bãi bồi nên việc trồng cỏ chăn nuôi rất thuận lợi, nhưng do quy hoạch vùng trồng cỏ chăn ni bị sữa chưa được quy hoạch, công ty sản xuất sữa chưa được gắn kết thành vùng tập trung do đó thiếu vùng nguyên liệu, khó có thể thực hiện.

2.2.1.2 Về quy trình, thủ tục phân bổ vốn

Việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án, cơng trình trên địa bàn về cơ bản bảo đảm sự minh bạch, công bằng.

Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau.

Căn cứ vào chỉ thị đó Bộ Tài chính ra thơng tư hướng dẫn nội dung và thông báo số kiểm tra về dự tốn NSNN cho các tỉnh. Thời hạn thơng báo số kiểm tra về dự toán NS chậm nhất vào ngày 30/06 năm trước.

UBND cấp tỉnh căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thơng tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự tốn NS của Bộ Tài chính và định hướng phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương, hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự toán thu, chi NS địa phương. Khi thông báo phải phù hợp với nguồn thu được hưởng và số kiểm tra cấp trên thông báo. UBND tỉnh thông báo cho các cơ quan cấp tỉnh và UBND các huyện chậm nhất vào ngày 15/7 năm trước. UBND huyện thông báo cho các cơ quan cấp huyện và UBND xã chậm nhất vào ngày 30/7 năm trước. Phối hợp, chỉ đạo các cơ quan thuế, hải quan ở địa phương lập dự toán thu NSNN trên địa bàn.

Các đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng NS các cấp lập dự toán chi NS thuộc

phạm vi trực tiếp quản lý, dự toán chi từ nguồn kinh phí ủy quyền của NS cấp trên (nếu có), xem xét dự toán NS do các đơn vị trực thuộc báo cáo, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách theo mục lục NSNN thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp và lập dự toán thu chi NS thuộc ngành, lĩnh vực gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với sở Tài chính lập và phân bổ dự tốn

chi đầu tư XDCB cho từng đơn vị, từng dự án, cơng trình thuộc NS địa phương gửi cơ quan tài chính cùng cấp làm căn cứ tổng hợp, lập dự tốn NS trình cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo trước 10 ngày trước khi Hội đồng nhân dân cùng cấp họp quyết định dự toán ngân sách.

Sở Tài chính xem xét dự toán NS của các đơn vị thuộc tỉnh và dự toán thu

trên địa bàn do cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập, lập dự toán và phương án phân bổ NS cấp tỉnh; tổng hợp, lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi NS tỉnh (gồm dự toán NS các huyện và dự toán NS tỉnh) tổng hợp dự toán chi bằng nguồn kinh phí ủy quyền của NS cấp trên (nếu có); báo cáo UBND tỉnh; và xin ý kiến Bộ Tài chính trước khi trình HĐND tỉnh quyết định. Xem xét Nghị quyết về dự toán NS của HĐND huyện để đề xuất ý kiến trình UBND tỉnh, yêu cầu HĐND huyện điều chỉnh lại dự toán NS xã trong trường hợp cần thiết.

Về quyết định, phê chuẩn dự toán ngân sách: Hàng năm, trước khi HĐND

tỉnh xem xét, quyết định phân bổ vốn và danh mục các cơng trình dự án, Thường trực, các ban HĐND tỉnh (đặc biệt là Ban Kinh tế và Ngân sách) đều tổ chức làm việc với Sở Kế hoạch- Đầu tư và các ngành, địa phương liên quan nhằm rà soát, xem xét các nguồn vốn, nhu cầu đầu tư, khả năng lồng ghép các nguồn vốn cho các cơng trình, dự án. Đối với nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, việc phân bổ đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu đã được xác định, trong đó đặc biệt quan tâm đến yếu tố lồng ghép, phối hợp nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa các nguồn vốn. Nghiên cứu, xem xét đến tính cấp thiết giữa các dự án, cơng trình, việc bảo đảm hồ sơ pháp lý để thảo luận với UBND tỉnh trước khi trình HĐND xem xét, quyết định.

Căn cứ vào luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003, Luật NSNN, trên cơ sở xem xét báo cáo của UBND cấp tỉnh về dự toán thu chi NSNN, phương án phân bổ ngân sách, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về dự toán và phương án phân bổ ngân sách của địa phương mình. Hội đồng Nhân dân xã quyết định dự toán NS xã năm sau trước ngày 15/8 năm trước. Hội đồng Nhân dân huyện quyết định dự toán NS huyện năm sau trước ngày 31/8 năm trước. Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định dự toán NS tỉnh năm sau trước ngày 31/8 năm trước.

Dự toán NSNN năm sau phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm trước. Quốc hội quyết định dự toán NSNN năm sau trước ngày 30/11 năm trước.

Căn cứ vào Nghị quyết dự toán NSNN của HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý

cho các sở, ban ngành và UBND cấp huyện đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương còn phải tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn đầu tư.

Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh gửi kế hoạch vốn đầu tư về Bộ Tài chính, đồng gửi Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.

Về thẩm tra phân bổ: Đối với dự án do tỉnh, huyện quản lý: Trong quá trình

tham gia với các đơn vị liên quan về kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, Sở Tài chính, Phịng Tài chính Kế hoạch đồng thời thực hiện luôn nhiệm vụ thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trước khi các cơ quan trình UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định. Căn cứ quyết định về kế hoạch vốn đầu tư của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm sốt thanh tốn theo quy định. Trường hợp có dự án không đủ thủ tục đầu tư, Kho bạc nhà nước khơng thanh tốn và thơng báo Sở Tài chính, Phịng Tài chính Kế hoạch để trình UBND cấp tỉnh, cấp huyện xử lý.

Các tài liệu kèm theo kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phục vụ cho công tác thẩm tra phân bổ bao gồm:

- Đối với dự án chuẩn bị đầu tư cần có một trong các văn bản sau đây: + Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư; + Văn bản phê duyệt dự tốn chi phí cơng tác chuẩn bị đầu tư;

+ Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của cấp có thẩm quyền.

- Đối với dự án thực hiện đầu tư: Quyết định đầu tư dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).

Điều kiện phân bổ kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN hàng năm:

- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền.

- Đối với các dự án thực hiện đầu tư: có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B khơng q 5 năm, các dự án nhóm C khơng q 3 năm.

Nguyên tắc phân bổ vốn cho các dự án trong kế hoạch năm:

Đảm bảo đủ các điều kiện về phân bổ vốn của dự án nói trên.

Bố trí tập trung vốn cho các dự án theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự tốn NSNN; bố trí đủ vốn để thanh toán cho các dự án đã đưa vào sử dụng và đã được phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành mà cịn thiếu vốn; bố trí vốn để thanh tốn chi phí kiểm tốn, thẩm tra phê duyệt quyết toán của các dự án hoàn thành nhưng chưa được thanh toán do chưa phê duyệt quyết tốn.

Nhìn chung việc lập, phân bổ vốn đầu tư XDCB trên địa bàn được thực hiện đã theo trình tự, quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Đảm bảo kịp thời, đúng chế độ, cơ bản phù hợp nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn đầu tư thuộc ngân sách theo các văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định của Chính phủ, Thơng tư của Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan.

Cơng tác xây dựng và giao kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư đối với các dự án đầu tư XDCB từ NSNN đã có nhiều đổi mới, được cơng khai hóa, giúp chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm; từng bước khắc phục dần tình trạng đầu tư dàn trải để tập trung vốn cho các cơng trình trọng điểm.

Để đánh giá thực trạng việc lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tác giả phát 50 phiếu khảo sát tới cán bộ thuộc các chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị có sử dụng, quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Đánh giá theo cách thức chấm điểm, mức độ đánh giá được trải đều từ 1 đến 5 điểm, tương ứng 1 điểm là rất kém, 2 điểm là trung bình, 3 điểm là khá, 4 điểm là tốt và 5 điểm là rất tốt. Ta thu được bảng kết quả như sau (Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về thực trạng lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của tỉnh Hà Nam

n = 50

STT Nội dung

Mức độ đánh giá theo số điểm (1-rất kém, 2-trung bình, 3-khá, 4-tốt, 5-rất tốt) Điểm trung bình 1 2 3 4 5 1 Quy trình lập dự tốn ngân sách logic và chặt chẽ 3 4 7 17 19 3,9 2

Việc lập dự toán được quy định rõ về thời gian và quy trình lập dự toán tuân quy định của pháp

luật 2 5 11 17 15 3,8

3

Dự toán được lập dựa trên việc xem xét tình hình hiện tại và

nguồn ngân sách thực tế 6 3 9 18 14 3,6

4

Có dự báo nguồn vốn cho cả đời dự án và cân đối cho từng năm

thực hiện 4 6 6 18 16 3,7

5

Mức độ cắt giảm tùy tiện trong

chi đầu tư XDCB 4 7 6 17 16 3,7

6

Các đơn vị lập dự toán ngân sách

đúng tiến độ 6 7 10 12 15 3,5

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)