Tình hình quản lý giải ngân tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 54 - 68)

7. Kết cấu luận văn

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

2.2.2 Tình hình quản lý giải ngân tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư

đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2016

Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, việc thực hiện triện khai các dự án đầu tư XDCB từ NSNN đã được các cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam tạo điệu kiện để các chủ thể có liên quan hồn thành việc sử dụng vốn.

Tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Hà Nam thời gian qua có thể khái quát như sau (xem bảng 2.5):

Bảng 2.5 Tình hình giải ngân so với kế hoạch vốn phân bổ hàng năm của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Kế hoạch vốn hàng năm Tổng số vốn giải ngân Tỷ lệ % vốn giải ngân so với KHV Ghi chú 2013 2.086.904 1.891.361 90,63% 2014 2.641.269 2.351.257 89,02% Kéo dài 165 tỷ 2015 2.701.290 2.464.927 91,25% 2016 2.746.764 2.611.348 95,07%

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Hà Nam

Tỷ lệ vốn được giải ngân vốn hàng năm so với kế hoạch được phân bổ khá cao (luôn đạt trên 90%), riêng năm 2014 số giải ngân đạt 89,02% do kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được phân bổ muộn, và thời hạn thanh toán là một năm kể từ khi giao vốn, do đó vốn được phép kéo dài thanh toán sang năm 2015 là 165 tỷ đồng (giải ngân hết trong năm 2015).

Tỷ lệ giải ngân đạt cao so với kế hoạch vốn phân bổ do nhiều nguyên nhân song một phần như đã nói ở trên, do lượng vốn ít so với tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội, được phân bổ dàn trải.

Chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của tỉnh Hà Nam do Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Nam chịu trách nhiệm kiểm soát trên cơ sở kế hoạch vốn hàng năm do UBND tỉnh giao. Cơng tác kiểm sốt chi vốn NSNN cho đầu tư XDCB của KBNN tương đối chặt chẽ.

Hiện nay KBNN tỉnh Hà Nam thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo các căn cứ sau:

- Luật NSNN số 01/2002/QH11; Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Luật đầu tư công; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết về

hợp đồng xây dựng; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 Về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết luật đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình; Nghị định số 32/2015/NĐ- CP ngày 25/3/2015 hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 108/2016/TT- BTC ngày 30/6/2016 Sửa đổi bổ sung một số điều thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính.

- Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng Giám đốc KBNN, về việc ban hành quy trình kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.

Ngoài ra tùy theo đặc thù của từng loại khoản mục chi phí, loại nguồn vốn mà còn áp dụng các văn bản khác của các bộ, ngành và địa phương có liên quan.

Cơng tác kiểm sốt chi XDCB qua KBNN được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng Giám đốc KBNN, về việc ban hành quy trình kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.

Việc thanh tốn vốn bố trí năm kế hoạch phải được ưu tiên cho khối lượng xây dựng cơ bản hồn thành cịn nợ đọng của năm trước năm kế hoạch. Khơng thực hiện thanh tốn vốn bố trí năm kế hoạch cho khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện năm kế hoạch khi chưa thanh tốn hết cho khối lượng hồn thành nợ đọng của năm trước năm kế hoạch.

KBNN Hà Nam áp dụng cơ chế một cửa liên thơng trong q trình tiếp nhận hồ sơ thanh toán tạm ứng do các chủ đầu tư gửi ra. Cán bộ chuyên quản từng đơn vị chủ đầu tư sẽ trực tiếp tiếp nhận huớng dẫn chủ đầu tư và kiểm soát hồ sơ dự án, giảm bớt thủ tục hành chính giúp chủ đầu tư giao dịch thuận lợi hơn. Trong quá trình kiểm sốt chi, KBNN đã phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn cho các đơn vị thụ

hưởng ngân sách trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh toán, tạm ứng, đảm bảo mọi hồ sơ, chứng từ đủ điều kiện do các chủ đầu tư, ban quản lý dự án gửi đến KBNN đều được tiếp nhận và giải quyết theo đúng chế độ và thời gian quy định. Đồng thời, thường xun có văn bản đơn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nghiệm thu khi đã có khối lượng hồn thành và hồn chỉnh hồ sơ gửi đến kho bạc. Đặc biệt, KBNN thường xuyên chỉ đạo cán bộ kiểm sốt chi tuyệt đối khơng được để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào tại KBNN mà không rõ lý do và phải ln đảm bảo tn thủ thời gian kiểm sốt thanh tốn cho các dự án có đủ điều kiện giải ngân tối đa không quá 4 ngày làm việc.

Về vấn đề tạm ứng, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi cơng xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị mà các bên đã thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh;

Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu trên, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.

Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng.

Khi thực hiện tạm ứng và thu hồi tạm ứng theo quy định trên thì tỷ lệ giải ngân hàng năm đạt rất cao. Đa số các gói thầu xây lắp sau khi hợp đồng có hiệu lực đều làm thủ tục tạm ứng vốn. Mức tạm ứng tối đa lên đến 50% giá trị hợp đồng, do đó dẫn đến tình trạng số dư tạm ứng của các dự án cịn rất lớn, chưa có khối lượng XDCB hồn thành để hồn trả, gây lãng phí và kém hiệu quả trong q trình đầu tư. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên, do tiền tạm ứng theo quy định thu hồi dần qua các lần thanh toán, phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng, thực tế các chủ đầu tư và nhà thầu chỉ thu hồi một phần rất nhỏ trong các lần thanh toán và đợi đến khi giá trị thanh toán đạt đến 80% mới thu hồi hết tạm ứng. Có dự án kéo dài nhiều năm làm dự án bị treo tạm ứng. Đây chính là hành động chủ đầu tư và nhà thầu thông đồng với nhau để chiếm dụng vốn, mà hiện tại chưa có chế tài nào để xử phạt.

Ngồi ra cịn do ngun nhân vướng giải phóng mặt bằng nên khơng có mặt bằng sạch để thi cơng. Theo quy định trước khi tạm ứng xây lắp phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng. Nhưng thực tế kế hoạch giải phóng mặt bằng (GPMB) được lập lên khó có thể sát với thực tế, để thuyết phục dân nhận tiền bồi thường, trả lại mặt bằng sạch cho đơn vị thi cơng cịn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng chính là điểm chưa phù hợp trong Nghị định số 37/2015/NĐ-CP đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi để phù hợp hơn nữa.

Mặt khác, theo các văn bản trước đây không quy định mức tạm ứng tối đa nên xảy ra tình trạng ứng tràn lan, số dư tạm ứng kéo dài nhiều năm, khó thu hồi. KBNN chỉ có trách nhiệm đơn đốc các chủ đầu tư mà chưa có chế tài nào xử phạt.

Bên cạnh đó là vốn ứng cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng là theo phương án, một phần do cơ chế chính sách đền bù chưa thỏa đáng, một phần do các chủ đầu tư, Ban giải phóng mặt bằng các huyện, thành phố chưa có sự phối hợp chặt chẽ nên lượng vốn ứng chưa làm thủ tục hoàn trả hoặc chưa chi trả được cũng còn khá cao (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6 Số dư tạm ứng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Tổng giải ngân

Tổng dư tạm ứng Trong đó Số tiền với tổng số Tỷ lệ % so giải ngân Xây lắp GPMB Khác 2013 1.891 511 27% 325 183 3 2014 2.351 705 30% 423 278 4 2015 2.465 986 40% 516 467 3 2016 2.611 470 18% 453 11 6

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Hà Nam

Nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ đầu tư cơng, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011. Từ năm 2012 việc tạm ứng không được quá 30% kế hoạch vốn năm, tạm ứng tiếp theo hợp đồng chỉ thực hiện sau khi thanh tốn khối lượng hồn thành đã thu hồi một phần tạm ứng. Do đó tỷ lệ tạm ứng trong các năm 2013, 2014 ít hơn. Đến năm 2015 sau khi nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời, việc tạm ứng khơng cịn bị khống chế trong 30% kế hoạch vốn năm do đó mức tạm ứng trong năm tăng lên 40% kế hoạch vốn.

Đến năm 2016, mức tạm ứng chi GPMB giảm hẳn do việc thu hồi vốn tạm ứng GPMB được quy định cụ thể hơn khi thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày

18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ra đời cụ thể:

Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm tạm ứng vốn chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước yêu cầu tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư chuyển toàn bộ số tiền đã tạm ứng về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước để thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thu hồi tạm ứng.

Trường hợp sau thời hạn 1 năm kể từ ngày chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mà chưa thực hiện chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Trường hợp chủ đầu tư không làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước, thì Kho bạc Nhà nước được phép trích từ tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư để nộp lại ngân sách nhà nước, giảm số vốn đã tạm ứng cho dự án và thông báo cho chủ đầu tư.

Bảng 2.6 cho thấy KBNN Hà Nam cũng đã tích cực chỉ đạo trong cơng tác đơn đốc, thu hồi, thanh toán tạm ứng. Năm 2015 số dư tạm ứng chiếm 40% nhưng đến 2016 giảm cịn 18%. Có được kết quả như vậy KBNN Hà Nam đã chỉ đạo sát sao, đôn đốc các đơn vị quyết liệt, nhắc nhở các chủ đầu tư thực hiện thanh toán tạm ứng kịp thời.

Về vấn đề thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Việc thanh toán vốn đầu tư XDCB được tiến hành dựa trên kế hoạch vốn hàng năm và khối lượng cơng việc hồn thành nghiệm thu có đủ điều kiện thanh tốn.

Cơng tác thanh tốn vốn đầu tư trong năm nhìn chung cịn chậm, khơng đồng đều, khối lượng XDCB hồn thành thanh tốn trong quý I và quý II đạt rất thấp, tập trung thanh toán chủ yếu vào những tháng cuối năm với khối lượng hoàn thành lớn (xấp xỉ 60-70% giá trị thanh toán cả năm). Giá trị khối lượng XDCB hoàn thành thanh tốn trong tháng chỉnh lý ngân sách cịn khá lớn (giải ngân tháng 1 năm sau là khoảng 20% kế hoạch năm). Khối lượng hoàn thành nghiệm thu đôi khi vượt kế hoạch vốn năm, nợ đọng vốn đầu tư khá lớn (khoảng 26%) do thiếu nguồn vốn đầu tư nguyên nhân là do suy thoái kinh tế cùng với việc đầu tư tràn lan, dàn trải.

Tình trạng nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành vẫn cịn nhiều. Tính đến 31/12/2016 tổng số nợ đọng khối lượng XDCB các dự án, cơng trình, hạng mục cơng trình là 906,71 tỷ đồng, đây là số nợ lớn so với nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Nhằm đưa ra chế tài để khắc phục tình trạng chậm quyết tốn, giảm nợ trong đầu tư xây dựng cơ bản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1792/2011/CT- TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ; Chỉ thị số 14/CT-TTg về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN và TPCP; tỉnh Hà Nam đã ban hành Chỉ thị 13/CT-UBND ngày 21/8/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Đây thực sự là quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhằm tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ NSNN, chấn chỉnh tình trạng phê duyệt dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn hoặc phê duyệt dự án quá khả năng cân đối vốn (xem bảng 2.7).

Bảng 2.7 Tình hình thanh tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2016

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Nội dung 2013 2014 2015 2016

Cơng trình mới 487.787 590.324 635.549 547.605

Cơng trình chuyển tiếp 1.204.862 1.480.695 1.654.207 1.493.591

Trả nợ XDCB 198.712 280.239 175.171 570.152

Tổng cộng 1.891.361 2.351.257 2.464.927 2.611.348

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Hà Nam Về từ chối thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Hà Nam

Một trong những vai trị quan trọng của KBNN kiểm sốt chặt chẽ giảm thất thốt, lãng phí vốn đầu tư. Điều này được thể hiện rõ trong lượng vốn đầu tư từ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)