Đối với Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 103 - 112)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3 Đối với Kho bạc Nhà nước

Ban hành, sửa đổi các văn bản hướng dẫn, quy trình kiểm sốt thanh tốn cho kịp thời và phù hợp với các luật ngân sách số 83/2015/QH13, luật đầu tư công số 49/2014/QH13, luật xây dựng số 50/2014/QH13 và các nghị định mới ban hành.

Tham mưu cho Bộ Tài chính kịp thời ban hành thơng tư thay thế thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 06/01/2014 Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn NSNN và vốn TPCP để các ban QLDA chun ngành và KBNN có căn cứ kiểm sốt, thanh toán.

Nghiên cứu và tham mưu cho Bộ Tài chính bổ sung thêm các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc như trường hợp số dư tạm ứng xây lắp, tư vấn kéo dài nhiều năm khơng làm thủ tục hồn ứng; hết thời hạn bảo lãnh tạm ứng mà không làm thủ tục hoàn ứng...

Hoạt động thanh tra chuyên ngành của KBNN mới được đưa vào thực hiện từ năm 2016, KBNN cần có các quy trình và văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa để hoạt động thanh tra đạt hiệu quả cao.

Hiện đại hố quy trình cơng nghệ Kho bạc Nhà nước, phải xây dựng được hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ương đến cơ sở, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành. Cần xây dựng và hồn thiện các chương trình quản lý nghiệp vụ chủ yếu và nối mạng trong toàn hệ thống; xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công tác kế toán, thanh tốn, đặc biệt là cơng tác quản lý chi NSNN.

Cùng với việc kết nối mạng thông tin, thanh tốn trong tồn hệ thống, Kho bạc Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong ngành tài chính, xây dựng và triển khai đồng bộ có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý ngân sách – Kho bạc (TABMIS), thơng qua chương trình này, nâng cao chất lượng cơng tác quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN, trước mắt là phối hợp theo dõi, đối chiếu và thống nhất các nguồn số liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành NSNN.

Tiến hành điện tử hóa các giao dịch thanh tốn giúp các chủ đầu tư đăng nhập vào thực hiện thanh toán được thuận tiện dễ dàng, giảm thiểu áp lực công việc cho cả chủ đầu tư và đơn vị quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư XDCB rất nhiều, thay đổi thường xuyên, việc sửa đổi bổ sung vẫn không theo kịp được với biến động diễn ra ngày càng gia tăng trong thực tế. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, khả năng tiếp cận và hiểu biết của các cấp quản lý cịn chưa đồng nhất, trình độ quản lý còn yếu kém gây thất thốt lãng phí trong đầu tư XDCB. Việc hồn thiện nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã và đang là một trong những vấn đề bức xúc trong q trình đổi mới chính sách khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Ngân sách nhà nước có hạn, vì vậy chi tiêu ngân sách nhà nước phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản là mục chi khá lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước, do đó cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là rất cần thiết đối với tỉnh Hà Nam nói riêng và các đơn vị khác nói chung.

Với mong muốn đó, luận văn đã cố gắng tập trung nghiên cứu với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020. Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Một là, hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý dự án XDCB của tỉnh: các

khái niệm cơ bản về đầu tư, đầu tư XDCB từ NSNN, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh.

Hai là, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn

tỉnh Hà Nam, từ đó đánh giá những thành cơng, rút ra những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại hạn chế.

Ba là, đề xuất một số giải pháp có tính thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020.

Tuy nhiên, do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn của tác giả khơng tránh khỏi sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015

của Bộ Kế hoạch và đầu tư, quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp

2. Bộ Tài chính (2016), Thơng tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài

chính, Quy định về quản lý, thanh tốn vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

3. Bộ Tài chính (2016), Thơng tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài

chính, Sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính,Quy định về quản lý, thanh tốn vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước .

4. Bộ Tài chính (2016), Thơng tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài

chính, Quy định về quyết tốn dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

5. Vũ Thị Phương Chi (2016), "Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình" Luận văn thạc sỹ kinh tế,

Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

6. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ

về Quy định chi tiết luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/ 11/2013

7. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ

về hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

8. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 Về quy định

chi tiết về hợp đồng xây dựng

9. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ

về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.

10. Chính phủ (2015), Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính

phủ về kế hoạch đầu tư cơng trung hạn và hằng năm

11. Trịnh Thị Hoa (2015), Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn

ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hà Nam" Luận văn thạc sỹ, Trường

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Kho bạc Nhà nước Hà Nam (2013; 2014; 2015; 2016), Báo cáo quyết toán vốn

đầu tư 2013-2016

13. Kho bạc Nhà nước Hà Nam (2013; 2014; 2015; 2016), Báo cáo tình hình

14. Kho bạc Nhà nước Hà Nam (2013; 2014; 2015; 2016), Báo cáo kết quả kiểm

soát chi đầu tư XDCB qua KBNN 2013-2016

15. GS,TS Nguyễn Công Nghiệp (2009), "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước", đề tài nhánh IX, đề tài nghiên cứu khoa học

cấp nhà nước, Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính.

16.Trần Mạnh Quân (2012), Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng

cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học

Thương mại

17. Quốc hội, Luật số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về Ngân sách nhà nước 18.Quốc hội, Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 về Đấu thầu

19.Quốc hội, Luật số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 về Đầu tư công 20.Quốc hội, Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 về Xây dựng 21.Quốc hội, Luật số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về Đầu tư

22.Sở Tài chính Hà Nam (2014; 2015; 2016), Báo cáo kết quả tình hình thực hiện

các kiến nghị của Kiểm tốn nhà nước tại Hà Nam.

23. Nguyễn Hải Sơn (2014), “Hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ

bản bằng nguồn vốn ngân sách ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn

Thạc sĩ, Trường đại học Thái Nguyên

24.GS,TS. Đỗ Hoàng Tồn, PGS,TS. Mai Văn Bưu (2008), giáo trình "Quản lý nhà

nước về kinh tế", Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

25. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020.

26. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2010), Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 21 tháng 8

năm 2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hà Nam

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2016), Quyết định số 21/2016/QĐ-UBND ngày

15/7/2016 Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hà Nam

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

Dành cho các cán bộ thuộc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, KBNN và Sở

Tài chính, Sở kế hoạch & Đầu tư và đơn vị có sử dụng, quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Để phục vụ đề tài luận văn “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam ” đề nghị ông/bà trả lời các câu hỏi sau

bằng cách đánh dấu vào các ô trống tương ứng.

Phiếu khảo sát này chỉ sử dụng cho mục đích duy nhất là hoàn thiện luận văn tốt nghiệp thạc sỹ với đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn

ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam ”

1. Đánh giá của ông/bà về thực trạng việc lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư

XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tương ứng 1 điểm là rất kém, 2 điểm là trung bình, 3 điểm là khá, 4 điểm là tốt và 5 điểm là rất tốt.

STT Nội dung

Mức độ đánh giá theo số điểm (1-rất kém, 2-trung bình, 3-khá, 4-tốt,

5-rất tốt)

1 2 3 4 5

1 Quy trình lập dự tốn ngân sách logic và chặt chẽ

2

Việc lập dự toán được quy định rõ về thời gian và quy trình lập dự tốn tn quy định của pháp luật

3

Dự toán được lập dựa trên việc xem xét tình hình hiện tại và nguồn ngân sách thực tế

4 Có dự báo nguồn vốn cho cả đời dự án và cân đối cho từng năm thực hiện 5 Mức độ cắt giảm tùy tiện trong chi

đầu tư XDCB

6 Các đơn vị lập dự toán ngân sách đúng tiến độ

7 Có đủ thời gian để thảo luận các khoản chi NSNN cho đầu tư XDCB

2. Đánh giá của ơng/bà về thực trạng quyết tốn vốn dự án đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tương ứng 1 điểm là rất kém, 2 điểm là trung bình, 3 điểm là khá, 4 điểm là tốt và 5 điểm là rất tốt

STT Nội dung

Mức độ đánh giá theo số điểm (1-rất kém, 2-trung bình, 3-khá, 4-tốt,

5-rất tốt)

1 2 3 4 5

1

Mức độ đầy đủ trong nội dung báo cáo quyết toán ngân sách của Chủ đầu tư lập

2

Mức độ cân đối và khớp đúng số liệu trên báo cáo của đơn vị và số liệu chi ngân sách qua KBNN

3

Công tác thẩm định báo cáo quyết toán của hội đồng thẩm tra đảm bảo chính xác, kịp thời

4

Mức độ thực hiện của các chủ đầu tư đối với các kiến nghị giải quyết các tồn tại về nguồn vốn đầu tư, tài sản và công nợ sau khi quyết tốn dự án.

3. Theo ơng/bà, để tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian tới cần có những giải pháp gì?

Hộp 1: Ý kiến phát biểu của Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng về các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

“Trong những năm qua, nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý vốn và chống thất thốt lãng phí trong đầu tư XDCB từ vốn NSNN, Ban QLDA đầu tư xây dựng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tăng cường kiểm tra, giám sát các cơng trình, dự án do ban quản lý, tập huấn nâng cao, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, thực hiện nghiêm công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đảm bảo công khai minh bạch... Để tiếp tục tăng cường hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn Hà Nam trong thời gian tới, cần thực hiện:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản về đầu tư xây dựng cơ bản, cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật xây dựng, Luật đấu thầu.

- Xây dựng và bổ sung các đơn giá chưa có trong bộ đơn giá về xây dựng của tỉnh để đơn vị có cở sở áp dụng, tính tốn.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tốn phù hợp, tránh tình trạng chồng chéo các đồn thanh tra kiểm tốn cùng một lúc.

Hộp 2: Ý kiến phát biểu của Trưởng phịng Kiểm sốt chi KBNN Hà Nam về các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

“Với nhiệm vụ là cơ quan kiểm soát, thanh toán, “người gác cổng” cuối cùng trong

khâu kiểm soát các khoản chi NSNN, KBNN Hà Nam đã thực hiện tốt vai trị, nhiệm vụ kiểm sốt, giám sát của mình, đồng thời tham mưu cho các cấp thực hiện quản lý điều hành tốt nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực chi cho đầu tư xây dựng cơ bản. Với khối lượng công việc lớn, hệ thống văn bản nhiều và thay đổi liên tục, nhưng công tác giải ngân luôn được kiểm sốt chặt chẽ, giảm thiểu thất thốt lãng phí và vận hành thơng suốt để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, sớm hồn

thành các cơng trình, đưa vào sử dụng nâng cao hiệu quả đầu tư. Để nâng cao

hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới cần:

- Một là, hoàn thiện các Luật và văn bản hướng dẫn để công tác kiểm soát thanh toán được thống nhất, cụ thể. Tránh tình trạng một hướng dẫn nhưng có nhiều cách hiểu, cách áp dụng khác nhau.

- Hai là, lựa chọn, đánh giá đúng sự cần thiết của các dự án trước khi đưa vào danh mục đầu tư.

- Ba là, làm tốt công tác thẩm tra, thẩm định: nguồn vốn, dự án để tránh tình trạng các dự án bị cắt giảm khơng thi cơng, giãn hỗn tiến độ, kéo dài nhiều năm gây thất thốt, lãng phí.

- Bốn là, tăng cường, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

- Năm là, mở các hội nghị giao ban với các chủ đầu tư để nắm bắt các khó khăn vướng mắc, kịp thời tìm biện pháp tháo gỡ.

- Sáu là, nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành của các chủ đầu tư. Cần mở nhiều hơn nữa các lớp tập huấn về văn bản chế độ mới cho các đơn vị, chủ đầu tư, ban QLDA”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh hà nam (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)