Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 37 - 41)

1.3 Thực trạng phát triển ngành thủy sản Việt Nam

1.3.3.2. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

* Cơng tác quy hoạch cịn nhiều bất cập, không theo kịp và đáp ứng nhu cầu phát triển.

Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch theo vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương; quy hoạch thiếu căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn; quy hoạch chi tiết ở các địa phương thường tiến hành trước các quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch vùng. Khi quy hoạch đã được xây dựng thì phát triển khai thác, NTTS cịn nhỏ lẻ, tự phát và không theo quy hoạch. Bên cạnh đó, cơng tác giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch ở nhiều nơi khơng được thực hiện, hoặc có thực hiện cũng chiếu lệ khơng đủ cơ sở để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế sản xuất.

* Đầu tư thấp, dàn trải và không đồng bộ

- Vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng những năm qua còn nhiều hạn chế, được cấp nhỏ giọt, dàn trải và thường chậm so với yêu cầu đầu tư. Đến hết năm 2007, nhà nước mới chỉ cân đối được ngân sách với lượng vốn rất ít (chỉ hơn 22% so với yêu cầu) để đầu tư cho sản xuất và tái sản xuất. Các cơ quan quản lý nguồn vốn cịn thụ động trong việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư làm cho hiệu quả đầu tư giảm.

- Thủy lợi cho NTTS là vấn đề bức xúc đã được đặt ra, song đầu tư cho lĩnh vực này còn rất khiêm tốn, nhất là hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt cho các vùng nuôi tập trung. Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn cho các vùng nuôi tập trung chưa được xây dựng và thực hiện theo quy định.

- Việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án chưa thống nhất, chưa chú ý đến tính liên tục của dự án đầu tư từ khâu xây dựng đến khâu quản lý vận hành sau đầu tư. Do đó khi kết thúc đầu tư, việc đưa các dự án vào sử dụng thường chậm, hạn chế hiệu quả..

* Khoa học-công nghệ chưa được quan tâm đúng mức nghiên cứu khoa học chưa thực sự gắn liền với thực tiễn sản xuất

Mặc dù đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển ngành thủy sản, tuy nhiên KHCN vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện ở một số điểm sau:

- Công nghệ bảo quản sau thu hoạch được nghiên cứu, song việc áp dụng còn nhiều hạn chế; nghề khai thác cịn mang nặng tính thủ cơng, lạc hậu về cơng nghệ và quy mô nhỏ, làm cho chất lượng sản phẩm thấp, khó quản lý và hiệu quả khơng cao.

- Chưa đủ khả năng tạo lập được bộ giống mới đáp ứng nhu cầu chất lượng và thị hiếu thị trường, đặc biệt là giống phục vụ nuôi biển và thủy sinh vật cảnh chưa nhiều .

- Tình trạng dịch bệnh thủy sản phát sinh và phát tán nhanh, nhưng chưa có giải pháp khắc kịp thời và phòng trị triệt để.

- Khả năng áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến chỉ được thực hiện ở các dự án lớn, các doanh nghiệp có khả năng về tài chính. Các cơng trình nghiên cứu thường được tiến hành đơn lẻ, thiếu tính hệ thống nhằm đáp ứng nhanh u cầu của sản xuất là chính; có quy trình cơng nghệ nhưng chưa thể làm chủ cơng nghệ.

- Trong khai thác thủy sản tỷ lệ hao hụt vẫn cao; tình trạng sử dụng cơng nghệ thiếu thân thiện với mối trường nguồn lợi thủy sản vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt chất nổ, xung điện, chất có độc tố và các loại lưới có kích thước mắt lưới q nhỏ.

* Công tác khuyến ngư chưa chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, hạn chế về năng lực, kinh nghiệm, nhất là ở tuyến cơ sở

- Phương pháp hoạt động khuyến ngư mang nặng tính hành chính, phân phối, phân phát, chưa dựa vào nhu cầu phát triển đối với các lĩnh vực sản xuất của ngành, như phát triển các dịch vụ hậu cần, khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các hệ thống và mạng lưới thông tin liên lạc …và nhu cầu của nông, ngư dân trên các vùng, miền khác nhau.

- Cơng tác khuyến ngư vẫn cịn là một điểm yếu trong chuỗi thông tin đến người nông dân. Thiếu nhân lực phục vụ công tác khuyến ngư ở các cấp là một khó khăn đã kéo dài trong nhiều năm. Hoạt động truyền thơng cịn nhiều hạn chế, chưa làm được cầu nối, thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước; các thơng tin khoa học, cơng nghệ, thị trường, mơ hình tiến tiến trong sản xuất , kinh doanh, mơ hình hợp tác xã, mơ hình nơng thơn mới.

* Hệ thống tổ chức quản lý ngành cịn chưa đồng bộ; cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư dân

- Hệ thống tổ chức bộ máy chưa ngành thủy sản chưa ổn định, chưa thể hiện tính thống nhất trong tổ chức bộ máy ngành thủy sản của các tỉnh, nên công tác thông tin thống kê nghề cá chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý sản xuất

- Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên sâu, đặc biệt cán bộ về khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và mơi trường sống của các lồi thủy sinh vật . Đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý thủy sản cịn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, đặc biệt ở các cấp huyện, xã.

- Chưa thực sự có sự phối hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ, giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.

- Hệ thống văn bản quản lý chưa đồng bộ và nhiều văn bản đã lạc hậu chưa được rà soát chỉnh sửa cho phù hợp.

- Hệ thống thanh tra thủy sản chuyên ngành hoạt động chưa hiệu quả; lực lượng làm công tác kiểm dịch của các địa phương còn mỏng, thiếu trang thiết bị, vẫn cịn tình trạng thiếu tính thống nhất trong hệ thống kiểm dịch động vật thủy sản ở các địa phương; nhiều lơ hàng nhập khơng có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng nhận có tính chất đối phó.

- Hệ thống thú y thủy sản trước khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản gần như tê liệt, hiệu quả hoạt động thấp.

- Cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư dân Đối với những người nông dân nghèo muốn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản thì việc tiếp cận vay vốn là một khó khăn do khơng có tài sản thế chấp. Vì vậy, cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư dân.

Thu nhập trung bình của lao động thủy sản cịn chưa cao so với các ngành nghề khác ở nơng thơn; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng ngư dân cịn thiếu thốn, chưa có nhưng chính sách thỏa đáng cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cộng đồng ngư dân, đặc biệt là các vùng biển đảo xa.

* Điểm xuất phát của ngành thủy sản thấp

- Nghề cá nước ta mang đặc thù của một nghề cá nhân dân, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, quản lý theo ngư hộ, đầu tư ít cho cơng nghệ và mơi trường, tính tuân thủ pháp luật và quy hoạch “lỏng lẻo”.

- Các cộng đồng làm nghề thủy sản nhìn chung cịn nghèo, thiếu vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

khăn trong việc chuyển giao, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

- Trong bối cảnh tồn cầu hóa, cơ chế thị trường địi hỏi hàng hóa thủy sản phải có tính cạnh tranh cao khơng chỉ trên các thị trường thế giới và ngay cả thị trường nội địa. Chênh lệch giữa trình độ chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cịn q lớn. Vì vậy, phát triển ngành Thủy sản của Việt Nam còn mang đầy những yếu tố bất cập, rủi ro cao và không bền vững.

Trong những năm gần đây, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, Việt Nam đang hướng về một nền kinh tế biển. Với những thành tựu đạt được, có thể nói trong những năm qua ngành thủy sản đã đạt được những bước tiến dài. Hoạt động xuất khẩu thủy sản trong những năm gần đây ln đạt mức tăng trưởng ổn định, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước. Tuy nhiên, đợt suy thoái kinh tế tồn cầu vừa qua đã tác động khơng nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản. Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế sẽ được đề cập trong chương II.

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)