2.3 Tác động của suy thối kinh tế tồn cầu đến hoạt động xuất khẩu thủy
2.3.4 Ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Những tác động chủ yếu của suy thối kinh tế tồn cầu đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam: thị trường bị thu hẹp, khối lượng, giá thủy sản xuất khẩu giảm, xu hướng bảo hộ gia tăng đã ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam
trong hai năm 2008 và 2009, nhất là năm 2009. Những tác động này khơng biệt lập mà xảy ra đồng thời, có quan hệ chặt chẽ với nhau gây nên cú sốc không nhỏ đối với kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2009.
Tác động của suy thối kinh tế tồn cầu đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam bắt đầu từ quý IV năm 2008.
Hình 2.4. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ tháng 6/2008 - tháng 6/2009
(Nguồn:Tạp chí Thương mại thủy sản số 122 tháng 2/2010)
Từ hình 2.4 có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam bắt đầu giảm từ tháng 10/2008. Đặc biệt trong 3 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu thủy sản Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, tháng 1/2009 giảm 11,6%, tháng 2/2009 giảm 9,5%, tháng 3/2009 giảm 6,3%. So với kim ngạch xuất khẩu trong quý III/2008, kim ngạch xuất khẩu từ tháng 11/2008 trở đi thấp hơn hẳn, trong năm 2008, chỉ có duy nhất một tháng (tháng 2) giá trị xuất khẩu dưới 300 triệu USD thì trong năm 2009, có tới ba tháng (tháng 1, 2, 3). Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường trong năm 2009 đều bị thu hẹp đáng kể so với năm 2008 về giá trị: EU giảm 4,2%, trong đó Italia và Hà Lan là hai thị trường giảm mạnh nhất ở mức -26,5% và-16,9%; thị trường Nhật Bản giảm 8,5%, Mỹ là 4,2%, đặc biệt là thị trường Nga với mức giảm sút kỉ lục là 61,2%. Ở một số thị trường, giá trị xuất khẩu thủy sản vẫn đạt mức tăng trưởng dương, tuy nhiên dừng lại ở mức rất thấp như Hàn Quốc 2,3%, Asean 6,9%, Trung Quốc 0,8%. Nhìn nhận theo khía cạnh khác, kim ngạch xuất khẩu thủy sản các mặt hàng
xuất khẩu cũng giảm đáng kể. Từ bảng 2.6 ta thấy trong số các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu, ngoài tơm và thủy sản khơ có mức tăng trưởng dương trong năm 2009 thì các mặt hàng thủy sản còn lại đều đạt mức tăng trưởng âm. Hải sản khác và những lồi cá khác (những lồi khơng có tên trong bảng) là những mặt hàng sụt giảm mạnh nhất -25,7%, và -16,1%, bên cạnh đó, mực và bạch tuộc, cá tra, basa cũng giảm tương đối cao ở mức -13,8% và -7,6%.
Năm 2009 là năm hết sức khó khăn của hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam với mức tăng trưởng âm (-5,7%) sau 13 năm tăng trưởng dương ở mức cao. Mặc dù thủy sản không chịu tác động trực tiếp của suy thoái, tuy nhiên sự giảm sút của hoạt động xuất khẩu thủy sản trong thời gian vừa qua đã phần nào nói lên sự tác động sâu, rộng của suy thối kinh tế tồn cầu đối với mọi ngành kinh tế.
Qua việc phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản trong hai năm 2008, 2009, có thể thấy tác động khơng nhỏ của cuộc suy thối kinh tế đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trước hết là tác động đến thị trường xuất khẩu, các thị trường xuất khẩu lớn của thủy sản Việt Nam đều rơi vào suy thoái khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại đây sụt giảm mạnh, từ đó khối lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng giảm đáng kể. Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu cạnh tranh chủ yếu bằng giá, song trong suy thối thì giá cả của các mặt hàng trên các thị trường đều giảm, hơn nữa hàng Việt Nam còn trở nên đắt hơn so với đồng tiền những nước khác do đồng tiền Việt Nam mạnh lên bởi USD bị mất giá, trong khi nhiều nước khác phá giá đồng nội tệ của họ. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, những rào cản thương mại cũng dần được dỡ bỏ, tuy nhiên trong bối cảnh suy thoái các quốc gia lại thắt chặt rào cản thương mại nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước. Trước những tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động xuất khẩu thủy sản, bản thân ngành thủy sản cũng bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác điều hành chỉ đạo, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hạn chế về tiềm lực tài chính, cơng nghệ, năng lực kinh doanh, những nguyên do trên khiến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị tác động nhiều hơn.
Tóm lại, khi tồn cầu hóa đang là xu hướng chủ đạo của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi những tác động tiêu cực do “cơn bão” này mang tới, nghiêm trọng nhất là lĩnh vực xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu thủy sản cũng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng đáng kể của cuộc suy thoái kinh tế vừa qua. Mặc dù
hiên nay kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên đây chỉ là những dấu hiệu ban đầu, thực tế, kinh tế thế giới chưa thực sự thoát khỏi suy thoái và những cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong tương lai. Do đó, để giúp ngành thủy sản Việt Nam sẵn sàng đối phó với khủng hoảng kinh tế, cũng như vượt khó, hồn thành mục tiêu trong giai đoạn hiện nay cần có những giải pháp từ phía chính phủ, bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, hiệp hội các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) và từ chính bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Các giải pháp này sẽ được đề cập trong chương III của khóa luận.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN