Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 80 - 82)

3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh

3.2.1.3 Giải pháp về thị trường

Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải đối mặt chính là tìm đầu ra cho xuất khẩu. Để tháo gỡ vấn đề này, Chính phủ cần tập trung đẩy mạnh nhóm giải pháp xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu với quy mô lớn hơn, tăng cường hợp tác quốc tế để mở rộng cơ hội cho xuất khẩu.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại đối với hoạt động xuất khẩu thủy

sản: Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa nhất trong tình hình thương mại hiện nay,

nhờ đó các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có được cơ hội thu thập thơng tin các loại cần thiết cho mình về thị trường, giá cả, cung cầu, chất lượng, luật pháp để từ đó định hướng được thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Nhà nước có thể hỗ trợ hoạt động xuất khẩu thủy sản về xúc tiến thương mại được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau:

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ra nước ngồi để tìm hiểu, thâm nhập thị trường, tiếp cận cơ hội xuất khẩu, phát triển kinh doanh.

- Phối hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thực hiện chiến lược marketing: quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên các kênh phương tiện truyền thơng quốc tế, hình thức khuyến mại,… Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham gia các hội chợ, triển lãm, hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài như hỗ trợ một phần tài chính cho doanh nghiệp trong việc tham gia các sự kiện trên.

- Có cơ chế tiếp xúc và tham vấn định kỳ giữa cơ quan nhà nước (Chính phủ, Bộ Cơng thương) với Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về các vấn đề xuất khẩu thủy sản

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại cho các cơ quan quản lí hoạt động thương mại và các doanh nghiệp xuất khẩu. Mở rộng các quan hệ hợp tác đa phương và song phương với nước ngồi trong cơng tác xúc tiến thương mại.

Nâng cao hệ thống thông tin hỗ trợ xuất khẩu: Thông tin thị trường luôn là nhân

tố quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt trong tình hình các thị trường lớn thu hẹp như hiện nay. Hiện nay, Việt Nam vẫn cịn ít những trung tâm thơng tin hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù thủy

sản Việt Nam đã thành lập Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP), tuy nhiên việc cung cấp thông tin kịp thời về thị trường thủy sản quốc tế vẫn còn hạn chế. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn cịn khó khăn trong việc tìm hiểu các thông tin về thị trường, luật pháp của các nước khác. Đặc biệt là trong đợt suy thoái vừa qua, cơ quan dự báo những thông tin kinh tế, thị trường thế giới đã không hoạt động hiệu quả, dự báo khơng chính xác cũng như chưa cập nhập thơng tin kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong khi số lượng các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các quốc gia rất khiêm tốn và hoạt động chưa có hiệu quả để cung cấp những thơng tin thị trường và quy định thương mại của nước đó. Vì vậy, việc xây dựng và khuyến khích thành lập các trung tâm thơng tin hỗ trợ xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng thơng suốt từ Bộ Cơng thương đến Hiệp hội, Sở Công thương và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, hỗ trợ hoạt động các trung tâm thơng tin hiện có đồng thời nâng cao cơng tác dự báo là việc hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Tăng cường hợp tác quốc tế: cơng tác này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong

việc thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và nhận được lợi thế nhất định về thuế suất và các ưu đãi khác khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào các quốc gia khác. Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC),… và kí nhiều hiệp định thương mại đa phương, song phương như Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (có hiệu lực ngày 11/12/2001), hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật( có hiệu lực ngày 1/10/2009). Điều này đã thúc đẩy, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Chính phủ cần phải tăng cường hơn nữa việc thiết lập quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia, tổ chức kinh tế, tổ chức xúc tiến thương mại trên thế giới, đàm phán, kí kết các hiệp định thương mại nhằm phát huy tối đa sự hỗ trợ từ bên ngoài. Song song với hoạt động phát triển thị trường, bảo vệ thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm hết sức quan trọng. Hiện nay trên thế giới có trên 150 nước có cơ quan xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tổ chức này, không chỉ học hỏi được các kinh nghiệm về quy mô hoạt động, cách thức tổ chức, kinh

nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại từ nhiều nước, mà cịn có thể tranh thủ được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của nước bạn.

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)