Thách thức và khó khăn xuất phát từ bản thân ngành thủy sản

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 73 - 75)

3.1 Thời cơ và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bố

3.1.1.3 Thách thức và khó khăn xuất phát từ bản thân ngành thủy sản

Trong những năm qua ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, tạo được một chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều khó khăn hạn chế xuất phát từ bản thân ngành thủy sản. Nhất là trong thời gian vừa qua, khi nền kinh tế gặp suy thoái ngành thủy sản đã bộc lộ nhiều yếu kém

trong cơng tác điều hành nói chung cũng như hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng.

Về phía cơ quan quản lí: Trong thời gian vừa qua, bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn đã có nhiều cố gắng trong công tác điều hành hoạt động xuất khẩu thủy sản như thành lập các ban chỉ đạo, hiệp hội để điều hành sát sao từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong cơng tác điều hành vẫn cịn bộc lộ nhiều yếu kém như cơ chế chính sách cịn chồng chéo, thiếu đồng bộ, chưa thống nhất khiến các doanh nghiệp xuất khẩu khó khăn trong khâu thực hiện chung. Do tính chất của hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế, hơn nữa thị trường quốc tế lại thường xuyên biến động trong khi những chính sách ngành thủy sản đưa ra chưa kịp thời, điều này gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản. Công tác kiểm tra, quản lí chất lượng từ khâu ngun liệu, quy trình sản xuất đến sản phẩm đầu ra còn lỏng lẻo nên các mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam thường chịu các biện pháp trừng phạt từ các nước nhập khẩu. Công tác quản lí, điều hành hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề phải khắc phục để ngành thủy sản Viêt Nam hội nhập với quốc tế.

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản: Cuộc suy thoái vừa qua đã làm bộc lộ rõ hơn thực trạng của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, vẫn còn hạn chế và yếu kém về nhiều mặt trong nội tại doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là:

Hiểu biết về pháp luật quốc tế và hội nhập cịn hạn chế: Khi tham gia vào mơi trường kinh doanh quốc tế yếu tố pháp luật vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam lại thiếu hiểu biết về pháp luật quốc tế cũng như luật pháp nước nhập khẩu. Điều này tất yếu gây thiệt hại nhiều đến kết quả kinh doanh và uy tín doanh nghiệp tại thị trường nước nhập khẩu, thậm chí cịn ảnh hưởng đến những doanh nghiệp khác. Bằng chứng là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá, tuy nhiên Việt Nam thường là nước bị thua kiện, vì vậy các mặt hàng thủy sản Việt Nam bị áp đặt thuế chống bán phá giá, đẩy giá thủy sản Việt Nam cao hơn, hơn nữa khi thua kiện, các doanh nghiệp còn phải bồi thường khoản tiền phạt không nhỏ. Theo một cuộc khảo sát tiến hành vào năm 2006 khi Việt Nam đã tham gia WTO, có 10% trong số doanh nghiệp chưa hiểu biết gì về hội nhập, số cịn lại tuy có nhưng vẫn cịn rất hạn chế. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hoạt động rất tự phát,

làm việc theo trực giác và kinh nghiệm, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài mà khơng từng bước khắc phục thì chắc chắn các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ còn phải chịu nhiều hậu quả hơn nữa.

Cơng tác nghiên cứu thị trường cịn hạn chế: Đối với hoạt động xuất khẩu,

công tác nghiên cứu thị trường hết sức quan trọng, tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp nói chung hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được tổ chức khoa học mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Đa số các doanh nghiệp phân tích thơng tin thu thập được bằng cảm tính rồi đưa ra dự báo nên tính chính xác và độ chính xác chưa cao. Cơng tác nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng ở những thị trường nhập khẩu hàng thủy sản cịn rất hạn chế. Ngồi ra, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng rất khó khăn trong tìm kiếm những thị trường mới.

Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu chưa được chú trọng: Hiện nay nền kinh tế Việt Nam phần lớn dựa vào xuất khẩu, tuy nhiên trên thị trường thế giới, hàng Việt Nam hầu như khơng có thương hiệu, trong đó có hàng thủy sản. Thực tế, đại bộ phận các doanh nghiệp thủy sản chỉ tiến hành quảng cáo sản phẩm của mình trên sách báo, tờ rơi hoặc qua hội chợ, triển lãm, chưa tiến hành quảng bá trên phương tiện truyền thanh, truyền hình hay những phương tiện khác. Hàng thủy sản khơng có thương hiệu sẽ làm giảm giá trị rất nhiều, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, ngồi việc cạnh tranh bằng giá thì thị trường sẽ thuộc về những thương hiệu mạnh, uy tín.

Liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn yếu: Hiện nay, mặc dù hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã được thành lập, tuy nhiên hoạt động vẫn mang tính hình thức, bộ máy quản lí cịn hạn chế về năng lực, thiếu tính chun nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp cùng xuất khẩu vào một thị trường, nhưng các doanh nghiệp thường hoạt động độc lập mà không hợp tác với nhau, tâm lý ngại chia sẻ kinh nghiệm và thông tin kinh doanh thường trực tại các doanh nghiệp gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của tồn bộ ngành thủy sản. Trong bối cảnh suy thoái, sự liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp giúp tăng khả năng chống chọi với những tác động tiêu cực, nâng cao tính cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)