Giải pháp về xâm nhập và phát triển thị trường

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 88 - 91)

3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh

3.2.3.2 Giải pháp về xâm nhập và phát triển thị trường

Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, quảng bá thương hiệu và trông đợi các hoạt động xúc tiến thương mại từ phía Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần chủ động trong việc tìm kiếm, xâm nhập, phát triển thị trường. Giải pháp này khơng chỉ giúp doanh nghiệp giải bài tốn khó trước mắt mà trong dài hạn, giúp doanh nghiệp củng cố và tăng thị phần riêng của doanh nghiệp, không bị lúng túng trước những biến động thị trường quốc tế.

Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: Mặc dù nghiên cứu thị trường có vai trị hết sức to lớn với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn nhưng vẫn chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chú trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản rất khó khăn trong tìm kiếm những thị trường mới cũng như nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của những thị trường hiện hữu. Công tác nghiên cứu thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, cho phép doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trên thị trường, giá cả, dung lượng thị trường, các tham số thuộc về môi trường kinh doanh, từ đó có thể lựa chọn được

các mặt hàng kinh doanh, đối tượng giao dịch, phương thức kinh doanh sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp cần quan sát, phân tích, và dự đốn về tình hình thị trườn, dự đốn về tình hình chung phát triền kinh tế xã hội ở các nước và khu vực có liên quan, dung lượng thị trường, tình hình tài chính tiền tệ, chính sách và tập qn bn bán làm cơ sở hinh thành chiến lược xâm nhập, phát triển thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường phải được tiến hành song song cả phạm vi nội địa và quốc tế, cần phải được tiến hành một cách thường xuyên theo định kì tại tất cả các thị trường cùa doanh nghiệp và phải được xây dựng theo kế hoạch cụ thể, có sự phân cơng rõ ràng và thường xuyên được kiểm tra đôn đốc. Cho đến nay, hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam khơng chủ động và thiếu tính kế hoạch. Doanh nghiệp gần như lựa chọn cách thức phản ứng lại với thị trường, vì thế hiệu quả kinh doanh ở thị trường quốc tế vẫn cịn thấp. Do đó, doanh nghiệp kinh doanh về thủy sản cần phải đổi mới phương pháp nghiên cứu thị trường, nhất là tại thị trường quốc tế, cụ thể nên tiến hành nghiên cứu và tìm kiếm từ các nguồn thơng tin sau:

+ Nghiên cứu qua mạng internet và qua các báo, tạp chi, phương tiện thông tin đại chúng của nước ngoài và Việt Nam

+ Nghiên cứu thơng qua các nguồn từ phịng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) từ hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

+ Nghiên cứu và thu thập thông tin từ các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cũng như tận dụng cơ hội gặp gỡ thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

+ Nghiên cứu và thu thập thông tin từ mạng lưới người Việt Nam đang học tập và cơng tác tại nước ngồi.

+ Kết hợp nghiên cứu nguồn thông tin thứ cấp với nghiên cứu tại hội chợ, triển lãm quốc tế

+ Thu thập ý kiến người tiêu dùng thông qua website doanh nghiệp hoặc các website của nước ngoài.

Từ thực tiễn hiện nay, hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam mặc dù đã có mặt trên 160 khu vực thị trường khác nhau trên toàn thế giới, nhưng vẫn chỉ tập trung ở những thị trường trọng điểm, trong khi nền kinh tế thế giới thường xuyên biến động và những thị trường lớn thường là nơi khởi nguồn và gánh chịu những hậu

quả trực tiếp từ những biến động đó. Do đó các doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới qua các kênh khác nhau, bên cạnh việc tăng cường duy trì các thị trường truyền thống của mình.

Trong tình hình xuất khẩu thủy sản vào các thị trường lớn ngày càng khó khăn do cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên tận dụng những ưu thế của mình như quy mơ nhỏ gọn, linh hoạt để tìm kiếm và khai thơng các thị trường ngách. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp có những thơng tin đầy đủ và chính xác về tình hình thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Cần khai thác triệt để sự hỗ trợ của chính phủ, tăng cường quan hệ và nắm bắt thông tin thị trường thông qua mạng lưới các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, gia tăng mạng lưới những người Việt Nam ở nước ngoài để thiết lập các mối quan hệ thương mại và triển khai các hệ thống kênh phân phối trực tiếp. Bên cạnh đó, cần duy trì mạng lưới bán hàng trung gian trong giai đoạn đầu khi chưa có khả năng triển khai các thị trường và những bạn hàng mới.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại: các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng cần chú trọng công tác này song song với công tác nghiên cứu phân tích thị trường như quảng cáo thơng qua tham gia các hội chợ quốc tế, quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng như Internet, truyền hình, truyền thanh, băng rơn, áp phích. Thực chất của phương thứcxúc tiến thương mại quốc tế là sự truyền tín hiệu giữa các nền văn hóa, giữa tập quán tiêu dùng này với tập quán tiêu dùng khác; do đó cơng việc xúc tiến gặp nhiều khó khăn địi hỏi cần có sự đầu tư đúng mức để mang lại hiệu quả. Mặt khác, xúc tiến thương mại quốc tế cần theo nhiều phương cách khác nhau, phù hợp với đặc tính từng thị trường mới đạt được hiệu quả cơng tác xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu muốn chủ động trên thị trường phải xây dựng phát triển một lực lượng triển khai xúc tiến thương mại và xử lí thơng tin nhanh chóng để doanh nghiệp ln dành được lợi thế trong cạnh tranh quốc tế.

Thiết lập hệ thống kênh phân phối phù hợp: Đối với doanh nghiệp Việt Nam,

khả năng bán hàng trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng là rất khó, chúng ta chưa có khả năng để thiết lập mạng phân phối riêng do chi phí vượt qua tầm quy mơ xuất khẩu. Trong những năm trước mắt, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần cố gắng tiếp cận thị trường thông qua các trung gian phân phối nhập khẩu vì thơng

qua kênh phân phối này, sản phẩm có thể thâm nhập thị trường nước ngồi dễ dàng hơn, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được vị thế của trung gian phân phối sẵn có thị trường nước ngồi nhờ đó tiết kiệm được chi phí thâm nhập thị trường. Do quy mơ cịn hạn chế, trong tình thế khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nên lựa chọn giải pháp trung gian phân phối để thâm nhập thị trường quốc tế. Tuy nhiên về dài hạn, khi đã đủ tiềm lực, các doanh nghiệp nên từng bước xây dựng vị thế cho bản thân tại thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 88 - 91)