Những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 41 - 45)

gian qua

Các yếu tố tác động đến xuất khẩu bao gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu thủy sản. Trong đó, mỗi nhân tố có mức độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau.

2.1.1 Những yếu tố khách quan

2.1.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế

Hoạt động xuất khẩu thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh quốc tế. Trong đó, các yếu tố của mơi trường kinh doanh quốc tế có thể kế đến như:

Cơ chế chính sách: Cơ chế chính sách của nước nhập khẩu có thể là động lực

hoặc rào cản cho sản phẩm của nước xuất khẩu xâm nhập hàng hóa vào nước đó. Ngày nay, các quốc gia tung ra hàng rào kĩ thuật, áp đặt nhiều loại thuế quan để bảo vệ sản phẩm nội địa, người tiêu dùng trong nước, do đó gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Mặt hàng thủy sản Việt Nam cũng là mặt hàng thường xuyên chịu rào cản từ những nước nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh suy thoái những rào cản này ngày càng tinh vi và hết sức đa dạng. Đó là các qui định về sản phẩm nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn quốc tế khi xâm nhập vào thị trường nước nhập khẩu, hàm lượng chất kháng sinh cho phép trong sản phẩm thủy sản, … Những thị trường nhập khẩu càng lớn càng có nhiều rào cản; EU- thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam vốn dĩ được coi là “khó tính” với những quy định về an tồn vệ sinh thực phẩm vừa dựng thêm một

hàng rảo mới, qui định 1005/2008 của Ủy ban Châu Âu về chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp yêu cầu tất cả các lơ hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận khai thác hải sản, nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU. Mỹ cũng là nước có nhiều rào cản thương mại, kể từ khi luật chống bán phá giá của Mỹ ra đời cũng đã ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Ôxtrâylia cũng đã áp dụng Luật mới từ 23/7/2009, cho phép cơ quan chức năng nước này kiểm tra khối lượng tịnh của thủy sản đóng gói nhập khẩu, đối chiếu với khối lượng in trên bao bì để phát hiện vi phạm, nếu bị phát hiện, các doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt lên tới 100.000 nghìn USD Ơxtrâylia [13]. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam hết sức khó khăn để đối phó với những rào cản từ các thị trường nhập khẩu.

Nhu cầu tiêu dùng ở nước nhập khẩu: Trước đây, hải sản luôn là mặt hảng rất

được ưa chuộng trên thị trường thế giới do thức ăn hải sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên giá cả các mặt hàng thủy sản tương đối cao, vì vậy thường dùng trong các nhà hàng, khách sạn. Khủng hoảng kinh tế khiến người dân cắt giảm chi tiêu, ít đi nhà hàng hơn, hạn chế dùng những mặt hàng xa xỉ mà lại chuyển sang dùng những sản phẩm giá cả bình dân hơn, rẻ tiền hơn. Do vậy, trong bối cảnh suy thoái, nhu cầu tiêu dùng thủy sản giảm mạnh, điều này đã ảnh hưởng đến sự giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Yếu tố cạnh tranh: Khắp những thị trường xuất khẩu thủy sản, khơng chỉ có

doanh nghiệp Việt Nam mà còn rất nhiều doanh nghiệp từ những nước khác. Những doanh nghiệp đó có thể đến từ các quốc gia với công nghệ tiên tiến hơn Việt Nam rất nhiều, vì vậy khơng dễ dàng cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam để tồn tại bền vững ở nước xuất khẩu. Mặt khác, “thương trường là chính trường”, các doanh nghiệp khi xâm nhập vào thị trường quốc tế cịn phải chiụ sự cạnh tranh khơng lành mạnh từ các đối thủ khác, nhất là đối thủ đến từ nước nhập khẩu. Năm 2009, xuất khẩu cá tra Việt Nam bị mất uy tín nghiêm trọng do bị đối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp với chất lượng thấp( Tỷ lệ mạ băng cao, dùng hóa chất giữ nước), điều này không những làm tổn hại đến hiệu quả và lợi ích của người ni cá mà cịn tạo cớ cho những thơng tin khơng tốt từ báo chí các nước, dẫn đến nguy cơ làm mất thị trường. Cạnh tranh luôn diễn ra khốc liệt trên thị trường thủy sản thế giới, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp khó khăn.

Môi trường kinh tế trong nước là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu ở tầm vi mơ và vĩ mơ, đó là những nhân tố như chính sách thương mại, mức độ lạm phát, chính sách tiền tệ,… Chẳng hạn khi nhà nước ban hành chính sách tiền tệ thắt chặt, thu hẹp các khoản vay cho các doanh nghiệp xuất khẩu, điều này sẽ hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó làm giảm khối lượng thủy sản xuất khẩu.

Do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu, các ngân hàng trong nước thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thiếu vốn để mua nguyên liệu chế biến, đầu tư cơng nghệ, xúc tiến tìm kiếm thị trường. Thêm vào đó, lãi suất phải trả cho ngân hàng quá cao, hiệu quả kinh doanh khơng cịn cao như trước. Vì vậy, các doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn, đầu ra khó mà đầu vào cũng hết sức chật vật.

2.1.1.3 Tỉ giá hối đoái

Tỉ giá hối đoái cũng là một nhân tố tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu. Khi tỉ giá VND/USD giảm, tức là giá trị đồng nội tệ giảm nên giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng tiền nước ngồi giảm, sức cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường thế giới sẽ tăng lên, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Ngược lại, khi tỉ giá tăng, đồng nội tệ lên giá, sức cạnh tranh hàng Việt Nam trên thị trường thế giới bị giảm xuống kìm hãm xuất khẩu.

Suy thoái kinh tế của Mỹ cùng hàng loạt các biện pháp cứu trợ kinh tế trong đó có sự cắt giảm lãi suất liên tục của Fed đã khiến USD mất giá so với các đồng tiền khác. Đồng USD yếu đồng nghĩa với sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của Mỹ tăng lên trên thị trường thế giới, trong khi khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác suy giảm. Với đồng tiền trở nên mạnh hơn, các quốc gia xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải tăng giá các mặt hàng ở Mỹ, điều đó làm xuất khẩu của họ sẽ mất tính cạnh tranh. Vì vậy đồng đơ la giảm giá gây tác động không nhỏ tới xuất khẩu của các nước vốn coi thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Đối với Việt Nam, nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ, xuất khẩu chiếm tới 70% GDP và hơn 80% hợp đồng thương mại quốc tế được thực hiện thơng qua đồng tiền này thì việc mất giá của đồng đôla gây cản trở cho xuất khẩu. Các nước trong khu vực đã phá giá đồng nội tệ như Hàn Quốc đến 50%, Thái Lan là 16,1%, Philippines là 17,2%[], nhờ động thái này mà doanh nghiệp tại các quốc gia dù giảm giá xuất khẩu để cạnh tranh nhưng vẫn khơng

lỗ vốn, vẫn duy trì được sản xuất; tuy Việt Nam cũng có điều chỉnh tỷ giá nhưng chưa theo kịp biến động của thị trường, trong năm 2008 đã điều chỉnh khoảng 5%, đến tháng 12 thêm 3% trong khi tỉ lệ lạm phát cả năm 2008 lên đến trên 20%. Chỉ trong 4 tháng, từ tháng 12/2008 đến tháng 4/2009, giá USD đã tăng 3,88%[18]. Hơn nữa, đồng Việt Nam lên giá cũng khiến chi phí doanh nghiệp thủy sản bỏ ra mua nguyên liệu trong nước tăng cao, bị lỗ khi xuất khẩu hàng sang thị trường các nước khác. Tỉ giá VND/USD giảm khiến khả năng cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản Việt Nam bị giảm rất nhiều so với hàng thủy sản các nước khác.

2.1.1.4 Nguồn nguyên liệu trong nước

Nguyên liệu là yếu tố nịng cốt để tạo ra sản phẩm, khơng có ngun liệu khơng thể có sản phẩm. Đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Nguồn nguyên liệu được duy trì ổn định, chất lượng tốt thì sản phẩm xuất khẩu sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù thủy sản đóng góp hơn 4 tỉ đơ la Mỹ trong hai năm 2008, 2009 nhưng Việt Nam vẫn không chủ động được nguồn giống. Trong năm 2009, nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động chế biến gặp khó khăn do giá con giống cao, giá thức ăn cao trong khi giá bán đầu ra thấp nên nông dân đã thu hẹp sản xuất, thêm vào đó tình hình dịch bệnh lan tràn lại càng khiến nông dân trong cảnh hoang mang, họ đã thu hẹp sản xuất, điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu khan hiếm nguồn nguyên liệu.

2.1.2 Những yếu tố chủ quan2.1.2.1 Yếu tố từ ngành thủy sản: 2.1.2.1 Yếu tố từ ngành thủy sản:

Đó là cơng tác điều hành hoạt động thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng bao gồm cơ chế chính sách trong ngành, cơng tác quản lí hoạt động, cơng tác đào tạo cán bộ, lao động trong ngành thủy sản,… Hiện nay, mặc dù ngành thủy sản đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên vẫn cịn nhiều bất cập trong cơng tác quản lí, điều hành, cơ chế chính sách cịn chậm, chưa nhạy bén với sự thay đổi chính sách quốc tế, đặc biệt là khâu dự báo thị trường, cập nhập thông tin nhanh nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Thêm vào đó, nguồn nhân lực trong ngành thủy sản mặc dù khơng bị thiếu hụt nhưng chất lượng lao động cịn thấp, ngư dân chưa được đào tạo mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế đúc rút được, còn đội ngũ cán bộ ngành thủy sản vẫn cịn rất ít nhân tài.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hầu hết hoạt động đơn lẻ, khơng có tính liên kết. Những doanh nghiệp này tiềm lực cịn bị hạn chế ở mọi khía cạnh, như vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm quản lí, điều hành, nguồn nhân lực,...So với những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong khu vực, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn rất lạc hậu, kém xa về nhiều mặt. Đặc biệt trong giai đoạn suy giảm kinh tế vừa qua, các doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều yếu kém trong hoạt động, kém nhạy bén với thị trường.

2.1.2.3 Các yếu tố thuộc về sản phẩm:

Bao gồm hai khía cạnh: chất lượng sản phẩm và đặc tính sản phẩm. Sản phẩm chính là năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp vì sản phẩm là thành phẩm cuối cùng của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã có mặt ở thị trường khắp các châu lục, từng bước tạo dựng vị thế tại những thị trường đó. Ở nhiều thị trường lớn, các mặt hàng thủy sản Việt Nam nằm trong tốp đầu như : Tôm ở thị trường Nhật; Cá tra, basa ở thị trường EU,… Tuy nhiên giá các mặt hàng thủy sản Việt Nam vẫn thấp hơn những đối thủ từ các nước khác, một phẩn nguyên nhân do chất lượng các mặt hàng thủy sản Việt Nam được người tiêu dùng nước ngoài đánh giá thấp. Điều này làm giảm giá trị xuât khẩu thủy sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu vGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản việt nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)